7. Kết cấu của đề tài
2.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
2.4.3.1 Kiểm định tính thích hợp EFA (Kiểm định KMO)
Thước đo KMO (Kaise-Meyer-Olkin measure) nhằm phân tích các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định là thích hợp với dữ liệu thực tế, tức là giá trị KMO phải nằm trong khoảng từ 0,5 ≤ KMO ≤ 1.
2.4.3.2 Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát (Kiểm định Bartlett’s test)
Thực hiện kiểm định Bartlett’s cho từng nhân tố ảnh hưởng, mục đích của kiểm định này nhằm xem xét các biến quan sát có tương quan trong mỗi nhân tố hay không (xét riêng từng biến độc lập). Khi mức ý nghĩa Sig của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy là 95% trở lên (Sig.≤ 0,05) thì có thể kết luận rằng các biến quan sát có tương quan trong mỗi nhân tố, gồm 6 nhân tố là: Sự tin cậy của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, Mức vay nợ, Khả năng vi phạm hợp đồng vay nợ, Thuế, Mục tiêu của doanh nghiệp, Trình độ người làm kế toán.
2.4.3.3 Kiểm định phương sai trích
nhân tố đến lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định được giải thích bởi các biến quan sát (thành phần của nhân tố) khi tổng phương sai trích với % Cumulative variance > 50% và có giá trị Eigenvalues> 1 thì được chấp nhận và đảm bảo nội dung giải thích của các nhân tố.
2.4.3.4 Đặt tên lại cho các biến
Sau khi thực hiện kiểm định tính thích hợp EFA, tính tương quan giữa các biến quan sát (Bartlett) và phương sai trích, loại bỏ những biến quan sát không đảm bảo và thực hiện đặt tên lại cho các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định đảm bảo yêu cầu phân tích.
2.4.3.5 Kiểm định EFA đối với biến phụ thuộc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định
Mục đích phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm đánh giá các biến quan sát có tương quan tuyến tính trong nhân tố lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Khi mức ý nghĩa Sig.≤ 0,05 và giá trị KMO nằm trong khoảng từ 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì có thể kết luận rằng các biến quan sát có tương quan tuyến tính trong nhân tố lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định và thích hợp với dữ liệu thực tế.