7. Kết cấu của đề tài
3.5 Mô tả mẫu khảo sát
Để có được mẫu khảo sát phù hợp với các kinh nghiệm, công thức xác định cỡ mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu định lượng, tác giả đã gửi đi 200 phiếu khảo sát và thu về 192 phiếu, tuy nhiên trong số này chỉ có 156 bản hợp lệ, và dữ liệu thu thập được từ những bản này sẽ được dùng cho nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng). Các phiếu trả lời không hợp lệ, bị loại chủ yếu là
do những nguyên nhân như: cho nhiều lựa chọn trong cùng một nhận định; không trả lời đầy đủ các nhận định, các câu hỏi trong bảng câu hỏi khảo sát,…
Bảng 2.2: Thống kê số lượng bảng câu hỏi thu về hợp lệ
Chỉ tiêu Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%)
Tổng số phiếu phát ra 200 100.00
Số phiếu thu về 192 96.00
+ Phiếu hợp lệ 156 78.00
+ Phiếu không hợp lệ 36 18.00
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Dưới đây tác giả trình bày phân tích thống kê mẫu khảo sát về các đặc tính của mẫu khảo sát như giới tính, chuyên ngành học, trình độ học vấn. Cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Kết quả thống kê mẫu khảo sát
Chỉ tiêu Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Giới tính 156 100.00 Nam 72 46.15 Nữ 84 53.85 Chuyên ngành học 156 100.00 Kế toán 81 51.92 Quản trị 25 16.03 Kiểm toán 31 19.87 Kinh tế học 17 10.90 Khác 2 1.28 Trình độ học vấn 156 100.00 Trung cấp/ cao đẳng 29 18.59 Đại học 114 73.08 Trên đại học 13 8.33 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Trong 156 đối tượng khảo sát thì đối tượng khảo sát có giới tính Nam là 72 người, tương ứng tỷ lệ 46.15%, đối tượng khảo sát có giới tính Nữ là 84 người, tương ứng tỷ lệ 53.85%.
Hình 2.2: Kết quả thống kê mẫu khảo sát theo giới tính
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Về chuyên ngành học, trong 156 đối tượng khảo sát thì đối tượng khảo sát có chuyên ngành học Kế toán là 81 người, tương ứng tỷ lệ 51.92%, chuyên ngành học Quản trị là 25 người, tương ứng tỷ lệ 16.03%, chuyên ngành học Kiểm toán là 31 người, tương ứng tỷ lệ 19.87%, chuyên ngành học Kinh tế học là 17 người, tương ứng tỷ lệ 10.9% và chuyên ngành học Khác là 2 người, tương ứng tỷ lệ 1.28%.
Hình 2.3: Kết quả thống kê mẫu khảo sát theo chuyên ngành học
052 016 020 011 001 Kế toán Quản trị Kiểm toán Kinh tế học Khác
Về trình độ học vấn, trong 156 đối tượng khảo sát thì có trình độ học vấn Trung cấp/ Cao đẳng là 29 người, tương ứng tỷ lệ 18.59%, có trình độ học vấn Đại học là 114 người, tương ứng tỷ lệ 73.08% và có trình độ học vấn Trên đại học là 13 người, tương ứng tỷ lệ 8.33%.
Hình 2.4: Kết quả thống kê mẫu khảo sát theo trình độ học vấn
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn đó là phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp; tổng hợp các công trình liên quan đến lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp và đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đó, tiến hành thảo luận với các chuyên gia để xác định mô hình nghiên cứu chính thức và thang đo các biến trong mô hình chính thức gồm 7 nhân tố với 26 biến quan sát.
Phương pháp định lượng được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá; sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo; phân tích nhân tố khám phá thông qua các kiểm định tính thích hợp của EFA (KMO), kiểm định tương quan giữa các biến quan sát (kiểm định Bartlett), kiểm định phương sai trích; tiến hành phân tích hồi quy đa biến trên cơ sở thực hiện các kiểm định hệ số hồi quy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach Alpha, kiểm định mức độ giải thích của mô hình, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình và kiểm định phương sai phần dư không đổi. Nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Trong chương này cũng trình bày cách thức lấy mẫu, chọn mẫu và cách tiến hành nghiên cứu của luận văn.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu. Chương 3 sẽ trình bày kết quả kiểm định các thang đo, kết quả phân tích rút trích các nhân tố.