7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.3.2. Lập dự toán chi phí xây lắp
1.3.2.1. Khái quát về dự toán chi phí xây lắp
Bất cứ một công trình nào trước khi thi công cũng phải lập dự toán chi phí xây lắp. Dự toán chi phí xây lắp được lập căn cứ vào hồ sơ thiết kế, hệ thống định mức, kinh nghiệm thi công của các công trình trước và khảo sát thực tế mặt bằng thi công để đưa ra các dự tính cụ thể. Chúng phải được lập cụ thể, chi tiết cho từng công việc của công trình để tổng hợp lại thành giá thành kế hoạch toàn công trình. Lập dự toán chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp có ý nghĩa hết sức quan trọng:
- Thông tin dự toán chi phí có thể cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định thực hiện hợp đồng xây lắp này với mức giá bao nhiêu là phù hợp, thông qua dự toán, nhà quản trị cũng dự tính được trong tương lai cần phải làm gì, kết quả đạt được của những hoạt động đó, từ đó có những phương án cụ thể, hợp lý để điều hành quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Để lường được trước những khó khăn và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý các chỉ tiêu, đồng thời có sự điều chỉnh hợp lý các phương án đã lựa chọn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất phải dựa trên cơ sở
lập dự toán chi phí xây lắp cụ thể, tạo điều kiện cho nhà quản trị quản lý chặt chẽ từng khoản mục chi phí.
- Đảm bảo cho nhà quản trị biết được thực chất về quá trình sản xuất của doanh nghiệp để từ đó có các điều chỉnh cho phù hợp thì dự toán làm cơ sở cho việc phân tích tình hình biến động của chi phí, xác định rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện dự toán.
Trong xây lắp cho các công trình, hạng mục công trình để lập được dự toán chi phí cần dựa vào:
- Bản vẽ thiết kế thi công
- Định mức xây dựng cơ bản phần xây dựng, lắp đặt khảo sát của Bộ xây dựng - Đơn giá xây dựng cơ bản của Tỉnh, Thành phố
- Thông tư hướng dẫn lập dự toán của Bộ xây dựng, hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư điều chỉnh dự toán
- Thông tư hướng dẫn áp dụng Luật thuế GTGT - Thông tư vế chế độ tiền lương, phụ cấp
- Công bố giá nguyên vật liệu xây dựng của liên Sở Tài chính – Sở Xây dựng
Trước khi đi vào lập dự toán cần phải xây dựng định mức cho từng khoản mục chi phí
1.3.2.2. Xây dựng định mức
Định mức chi phí xây lắp là chi phí dự tính cho việc xây lắp một công trình, hạng mục công trình. Định mức chi phí được sử dụng như là một thước đo trong hệ thống dự toán của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp khi tiến hành xây lắp công trình, hạng mục công trình sẽ lập dự toán để xác định tổng chi phí dự toán chi phí xây lắp và sau khi quá trình xây lắp được tiến hành, kế toán quản trị sẽ so sánh giữa chi phí thực tế và dự toán để xác định sự biến
động về chi phí. Đây chính là cơ sở để kiểm soát chi phí.
a. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Định mức về lượng: là lượng vật liệu cần thiết để thi công 1 m3 bê tông, 1m2 tường,… có cho phép những hao hụt bình thường.
Định mức về giá nguyên vật liệu: phản ánh đơn giá bình quân của 1 đơn vị nguyên vật liệu, bao gồm:
+ Giá mua vật liệu theo hóa đơn
+ Chi phi thu mua: chi phí chuyển, bốc dỡ, lưu kho … + Trừ các khoản giảm giá chiết khấu
Định mức chi phí NVLTT = Định mức về lượng NVL x Định mức về giá NVL
b. Định mức chi phí nhân công trực tiếp: Cần xác định được lượng thời gian và giá thời gian
- Định mức lượng thời gian hao phí: là lượng thời gian bình quân cần thiết để hoàn tất công việc đối với công nhân ở mức độ lành nghề trung bình, bao gồm:
+ Thời gian cho nhu cầu sản xuất cơ bản +Thời gian cho vận hành máy móc thiết bị
+ Thời gian ngừng nghỉ hợp lý của máy móc thiết bị, người lao động + Thời gian sữa chữa sản phẩm
- Định mức đơn giá cho một đơn vị thời gian: phản ánh chi phí nhân công trả cho một đơn vị thời gian hao phí, gồm:
+ Tiền lương cơ bản cho một đơn vị thời gian ở các bậc thợ khác nhau + Các khoản phụ cấp theo lương
+ Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Định mức chi phí nhân công trực tiếp được xác định như sau:
Định mức chi phí
NCTT =
Định mức về lượng thời gian
hao phí
x
Định mức về giá nhân công cho một
đơn vị thời gian
c. Định mức chi phí sử dụng máy thi công
Định mức về giá chi phí máy theo giờ hay theo khối lượng thực hiện một công việc được xác định căn cứ vào:
- Đơn giá ca máy theo định mức nhà nước - Khấu hao máy trong kỳ của doanh nghiệp
- Định mức sử dụng nhiên liệu theo thiết kế máy của nhà sản xuất kết hợp với kiểm tra bấm giờ tiêu hao nhiên liệu thực tế của đơn vị.
Về thời gian để thi công một hạng mục công việc được xác định như sau:
- Căn cứ vào định mức thi công công việc của nhà nước
- Căn cứ vào điểm dừng kỹ thuật lập tiến độ thi công cho từng hạng mục công việc trong bản tiến độ chung của dự án.
Định mức chi phí máy thi công =
Định mức
ca máy x
Định mức giá ca máy
d. Định mức chi phí chung:
Trong XDCB chi phí chung được xác định dựa vào tỷ lệ % (5 – 6% của chi phí trực tiếp) tùy thuộc vào từng dự án.
Để lập được chi phí chung của doanh nghiệp phải căn cứ vào các khoản chi thực tế trong kỳ trước của doanh nghiệp như: chi lương, chi phí cho bộ phận điều hành dự án, điều hành công ty, các khoản chi khác chiếm bao nhiêu phần trăm trong XDCB trên sản lượng thực hiện để có định mức chi phí chung cho phù hợp.( theo sơ đồ1.2)
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cách xây dựng định mức chi phí xây lắp
1.3.2.3. Dự toán chi phí xây lắp
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: nhằm dự kiến số lượng nguyên vật liệu cần cho quá trình sản xuất thi công
Chi phí NVLTT dự toán =
Khối lượng công việc theo kế hoạch x
Định mức chi phí NVLTT Lượng NVL cần mua kế hoạch = Khối lượng NVL cần cho quá trình thi công + Lượng nguyên vật liệu tồn cuối kỳ - Lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ
b. Chi phí nhân công trực tiếp: là dự kiến số giờ công trực tiếp cần thiết để thi công hạng mục công trình
Chi phí NCTT
dự toán =
Khối lượng công việc theo kế hoạch x
Định mức chi phí NCTT
c. Chi phí sử dụng máy thi công: là dự kiến số ca máy cần thiết cho quá trình thi công từng nội dung công việc, từng công trình, hạng mục công trình.
Định mức biến phí Định mức chi phí NVL trực tiếp Định mức chi phí NC trực tiếp Định mức về lượng Định mức về giá Định mức về giá Định mức về lượng Định mức chi phí sx chung Định mức định phí Định mức chi phí xây lắp
Chi phí sử dụng máy thi công
dự toán
= Khối lượng công việc theo kế hoạch x
Định mức sử dụng chi phí máy thi công
d. Chi phí sản xuất chung: nhằm tính toán biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung dự toán = Biến phí sản xuất chung dự toán + Định phí sản xuất chung dự toán