Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục qua kho bạc nhà nước an lão (Trang 33 - 34)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân

sách sự nghiệp giáo dục qua KBNN

- Các nhân tố khách quan

+ Dự toán: Đây là một trong những căn cứ quan trọng nhất để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, dự toán NSNN phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.

+ Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, nó phải đảm bảo tính chính xác (phù hợp với tình hình thực tế), tính thống nhất (thống nhất giữa các ngành các địa phương và các đơn vị thụ hưởng NSNN), tính đầy đủ (phải bao quát được tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế).

+ Ý thức chấp hành của các đơn vị thụ hưởng NSNN cấp: Cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử dụng kinh phí do NSNN cấp, làm cho họ thấy rõ kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp có liên quan đến quản lý quỹ NSNN chứ không phải là công việc riêng của ngành Tài chính, Kho bạc. Các ngành, các cấp cần thấy rõ vai trò của mình trong quá trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát kinh phí, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN.

- Các nhân tố chủ quan

+ Chứ năng, nhiệm vụ của KBNN: Việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN đòi hỏi phải có một vị thế, vai trò lớn hơn. Vì vậy, việc quy định rõ

chức năng, nhiệm vụ của KBNN một cách rõ ràng, cụ thể sẽ tăng cường được vị trí, vai trò của của KBNN; đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN cũng đòi hỏi một số điều kiện khác như hiện đại hóa công nghệ KBNN; hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN; hiện đại hóa công nghệ thanh toán trong nên kinh tế và của KBNN.

+ Chất lượng của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi của KBNN: đây là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, cán bộ KBNN cần đảm bảo trách nhiệm đối với công việc để có thể đảm đương nhiệm vụ kiểu soát chi NSNN qua KBNN một cách chặt chẽ; đồng thời cũng không phát sinh các hiện tượng cửa quyền, sách nhiễu trong quá trình kiểm soát chi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục qua kho bạc nhà nước an lão (Trang 33 - 34)