Một số đặc điểm về chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục qua kho bạc nhà nước an lão (Trang 34 - 37)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.4. Một số đặc điểm về chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục

khác với chi thường xuyên các thuộc các cấp ngân sách khác

Xuất phát từ những quy định trong quản lý chi ngân sách SNGD cho thấy, ngoài những điểm chung, chi thường xuyên ngân sách SNGD đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác có những điểm khác nhau về dự toán, về hồ sơ, chứng từ thanh toán đối với từng khoản chi, về giao dịch, kiểm soát thông qua KBNN:

+ Các khoản chi thanh toán cá nhân:

Đây được coi là nội dung chi quan trọng đầu tiên để có thể có được một trong ba yếu tố đầu vào của bất kỳ một trường, trung tâm giáo dục nào muốn tồn tại và hoạt động. Thuộc các khoản chi cho con người của sự nghiệp giáo dục, bao gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo chế độ Nhà nước quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước. Ngoài ra, các đơn vị dự toán là các trường còn có khoản chi về học bổng cho học sinh theo chế độ Nhà nước đã quy định cho mỗi loại trường cụ thể, những khoản này chiếm phần lớn các khoản chi tại đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn:

Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù của các đơn vị sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo là hoạt động giảng dạy, học tập v.v… Được tính vào chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù phải là những khoản chi mà xét về nội dung kinh tế của nó phải thực sự phục vụ cho hoạt động này.

+ Các khoản chi mua sắm, sửa chữa:

Trong quá trình hoạt động, các đơn vị giáo dục còn phát sinh các nhu cầu chi về mua sắm công cụ, dụng cụ, hay sửa chữa các tài sản đang trong quá trình sử dụng, nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu hoạt động và nâng cao hiệu suất sử dụng của các tài sản đó. Cụ thể ở đây chính mua sắm, sữa chữa phục vụ việc dạy và học nên thường nhỏ lẻ và mang tính thường xuyên. Tuy nhiên, mức chi cho mua sắm, sửa chữa của mỗi đơn vị lại phụ thuộc vào tình trạng tài sản của đơn vị thuộc diện được sử dụng vốn NSNN và khả năng nguồn vốn NSNN có thể dành cho nhu cầu chi này ở mức độ nào?

+ Các khoản chi khác:

Thuộc phạm vi các khoản chi khác nằm trong cơ cấu chi thường xuyên của NSNN, có thể nói một cách khái quát nhất là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn nhưng chưa được đề cập tới ở 03 nhóm mục trên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như đã trình bày, chương 1 luận văn chủ yếu khái quát những cơ sở lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách SNGD qua KBNN. Tác giả đi từ việc đưa ra các khái niệm và một số nội dung liên quan đến NSNN, chi NSNN và kiểm soát chi NSNN. Từ đó, dần đi sâu vào nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục qua KBNN. Đồng thời, ở chương này, tác giả cũng đã trình bày một số đặc điểm về chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục khác với chi thường xuyên các đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác. Đây chính là những nội dung cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục qua KBNN An Lão được đề cập ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI

THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC AN LÃO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục qua kho bạc nhà nước an lão (Trang 34 - 37)