Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa chuột lai f1 triển vọng trồng tại xã phước hiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 35 - 39)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định

Các tính trạng về đặc điểm hình thái được đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-87:2012/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa chuột

2.4.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của các giống thí nghiệm

- Thời gian nảy mầm (ngày): thời gian từ khi gieo đến khi có 50% số cây xuất hiện 2 lá mầm.

- Thời gian đẻ nhánh (ngày): thời gian từ khi trồng đến khi có 50% số cây xuất hiện nhánh đầu tiên.

- Thời gian ra hoa đực đầu (ngày): thời gian từ khi trồng đến khi có 50% số cây xuất hiện hoa đực đầu tiên.

- Thời gian ra hoa cái đầu (ngày): thời gian từ khi trồng đến khi có 50% số cây xuất hiện hoa cái đầu tiên.

- Thời gian thu quả đầu (ngày): thời gian từ khi trồng đến khi có 50% số cây cho thu hoạch quả.

- Thời gian sinh trưởng (ngày): số ngày từ gieo đến kết thúc thu hoạch quả thương phẩm.

- Tăng trưởng chiều cao thân chính (cm): dùng thước dây đo từ gốc thân đến đỉnh sinh trưởng của thân chính, tiến hành đo 7 ngày/lần cho đến khi ngắt đọt thân chính.

- Số lá trên thân chính (lá): đếm từ lá thật thứ nhất đến lá ngọn (có phiến lá lớn hơn 2 cm)

- Chiều dài lá (cm): đo theo gân chính của lá, từ cuốn lá đến cuối lá, đo lá lớn nhất.

- Chiều rộng lá (cm): đo bề ngang lớn nhất của lá, đo lá lớn nhất.

- Số nhánh cấp 1 (nhánh): đếm tất cả các nhánh trên thân chính từ gốc trở lên.

2.4.3.2. Chỉ tiêu về hóa sinh

- Hàm lượng diệp lục trong lá: (diệp lục a, diệp lục b và diệp lục tổng số) theo phương pháp so màu quang phổ. Diệp lục được chiết bằng cồn tuyệt đối 96%, sau đó đo mật độ trên máy quang phổ ở các bước sóng 649nm và 665nm, sử dụng máy so màu quang phổ UV-VIS CE-2011 (CECIL Instruments, Anh Quốc). Hàm lượng diệp lục (mg/g lá tươi) được tính theo công thức Wintermans, De Most (1965).

Ca (mg/l) = 13,70 x E665 – 5,76 x E649 Cb (mg/l) = 25,80 x E649 – 7,60 x E665 Ca+ b (mg/l) = 6,10 x E665 + 20,04 x E649 P.1000 C.V A

Trong đó: A: hàm lượng diệp lục trong mẫu (mg/g chất tươi) C: nồng độ sắc tố (mg/l) (Ca, Cb, Ca+ b)

P: trọng lượng mẫu (g)

V: thể tích dịch chiết sắc tố (ml).

2.4.3.3. Các chỉ tiêu phát triển

+ Số lượng hoa cái trên thân chính (hoa): đếm số hoa cái trên 10 cây mẫu và tính trung bình.

+ Số lượng hoa đực trên thân chính (hoa): đếm số hoa đực trên 10 cây mẫu và tính trung bình.

+ Xác định tỷ lệ hoa đực và hoa cái trên cây Số hoa đực

Tỉ lệ hoa đực ( %) = x 100 Tổng số hoa

Số hoa cái trên cây

Tỉ lệ hoa cái ( %) = x 100 Tổng số hoa

2.4.3.4. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Tổng số quả trên cây (quả): đếm số quả trên 10 cây mẫu và tính trung bình. - Tỷ lệ đậu quả (%):

𝑇ỷ 𝑙ệ đậ𝑢 𝑞𝑢ả (%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑞𝑢ả 𝑡ℎ𝑢 đượ𝑐 (𝑞𝑢ả)

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố ℎ𝑜𝑎 𝑐á𝑖 (ℎ𝑜𝑎) × 100 - Khối lượng quả/cây (kg): cân tổng số quả thu trên 10 cây mẫu, tính trung bình.

- Khối lượng trung bình quả/cây (gam): cân trọng lượng của 15 trái/lô (kg/trái):

𝐾𝐿𝑇𝐵 ( 𝑔 𝑞𝑢ả) =

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑞𝑢ả (𝑔) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑞𝑢ả (𝑞𝑢ả) - Năng suất (tấn/ha):

+ Năng suất lý thuyết

𝑁𝑆𝐿𝑇 (𝑡ấ𝑛 ℎ𝑎) =

𝐴𝑥𝐵𝑥𝐶 100

Trong đó: A: Mật độ (số cây/m2),

B: Số quả hữu hiệu/cây (quả), C: Trọng lượng trung bình/quả (g).

+ Năng suất thực thu: năng suất thực thu (NSTT) (tấn/ha) = Cân toàn bộ trọng lượng quả thu được ở mỗi công thức thí nghiệm (kg) sau đó quy về

2.4.3.5. Đặc điểm hình thái và chất lượng quả

- Đường kính quả (cm): đo ở phần đường kính to nhất của quả ở 10 cây mẫu, lấy số liệu trung bình.

- Chiều dài quả (cm): đo khoảng cách giữa 2 đầu của quả ở 10 cây mẫu, lấy số liệu trung bình.

- Số ngăn hạt: bổ ngang quả và đếm số ngăn hạt.

- Độ dày thịt quả (cm): đo bề dày cùi ở phần quả có đường kính lớn nhất trên quả của 10 cây mẫu, lấy số liệu trung bình.

- Mô tả hình thái quả: mô tả hình dạng, máu sắc vỏ quả, sự xuất hiện của phấn, gai, rãnh dọc…

- Hàm lượng nước trong quả (%): Lấy khoảng 10g mẫu quả tươi, cân và gói giấy bạc, sấy khô tuyệt đối ở nhiệt độ 850C đến khi khối lượng không đổi.

Hàm lượng nước (%) =Trọng lượng tươi − trọng lượng khô (g)

Trọng lượng tươi (g) x 100 - Hàm lượng vitamin C (mg/100g quả tươi): xác định theo TCVN 4246-90.

- Hàm lượng đường tổng số (mg/100g quả tươi): xác định theo phương pháp Ixekutz.

c. Chất lượng cảm quan

Tiến hành thông qua khảo sát nếm (ngọt đậm, ngọt, ngọt dịu, nhạt, chua, đắng) và ngửi hương vị (thơm nhiều hay ít) của người dùng thử được khảo sát.

2.4.3.6. Các chỉ tiêu về tình hình sâu bệnh hại

Đếm số cây bị sâu bệnh/ô thí nghiệm và tính tỉ lệ cây nhiễm bệnh trên tổng số cây trong ôthí nghiệm. Các bệnh thường xuất hiện trên dưa chuột như:

- Nhện đỏ (Tetranychus urticae Koch): điều tra ở các thời điểm sau trồng 30, 45 và 60 ngày.

- Rệp xanh (Aphis gossypii Glover): điều tra mỗi ô 10 cây theo 5 điểm chéo góc.

- Bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis Berk. etCurt.): quan sát và ước tính tỉ lệ diện tích lá nhiễm bệnh trong ô.

- Bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum D.C): quan sát và ước tính tỉ lệ diện tích lá nhiễm bệnh trong ô.

- Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum Schl. f. nivum Bilai): đếm số cây nhiễm bệnh và tính tỉ lệ cây nhiễm.

- Vi rút khảm lá CMV: đếm số cây nhiễm bệnh và tính tỉ lệ cây nhiễm bệnh trên tổng số cây trong ô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa chuột lai f1 triển vọng trồng tại xã phước hiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 35 - 39)