Tăng trưởng kích thước lá của các giống dưa chuột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa chuột lai f1 triển vọng trồng tại xã phước hiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 50 - 56)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.3. Tăng trưởng kích thước lá của các giống dưa chuột

Lá là cơ quan quang hợp, diện tích vô cùng quan trọng trong đánh giá khả năng thực hiện chức năng của lá. Sự tăng trưởng kích thước lá cũng biểu thị khả năng sinh trưởng của cây. Vì vậy, việc theo dõi tăng trưởng kích thước (chiều dài và chiều rộng lá) là yếu tố cần thiết.

3.2.3.1. Tăng trưởng chiều dài lá của các giống dưa chuột

Cùng với sự sinh trưởng phát triển của chiều dài thân và số lá, chiều dài lá cũng tăng theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài lá của các giống dưa chuột thu được kết quả và trình bày ở bảng 3.5. 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00

NGAY 7 NGAY 14 NGAY 21 NGAY 28 NGAY 35 NGAY 42 NGAY 49

ra lá HMT 356 BĐ 01 BĐ02 A 518 SEVEN 99 BULL 89 PN 15 PN 636 số (lá)

Vào thời điểm 10 ngày sau trồng: chiều dài lá dao động từ 6,57 đến

8,23 cm. Trong đó, giống SEVEN99 có chiều dài lá cao nhất 8,23 cm, giống PN636 có chiều dài lá thấp nhất 6,57 cm. Giống PN15 có chiều dài lá 8,03 cm, giống BĐ02 đạt 7,80 cm, giống BULL89 đạt 7,77 cm, giống BĐ01 đạt 7,63 cm, giống A518 đạt 7,30 cm, giống đối chứng HMT356 đạt 6,9 cm. Qua xử lí thống kê cho thấy các giống BĐ01, BĐ02, BULL89, SEVEN99 và PN15 đều có sự sai khác cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng HMT356, giống A518 và PN636 không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng (HMT356 – chiều dài lá tương ứng 6,90 cm)

Bảng 3.4. Tăng trưởng chiều dài lá (cm) của các giống dưa chuột nghiên cứu

Giai đoạn Giống

Chiều dài lá tại các thời điểm nghiên cứu (cm)

10 NST 17 NST 24 NST 31 NST

HMT356 6,90cd 13,17d 16,36d 17,16de

BĐ01 7,63ab 15,80a 18,33ab 19,17ab

BĐ02 7,80ab 15,47ab 18,23ab 19,06ab

A518 7,30bc 13,77cd 16,97d 17,83cd

SEVEN99 8,23a 16,00a 19,03a 19,90a

BULL89 7,77ab 14,67bc 17,60bc 18,50bc

PN15 8,03a 16,13a 19,03a 19,87a

PN636 6,57d 13,20d 16,06d 16,70e

LSD0,05 0,61 0,91 0,93 0,88

CV % 11,22 8,47 7,30 6,56

Ghi chú: các chữ cái biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05; CV (coefficient variance) là hệ số biến thiên; LSD (least significant difference) là sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa; NST là ngày sau khi trồng.

dài lá rất nhanh, dao động từ 0,90 – 1,17 cm/ngày. Kết quả chiều dài lá tại thời điểm này dao động từ 13,17 cm (giống HMT356) đến 16,13 cm (giống PN15). Các giống BĐ01, BĐ02, BULL89, SEVEN99 và có chiều dài lá ở thời điểm này lần lượt là: 15,80 cm; 15,57 cm; 14,67 cm; 16,00 cm; 13,77 cm và có sự sai khác cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng, giống A518 đạt 13,77cm và giống PN636 đạt 13,20 cm, hai giống này không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.

Thời điểm 24 ngày sau trồng: ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều

dài lá diễn ra chậm hơn so với giai đoạn trước, dao động từ 0,36 -0,46 cm/ngày. Kết quả chiều dài lá dao động từ 16,06 đến 19,03 cm. Trong đó, giống SEVEN99 và PN15 có chiều dài lá cao nhất đạt 19,03 cm, giống PN636 có chiều dài lá thấp nhất (16,06 cm). Chiều dài lá của các giống dưa chuột cụ thể như sau: BĐ01 (18,33 cm), giống BĐ02 (18,23 cm), giống BULL89 (17,60 cm), giống A518 (16,97 cm), giống đối chứng HMT356 (16,36 cm). Phân tích phương sai về chiều dài lá thông qua kiểm định LSD0,05 cho thấy các giống BĐ01, BĐ02, BULL89, SEVEN99, A518, PN15 đều có sự sai khác cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng HMT356, riêng giống PN636 không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.

Thời điểm 31 ngày sau trồng: ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều

dài lá diễn ra rất chậm do kích thước lá gần đạt đến kích thước tối đa. Kết quả chiều dài lá tại thời điểm này dao động từ 16,70 cm (giống PN636) đến 19,90 cm (giống SEVEN99). Giống đối chứng HMT356 có chiều dài lá đạt 17,16 cm; các giống BĐ01, BĐ02, PN15 có chiều dài lá ở thời điểm này lần lượt là: 19,17 cm; 19,06 cm; 19,87 cm và có sự sai khác cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng, giống A518 đạt 17,83 cm và PN636 có chiều dài lá lần lượt là 17,83 cm và 16,70 cm và không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.

Động thái tăng trưởng chiều dài lá của các giống dưa chuột nghiên cứu được thể hiện qua biểu đồ 3.3

Biểu đồ 3.3. Động thái tăng trưởng chiều dài lá của các giống dưa chuột

3.2.3.2. Tăng trưởng chiều rộng lá của các giống dưa chuột

Cùng với chiều dài lá, chiều rộng lá là chỉ tiêu quyết định đến diện tích lá. Diện tích lá càng lớn thì khả năng nhận năng lượng ánh sáng càng cao giúp cho quá trình quang hợp diễn ra mạnh hơn, giúp tích lũy được nhiều chất hữu cơ. Qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều rộng lá của các giống dưa chuột nghiên cứu, kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 10 17 24 31 HMT 356 BĐ 01 BĐ02 A 518 SEVEN 99 BULL 89 PN 15 PN 636 Ch iều d ài lá(cm )

Bảng 3.5. Tăng trưởng chiều rộng lá của các giống dưa chuột nghiên cứu

Giai đoạn Giống

Tăng trưởng chiều rộng lá tại các thời điểm nghiên cứu (cm)

10 NST 17 NST 24 NST 31 NST

HMT356 9,23bc 15,77d 19,03bc 19,87bc

BĐ01 9,87abc 17,67a 19,70abc 20,47abc

BĐ02 9,97ab 16,20cd 20,07a 20,90a

A518 9,53bc 15,73d 19,63abc 20,40abc

SEVEN99 10,57a 17,30ab 20,27a 21,17a

BULL89 10,00ab 16,57bc 19,63abc 20,57abc

PN15 10,00ab 16,63bc 19,97ab 20,80ab

PN636 9,17c 15,73d 19,00c 19,83c

LSD0,05 0,79 0,84 0,95 0,95

CV % 11,09 7,08 6,69 6,43

Ghi chú: các chữ cái biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05; CV (coefficient variance) là hệ số biến thiên; LSD (least significant difference) là sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa; NST là ngày sau khi trồng.

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy:

Vào thời điểm 10 ngày sau trồng: chiều rộng lá dao động từ 9,17

(giống PN636) đến 10,57 cm (giống SEVEN99). Giống PN15 và BULL89 có chiều rộng lá đạt 10,00 cm, giống BĐ02 đạt 9,97 cm, giống BĐ01 đạt 9,87 cm, giống A518 đạt 9,53 cm, giống đối chứng HMT356 đạt 9,23 cm. Kết quả phân tích phương sai cho thấy giống SEVEN99 có chiều rộng lá cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng, các giống còn lại không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.

Vào thời điểm 17 ngày sau trồng: chiều rộng lá dao động từ 15,73 cm

(giống PN636 và A518) đến 17,67 cm (giống BĐ01), trong đó giống đối chứng HMT356 đạt 15,77 cm. Các giống SEVEN99, BULL89 và PN15 có chiều rộng lá ở thời điểm này lần lượt là: 17,30 cm; 16,57 cm và 16,63 cm và có sự sai khác cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng, giống BĐ02, A518 và PN636 có chiều rộng lá không có sự sai khác có ý

nghĩa so với giống đối chứng.

Vào thời điểm 24 ngày sau trồng: chiều rộng lá dao động từ 19,00 cm

(giống PN636) đến 20,27 cm (giống SEVEN99), trong đó giống đối chứng HMT356 đạt 19,03 cm; giống BĐ01 đạt 19,70 cm, giống BĐ02 đạt 20,07 cm, giống BULL89 và giống A518 đạt 19,63 cm, giống PN15 đạt 19,97 cm. Sự sai khác về chiều rộng lá của hai giống SEVEN99 và BĐ02 có ý nghĩa so với giống đối chứng HMT356, các giống còn lại tương đồng so với giống đối chứng.

Vào thời điểm 31 ngày sau trồng: chiều rộng lá tại thời điểm này dao

động từ 19,83 cm (giống PN636) đến 21,17 cm (giống SEVEN99). Giống đối chứng HMT356 có chiều rộng lá đạt 19,87 cm; hai giống SEVEN99 và BĐ02 có chiều rộng lá cao hơn giống đối chứng HMT356, riêng giống PN636 có chiều dài lá thấp hơn, các giống còn lại có chiều rộng lá tương tự giống đối chứng và không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Động thái tăng trưởng chiều rộng lá của các giống dưa chuột nghiên cứu được thể hiện qua biểu đồ 3.4.

Biểu đồ 3.4. Động thái tăng trưởng chiều rộng lá của các giống dưa chuột

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 10 17 24 31 HMT 356 BĐ 01 BĐ02 A 518 SEVEN 99 BULL 89 PN 15 PN 636

Ngày sau trồng (ngày)

Ch iều rộ ng lá(cm )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa chuột lai f1 triển vọng trồng tại xã phước hiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 50 - 56)