Hàm lượng diệp lục trong lá dưa chuột ở giai đoạn ra hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa chuột lai f1 triển vọng trồng tại xã phước hiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 56 - 117)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.4. Hàm lượng diệp lục trong lá dưa chuột ở giai đoạn ra hoa

Phân tích thành phần hoá học các sản phẩm cây trồng có C chiếm 45% chất khô, O chiếm 42% - 45%, H chiếm khoảng 6,5%. Tổng cộng 3 nguyên tố này trong sản phẩm là 90 - 95% (lấy từ CO2 và H2O thông qua quá trình quang hợp của cây) còn lại là các nguyên tố khoáng. Chính vì vậy, quang hợp quyết định khoảng 90 - 95% năng suất cây trồng [25].

Thực vật bậc cao có hai nhóm sắc tố tham gia quang hợp là diệp lục và carotenoid. Trong đó, diệp lục là nhóm sắc tố chính đóng vai trò quan trọng nhất trong quang hợp, có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến nguồn năng lượng ấy thành năng lượng hóa học, trong khi đó các nhóm sắc tố khác không làm được chức năng đầy đủ và trực tiếp như vậy [39].

Trong nhóm diệp lục có diệp lục a và diệp lục b. Ở những cây ưa bóng, lá có nhiều diệp lục b, ngược lại những cây ưa sáng lá có nhiều diệp a. Trên cùng một cây, lá phân bố trên ngọn, nơi có ánh sáng trực xạ có tỷ lệ diệp lục a/diệp lục b lớn hơn lá phân bố dưới chân, nơi có ánh sáng tán xạ. Hàm lượng diệp lục có tương quan thuận với khả năng quang hợp và năng suất cây trồng. Vì vậy, thông qua hàm lượng diệp lục và tỷ lệ các dạng diệp lục có thể đánh giá mức độ quang hợp, khả năng tổng hợp chất hữu cơ, khả năng chống chịu, chế độ dinh dưỡng... của cây trong những điều kiện môi trường nhất định [39].

Do đó, diệp lục a, b và diệp lục tổng số (a + b) trong lá sẽ thể hiện chất lượng của lá với vai trò quang hợp tích lũy chất khô. Kết quả phân tích hàm lượng diệp lục trong lá của các giống dưa chuột nghiên cứu ở giai đoạn cây ra hoa được thể hiện ở bảng 3.6.

Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy:

Hàm lượng diệp lục a trong lá của giống đối chứng HMT356 cao nhất (8,08 mg/l); giống A518 có hàm lượng diệp lục a thấp nhất (6,03 mg/l); các giống BĐ01, BĐ02, PN636 có hàm lượng diệp lục a lần lươt là 6,77; 7,69; 6,86 mg/l và không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.

Hàm lượng diệp lục b trong lá dưa chuột của giống BĐ02 cao nhất (8,44 mg/l), giống PN15 có hàm lượng diệp lục b thấp nhất (5,50 mg/g); giống đối chứng HMT356 (7,11 mg/g); các giống BĐ01, SEVEN99, BULL89, PN636 và A518 có hàm lượng diệp lục b lần lượt là 6,02; 6,06; 8,00; 6,75 và 5,91 mg/g. Qua xử lí số liệu thống kê cho thấy giống BĐ02 có hàm lượng diệp lục cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng HMT356, hai giống A518 và PN15 có hàm lượng diệp lục b thấp hơn có ý nghĩa so với đối chứng, các giống còn lại không có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng.

Bảng 3.6. Hàm lượng diệp lục trong lá ở giai đoạn ra hoa của các giống dưa chuột nghiên cứu Chỉ tiêu Giống Hàm lượng diệp lục a (mg/g) Hàm lượng diệp lục b (mg/g) Hàm lượng diệp lục tổng số (mg/g) HMT356 8,08a 7,11bc 2,28ab BĐ01 6,77abc 6,02cde 1,92bcd

BĐ02 7,69ab 8,44a 2,42a

A518 6,03c 5,91de 1,79d

SEVEN99 6,47bc 6,06cde 1,88cd

BULL89 6,53bc 8,00ab 2,18abc

PN15 6,17c 5,50e 1,75d

PN636 6,86abc 6,75cd 2,04abcd

LSD0,05 1,51 1,16 0,38

CV % 12,66 9,88 10,72

Ghi chú: các chữ cái biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05; CV (coefficient variance) là hệ số biến thiên; LSD (least significant difference) là sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.

Hàm lượng diệp lục tổng số trong lá của các giống dưa chuột nghiên cứu như sau: giống BĐ02 có hàm lượng diệp lục cao nhất (2,42 mg/g lá tươi); giống PN15 có hàm lượng diệp lục thấp nhất (1,75 mg/g lá tươi); giống đối chứng HMT356 (2,28 mg/g lá tươi); các giống BULL89, PN636, BĐ01, SEVEN99 và A518 có hàm lượng diệp lục lần lượt là 2,28; 2,04; 1,92; 1,88

và 1,79 mg/g lá tươi. Phân tích phương sai cho thấy giống BĐ01 có hàm lượng diệp lục cao hơn có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng HMT356, các giống còn lại không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.

3.2.5. Số cành cấp 1 của các giống dưa chuột nghiên cứu

Ở mỗi nách lá trên thân của dưa chuột đều có khả năng mọc ra tua cuốn nhưng có thể phân cành hoặc không phân cành. Sự phân cành nhiều hay ít, phụ thuộc vào từng giống và biện pháp kỹ thuật tác động.

Cành cùng với thân làm nên bộ khung của cây, cành mang lá, hoa và đặc biệt là quả, là bộ phận gián tiếp góp phần tăng năng suất cho cây. Ở dưa chuột có 2 loại cành đó là cành chính và cành phụ. Cành phụ là loại cành cũng mọc ra từ nách lá nhưng có chiều dài rất ngắn và không có ý nghĩa trong việc tăng năng suất cây trồng. Còn cành chính hay cành cấp 1, cành có thể mang hoa và quả [3]. Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, số cành cấp 1 được thống kê, kết quả thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Số cành cấp 1 của các giống dưa chuột nghiên cứu

Chỉ tiêu Giống Số cành cấp 1 HMT356 2,73cd BĐ01 3,47a BĐ02 3,33ab A518 2,93bcd SEVEN99 3,33ab BULL89 3,20abc PN15 2,60d PN636 2,73cd LSD0,05 0,52 CV % 13,81

Ghi chú: các chữ cái biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05; CV (coefficient variance) là hệ số biến thiên; LSD (least significant difference) là sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.

Các giống dưa chuột nghiên cứu có số cành cấp 1 dao động từ 2,60 đến 3,47 cành/cây. Cao nhất là giống BĐ01 với số cành cấp 1 đạt 3,47 cành/cây và thấp nhất là giống PN15 (2,6 cành/cây), giống đối chứng đạt 2,73 cành/cây. Qua xử lí số liệu thống kê cho thấy các giống BĐ01, BĐ02 và SEVEN99 có số cành cấp 1 lớn hơn so với giống đối chứng HMT356 (2,73 cành/cây), các giống còn lại không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.

3.3. Một số chỉ tiêu về hình thái và chất lượng quả của các giống dưa chuột nghiên cứu

3.3.1. Hình thái quả các giống dưa chuột nghiên cứu

Quả dưa chuột thuộc dạng quả mọng, hình thái quả phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền của từng giống dưa chuột. Chiều dài, đường kính, độ dày thịt quả và màu sắc vỏ quả có ý nghĩa lớn đến giá trị thương phẩm.

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu hình thái quả của các giống dưa chuột nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu về hình thái của các giống dưa chuột nghiên cứu

Chỉ tiêu Giống Chiều dài quả (cm) Đường kính quả (cm) Độ dày thịt quả (cm) Hình dạng quả Màu sắc vỏ quả

HMT356 20,07cd 4,15b 1,19c Thon dài Xanh nhạt BĐ01 21,07c 4,48a 1,28b Trụ thẳng Xanh nhạt

BĐ02 23,33b 4,41a 1,42a Thon dài Xanh đậm, có sọc A518 19,93d 3,97c 1,45a Thon dài Xanh nhạt, có sọc SEVEN99 18,33e 4,51a 1,22c Trụ thẳng Xanh đậm, có sọc BULL89 18,80e 4,52a 1,42a Trụ thẳng Xanh nhạt, có sọc PN15 27,20a 3,75d 1,20c Thon dài Xanh đậm

PN636 17,93e 3,95c 1,10c Thon dài Xanh nhạt, có sọc

LSD0,05 1,02 0,16 0,18 - -

CV % 6,78 5,11 8,91 - -

Ghi chú: các chữ cái biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05; CV (coefficient variance) là hệ số biến thiên; LSD (least significant difference) là sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.

Chiều dài quả: Chiều dài quả của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 17,95 đến 27,17 cm. Giống có chiều dài quả cao nhất là PN15 (27,17cm), giống đối chứng HMT356 có chiều dài quả đạt 20,10 cm. Giống có chiều dài quả thấp nhất là PN636 (17,95 cm). Các giống BĐ01, BĐ02, A518, BULL89 và SEVEN99 có chiều dài quả lần lượt là: 23,30 cm; 21,06 cm; 19,97 cm, 19,80 cm và 18,35 cm. Qua xử lí thống kê với độ tin cậy 95% cho thấy các giống PN15 , BĐ01, BĐ02 có chiều dài quả lớn hơn và có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng; giống A518 có chiều dài quả không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng; các giống SEVEN99, BULL89 và PN636 có chiều dài quả thấp hơn và có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.

Chiều dài quả và đường kính quả của các giống dưa chuột nghiên cứu được biểu hiện ở biểu đồ 3.5.

Biểu đồ 3.5. Chiều dài quả và đường kính quả của các giống dưa chuột

Đường kính quả: Đường kính quả dưa chuột của các giống nghiên cứu dao động từ 3.75 đến 4,52 cm. Giống có đường kính quả cao nhất là BULL89 (4,52 cm), giống có đường kính quả thấp nhất là giống PN15 (3,75 cm), giống đối

20.07 21.07 23.33 19.93 18.33 18.80 27.20 17.93 4.15 4.48 4.41 3.97 4.51 4.52 3.75 3.95 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 HMT 356 BĐ 01 BĐ02 A 518 SEVEN 99 BULL 89 PN 15 PN 636

CHIỀU DÀI TRÁI ĐƯỜNG KÍNH TRÁI

(cm

chứng HMT356 có đường kính quả đạt 4,15cm. Các giống BĐ01, SEVEN99, BĐ02, A518 và PN636 có đường kính quả lần lượt là: 4,48 cm; 4,50 cm; 4,41 cm; 3,97 cm và 3,95 cm. Kết quả phân tích phương sai thông qua kiểm định LSD0,05

cho thấy các giống BULL89, BĐ01, SEVEN99, BĐ02 có đường kính quả lớn hơn và có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.

Độ dày thịt quả: Độ dày thịt quả của các giống nghiên cứu dao động từ 1,19 đến 1,45 cm. Giống có độ dày thịt quả dày nhất là A518 (1,45 cm), giống có độ dày thịt quả thấp nhất là giống đối chứng HTM356 (1,19 cm). Các giống BĐ02, BULL89, BĐ01, SEVEN99, PN15 và PN636 có độ dày thịt quả lần lượt là: 1,42 cm; 1,42 cm; 1,28 cm; 1,21 cm và 1,21 cm. Qua phân tích phương sai thông qua kiểm định LSD0,05 cho thấy các giống A518, BĐ02, BULL89, BĐ01 có độ dày thịt quả lớn hơn và có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng; các giống SEVEN99, PN15 và PN636 có độ dày thịt quả không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.

Hình dạng quả: quả dưa chuột các giống nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: nhóm quả trụ thẳng gồm các giống : BĐ01, BULL89 và SEVEN99; nhóm quả thon dài gồm có các giống BĐ02, A518, PN636, PN15 và giống đối chứng HMT356.

Màu sắc vỏ quả: hiện nay quả dưa chuột thường có 4 màu phổ biến: xanh trắng, xanh nhạt, xanh trung bình, xanh đậm có sọc hoặc không có sọc. Trong các giống nghiên cứu các giống thí nghiệm có màu xanh đậm gồm có 3 giống là: BĐ02, SEVEN99 và PN15. Giống đối chứng HMT356 và các giống BĐ02, A518, BULL89, PN636 có màu xanh nhạt; 5 giống có sọc là: BĐ02, A518, BULL89, SEVEN99 và PN636; 3 giống không có sọc là BĐ01, PN15 và giống đối chứng HMT356.

3.3.2. Một số chỉ tiêu chất lượng quả các giống dưa chuột nghiên cứu

như hàm lượng dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị, độ giòn... Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu hoá sinh quan trọng của quả dưa chuột ở các giống nghiên cứu. Cụ thể: Hàm lượng chất khô là chỉ tiêu phản ánh khả năng tích lũy vật chất trong quả dưa chuột, cũng như nồng độ các chất hòa tan trong quả. Hàm lượng nước càng cao làm giảm nồng độ các chất hoà tan đồng thời gây khó khăn trong công tác bảo quản và chế biến; Hàm lượng đường tổng số, hàm lượng vitamin C là các chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng quả dưa chuột, đặc biệt đối với dưa chuột ăn tươi.

Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu hoá sinh và cảm quan của quả dưa chuột ở các giống nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu chất lượng quả các giống dưa chuột nghiên cứu

Chỉ tiêu

Giống

Chỉ tiêu hóa sinh (tính cho 100g quả tươi)

Chất lượng cảm quan Hàm lượng nước (%) Hàm lượng chất khô (%) Hàm lượng đường tổng số (mg) Hàm lượng vitamin C (mg) Vị Mùi

HMT356 95,71a 4,29d 1,86 3,3 Ngọt dịu Không thơm BĐ01 95,05abcd 4,95abcd 2,01 vệt Ngọt đậm Thơm BĐ02 95,51ab 4,49cd 2,15 4,3 Ngọt đậm Không thơm A518 95,54ab 4,46cd 1,83 3,1 Ngọt dịu Không thơm SEVEN99 94,89bcd 5,11abc 1,93 vệt Ngọt đậm Không thơm BULL89 94,50d 5,50a 1,89 vệt Ngọt đậm Không thơm PN15 94,72cd 5,28ab 1,84 3,6 Ngọt dịu Không thơm PN636 95,21abc 4,79bcd 2,04 3,5 Ngọt đậm Không thơm

LSD0,05 0,69 0,69 - - - -

CV % 0,42 8,15 - - - -

Ghi chú:các chữ cái biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05; CV (coefficient variance) là hệ số biến thiên; LSD (least significant difference) là sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.

Hàm lượng chất khô: kết quả phân tích cho thấy hàm lượng chất khô

của các giống dưa chuột nghiên cứu dao động từ 4,29 % đến 5,5 %. Giống có hàm lượng chất khô cao nhất là BULL89 (5,5%) và thấp nhất là giống đối chứng HMT356 (4,29%). Các giống PN15 , SEVEN99, BĐ01, PN636, BĐ02 và A518 có hàm lượng chất khô lần lượt là: 5,28%; 5,11 %; 4,95 %; 4,79%; 4,49 %; 4,46 %. Qua phân tích phương sai thông qua phép kiểm định LSD0,05

cho thấy hàm lượng chất khô của các giống BULL89, SEVEN99, PN15 có sự sai khác lớn hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng; hàm lượng chất khô của các giống BĐ01, BĐ02, A518, PN636 không có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng.

Hàm lượng đường tổng số: số liệu ở bảng 3.9 cho thấy hàm lượng

đường tổng số của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 1,83 đến 2,15 mg/100g quả tươi. Trong đó giống BĐ02 có hàm lượng đường tổng số cao nhất đạt 2,15 mg/100g quả tươi, giống A518 có hàm lượng đường tổng số thấp nhất đạt 1,83 mg/100g quả tươi, giống đối chứng HMT356 đạt 1,86 mg/100g quả tươi.

Hàm lượng vitamin C: Hàm lượng vitamin C của giống BĐ02 là cao nhất đạt 4,3 mg/100g quả tươi , giống đối chứng HMT356 có hàm lượng vitamin C đạt 3,3 mg/100g quả tươi , các giống PN636, PN15 , A518 có hàm lượng vitamin C lần lượt là 3,6 ; 3,5 và 3,1 mg/100g quả tươi . Ba giống BĐ01, BULL89 và SEVEN99 có hàm lượng vitamin C dưới ngưỡng MDL (Method Detection Limit – Ngưỡng phát hiện của phương pháp =1%) nên được xác định dưới dạng vệt, không tìm thấy.

Chất lượng cảm quan của quả dưa chuột được đánh giá qua vị và mùi. Các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm đều có đặc điểm giòn, ngọt, trong đó các giống A518, PN15 và giống đối chứng HMT356 có vị ngọt dịu, các giống BĐ01, BĐ02, BULL89, SEVEN99 và PN636 có vị ngọt đậm, điều này cũng phù hợp với kết quả hàm lượng chất khô và hàm lượng đường tổng số của các giống tham gia thí nghiệm. Về mùi, trong 8 giống tham gia thí

nghiệm thì chỉ có giống BĐ01 có mùi thơm đặc trưng rất rõ, 7 giống còn lại không có mùi thơm.

3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa chuột nghiên cứu

Năng suất là một yếu tố rất quan trọng mà con người quan tâm nhất đối với cây trồng. Năng suất của dưa chuột được cấu thành bởi các yếu tố sau: số quả trên cây, khối lượng trung bình quả. Các yếu tố này phụ thuộc vào đặc điểm di truyền cũng như điều kiện ngoại cảnh, tuy nhiên trong cùng điều kiện ngoại cảnh thì các yếu tố cấu thành năng suất được sử dụng để so sánh giống. Số quả phụ thuộc vào số hoa cái và tỉ lệ đậu quả, vì vậy trong thí nghiệm này chúng tôi theo dõi chỉ tiêu số hoa cái trên cây và tỉ lệ đậu quả để có nhận định bao quát về đặc điểm của giống trong quá trình hình thành năng suất. Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa chuột nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa chuột.

Chỉ tiêu Giống Số hoa cái /cây (hoa) Tỉ lệ đậu quả (%) Tổng số quả/cây (quả) KLTB quả (g) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) HMT356 16,40cd 48,31bc 7,53b 201,33bc 42,90b 31,60c BĐ01 18,53ab 52,71ab 9,73a 227,00a 61,23a 41,24a BĐ02 17,73bc 56,08a 9,60a 214,67ab 57,72a 38,89b A518 14,73de 45,17c 6,67b 180,00d 37,90b 28,81d SEVEN99 20,53a 46,79bc 9,53a 210,00ab 56,42a 41,06a BULL89 19,60ab 48,32bc 9,40a 202,67bc 53,39a 38,50b PN15 15,67cde 42,13c 6,60b 212,67ab 39,61b 29,51d PN636 14,07e 44,20c 6,27b 185,33d 34,70b 26,52e

LSD0,05 2,12 7,54 1,27 20,70 - -

CV % 17,15 11,73 11,48 14,01 - -

Ghi chú: các chữ cái biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa chuột lai f1 triển vọng trồng tại xã phước hiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 56 - 117)