Nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kiến thức về ung thư vú và tự khám sau can thiệp giáo dục cho phụ nữ xã ngọc liên, cẩm giàng, tỉnh hải dương năm 2016 (Trang 29 - 32)

3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề nghiên cứu của đề tài

3.1. Nghiên cứu ngoài nước

Trong nhiều năm qua, hàng triệu đô la đã được chi trả cho các chương trình thúc đẩy TKV vì nó được coi như một phương pháp phát hiện UTV giai đoạn sớm nhằm kéo dài cuộc sống và chất lượng sống cho người bệnh [25]. Từ rất sớm một chương trình can thiệp đã được thực hiện năm 1980 nhằm thúc đẩy việc thực hành TKV ở phụ nữ với tổng cộng 7.037 người tham gia trong độ tuổi từ 15 đến 18 tại Hoa Kỳ, kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ ràng trước và sau chương trình can thiệp. Trước can thiệp chỉ có 26% đã thực hiện TKV của mình một hoặc hai lần ,

nhưng sau chương trình can thiệp số người thực hiện TKV thường xuyên đã tăng lên 58% [24].

Năm 2011, một nghiên cứu can thiệp có so sánh nhóm chứng đã được tiến hành để đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp giáo dục TKV trên 200 phụ nữ kết quả cho thấy: 100% số người trong nhóm được can thiệp giáo dục thực hiện một cách chính xác các thao tác của quy trình TKV, trong khi đó tỉ lệ ở nhóm chứng là 0% các trường hợp thực hành đúng quy trình TKV [56].

Một nghiên cứu khảo sát được tiến hành năm 2012 với 304 phụ nữ là sinh viên, giáo viên và các nhân viên khác tại trường đại học Kirkuk – Iraq, cho thấy: tỷ lệ thực hành TKV của người tham gia là 42,6%, trong đó hơn một nửa số người được hỏi (57,4%) trả lời rằng họ có nghe đến phương pháp TKV tại nhà nhưng lại không thực hiện thường xuyên hoặc không bao giờ thực hiện TKV vì lý do phổ biến là chưa có kiến thức về UTV, và không biết cách thực hiện TKV [15].

Theo nhóm tác giả Güçlü. S & Tabak S.,R (2013), đã sử dụng mô hình HBM (Health belief model “Mô hình niềm tin sức khỏe”) là khung nghiên cứu và một chương trình can thiệp truyền thông để kiểm tra vai trò của can thiệp y tế đến việc nâng cao kiến thức, nhận thức về UTV và thực hành TKV của 33 phụ nữ tuổi từ 15- 49 tại một trường trung học Kutahya. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng có sự khác biệt rõ ràng về kiến thức UTV và thực hành TKV của người tham gia, sau chương trình can thiệp cao hơn so với trước can thiệp (p< 0,001). Tuy nhiên, nghiên cứu bị hạn chế bởi số lượng mẫu ít nên chưa đủ mạnh để khuyến cáo kết quả rộng hơn trong cộng đồng. Đồng thời nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở đánh giá hiệu quả của can thiệp giáo dục cung cấp kiến thức làm tăng tần suất thực hành TKV mà chưa đánh giá được hiệu quả của việc thực hành TKV thường xuyên của các phụ nữ sau can thiệp trong việc phát hiện sớm UTV [30].

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với 2.186 nữ sinh viên đại học ở Hàn Quốc để kiểm tra việc thực hành tự khám vú và các yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh UTV với quy mô toàn quốc. Kết quả cho thấy: sự hiểu biết của người tham gia nghiên cứu về UTV rất thấp (2.70 điểm trên 11 điểm) (P <0,001),

điều này tương đương với phần lớn 73% số người tham gia đều chưa bao giờ thực hiện TKV hoặc không biết cách thực hiện TKV. Kết quả nghiên cứu này như lời khuyến cáo về việc phát triển các chương trình giáo dục để nâng cao kiến thức về UTV, và thực hành tự khám vú ở phụ nữ trẻ tại Hàn Quốc [57]. Một phương pháp nghiên cứu tương tự được tiến hành trên 376 phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ cho kết quả: 78,7% (N = 296) báo cáo thực hành TKV, trong khi 9,5% (N = 28) được thực hiện thường xuyên hàng tháng, và chỉ có 5,7% (N = 17) thực hiện đúng thời điểm tức là trong vòng một tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tần suất thực hiện TKV thường xuyên hơn ở độ tuổi 20- 39 (p = 0,018, OR = 3,215), 40-49 tuổi (p = 0,009, OR = 3,162), phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh vú (p = 0,038, OR = 2,028), và phụ nữ làm nội trợ (p = 0,013, OR = 0,353) [55].

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành tại Thổ Nhĩ Kỳ với 438 phụ nữ trong độ tuổi từ 18- 67 tuổi. Nhóm tác giả đã sử dụng Mô hình niềm tin sức khỏe (HBM) để xác định mối tương quan giữa kiến thức về UTV, mức độ nghiêm trọng của bệnh UTV, lợi ích, rào cản và sự tự tin của bản thân với tần suất thực hành TKV của phụ nữ. Kết quả cho thấy việc thực hành hoặc không thực hành TKV của phụ nữ có liên quan chặt chẽ đến tuổi, sự hiểu biết về UTV và TKV của phụ nữ. Mặt khác những phụ nữ được điểm số cao về độ tự tin vào khả năng thực hành TKV của mình và được cung cấp kiến thức về UTV và niềm tin thực hành TKV theo HBM thì có tỷ lệ thực hành TKV hàng tháng cao hơn nhóm phụ nữ khác [43].

Một nghiên cứu khác được tiến hành với 225 phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành tại Ả Rập, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và cách lấy mẫu thuận tiện để đánh giá kiến thức, thái độ về UTV nói chung và niềm tin của họ về thực hành TKV. Kết quả cho thấy: 91,2% phụ nữ biết đến phương pháp TKV, nhưng chỉ có 41,6% thực hiện TKV của mình và một tỷ lệ không cao 21% trả lời rằng họ thực hiện thường xuyên. Qua phân tích số liệu thu được nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nguyên nhân của việc không thực hiện TKV của nhóm phụ nữ trong nghiên cứu này là do họ có quá ít kiến thức về UTV nói chung,

thức rất hạn chế về mức độ nghiêm trọng của bệnh UTV, sự tự tin của bản thân về khả năng thực hành TKV (p = 0,001 ). Nhưng điều bất ngờ là sự hiểu biết về lợi ích của TKV thì có tỷ lệ cao 73%. Nghiên cứu kết luận rằng: những phụ nữ có sự tự tin cao, trình độ cao về kiến thức UTV và các rào cản thấp về thực hành TKV trên HBM thì sẽ tích cực thực hiện TKV thường xuyên hàng tháng. Đồng thời HBM được coi như một công cụ để dự đoán chất lượng thực hành TKV ở phụ nữ Ả Rập. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ được tiến hành tại một trung tâm nên chưa đủ để khái quát cho toàn bộ quần thể lớn là phụ nữ Ả Rập Saudi [11].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kiến thức về ung thư vú và tự khám sau can thiệp giáo dục cho phụ nữ xã ngọc liên, cẩm giàng, tỉnh hải dương năm 2016 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)