Đặc điểm kiến thức về UTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kiến thức về ung thư vú và tự khám sau can thiệp giáo dục cho phụ nữ xã ngọc liên, cẩm giàng, tỉnh hải dương năm 2016 (Trang 66 - 69)

6. Học thuyết áp dụng

4.2. Đặc điểm kiến thức về UTV

Trước can thiệp, kiến thức về UTV và thực hành TKV của phụ nữ xã Ngọc Liên được đánh giá là thấp, cụ thể theo kết quả bảng 3.19 chỉ ra rằng chỉ có 15,0% đối tượng có điểm số đạt về kiến thức UTV, yếu tố nguy cơ, sự hiểu biết về mức độ trầm trọng của UTV và lợi ích của TKV, sự tự tin của bản thân khi thực hành TKV của phụ nữ theo HBM, còn lại 85% được đánh giá là chưa đạt. Lí do của sự hiểu biết hạn chế này là do đa số đối tượng tham gia nghiên cứu ở trình độ giáo dục phổ thông chiếm 70,8% và 42,7% là nông dân, 26,4% là công nhân. Kết quả này khá

tương đồng với kết quả của nhiều tác giả cho rằng trình độ giáo dục, nghề nghiệp và mức thu nhập thấp là yếu tố ảnh hưởng tới sự hạn chế kiến thức về UTV và thực hành TKV của phụ nữ [27], [43], [57]. Tương tự nhóm tác giả Dandash và Mohaimeed (2007) tiến hành nghiên cứu với 360 giáo viên nữ để đánh giá kiến thức về UTV và các yếu tố nguy cơ kết quả cho thấy hơn một nửa số người tham gia nghiên cứu có kiến thức thấp do vậy tỷ lệ thực hành TKV hàng tháng thấp (p<0,05)

[28].

Sự thiếu hụt kiến thức chung về UTV và các yếu tố nguy cơ là nguyên nhân khiến người phụ nữ không thực hành TKV thường xuyên [11], [49]. Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm thấy kết quả có sự tương đồng với kết luận trên qua phân tích số liệu thu được tại bảng 3.5 cho thấy chỉ có 50,0% số phụ nữ tham gia nghiên cứu biết được UTV là căn bệnh phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ phụ nữ nào và 40,0% (n= 44) phụ nữ trả lời đạt khi hỏi về dấu hiệu quan trọng để nhận biết UTV là có dịch chảy ra từ núm vú. Đa số đối tượng đều biết rằng phương pháp phòng tránh ung thư vú là duy trì tình trạng sức khỏe tốt, nhưng họ lại thiếu kiến thức về điều này vì chỉ có hơn 40,0% đối tượng biết được chế độ ăn nhiều mỡ động vật làm tăng nguy cơ ung thư vú và 23,6% (n= 26) biết rằng sử dụng thuốc tránh thai có Estrogen kéo dài cũng là một nguy cơ gây bệnh (Bảng 3.6). Khẳng định hơn nữa về điều này, một nghiên cứu được thực hiện tại Ethiopia (2015) khi nhóm tác giả tìm thấy một tỷ lệ khá thấp là 17% đối tượng không biết bệnh UTV là một căn bệnh phổ biến, do vậy một tỷ lệ lớn phụ nữ không tham gia TKV là 62,7% và chỉ có 14,4% là thực hiện thường xuyên [22] .

Một người phụ nữ nhận thức được UTV là căn bệnh nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và mối quan hệ xã hội khác, đồng thời họ thấy rằng thực hiện TKV có thể phát hiện sớm UTV sẽ có nhiều khả năng họ sẽ thực hành TKV thường xuyên hơn [26]. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tới 68,2% đối tượng đồng ý rằng UTV sẽ làm toàn bộ cuộc sống của họ thay đổi, nhưng chỉ có 40,9% biết rằng TKV là phương pháp quan trọng giúp phát hiện sớm khối u tại vú

và 44,5% đồng ý thực hành TKV hàng tháng giúp họ giảm tỷ lệ tử vong do UTV (bảng 3.7).

Tương đồng với kết quả của chúng tôi là một nghiên cứu được tiến hành tại Tứ Kỳ - Hải Dương với 50,6% phụ nữ trả lời rằng thực hành TKV tại nhà hàng tháng có thể phòng được UTV [3].

Sự tự tin của bản thân là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy và duy trì hành vi thực hành TKV của phụ nữ [32]. Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả tìm thấy chỉ có 16,4% (n= 18) phụ nữ tự tin rằng mình có thể thực hiện TKV một cách chính xác và 22,7% (n= 25) đồng ý rằng họ có thể tìm thấy khối u tại vú nếu TKV. Tương tự với kết quả của chúng tôi, một nghiên cứu được thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ với 950 phụ nữ, chỉ có 24% đối tượng cho là tự tin vào khả năng của mình để thực hiện TKV một cách chính xác [48]. Đồng thời một nghiên cứu tại Ankara với 140 phụ nữ kết quả chỉ ra rằng ở những phụ nữ thực hiện TKV thường xuyên thì có điểm số về sự tự tin cao hơn so với những người không thực hiện TKV [45]. Điều này càng khẳng định hơn nữa sự thiếu hụt kiến thức chung về UTV và các yếu tố nguy cơ, mức độ nghiêm trọng của bệnh và lợi ích của TKV, sự tự tin của bản thân khi thực hành TKV là nguyên nhân khiến 110 phụ nữ xã Ngọc Liên trong năm qua có tỷ lệ rất thấp 8,0% thực hiện TKV hàng tháng, còn lại 14,2% thực hiện ba tháng một lần, 28,1% thực hiện TKV sáu tháng một lần, và một số phụ nữ thực hiện TKV một năm một lần chiếm tỷ lệ 23,9% (bảng 3.9). Tương tự như nhóm chúng tôi tác giả Seif, Y.N., & Aziz, M cũng đưa ra kết quả nghiên cứu: 78,7% số người tham gia có thực hành TKV, nhưng chỉ có 9,5% trong số họ thực hiện thường xuyên hàng tháng [55], nhóm tác giả Abolfotouh, M. A., et al (2015) cũng chỉ tìm thấy 21% tỷ lệ phụ nữ tham gia nghiên cứu thực hành TKV thường xuyên [11].

Điều đáng chú ý trong kết quả nghiên cứu trước can thiệp của chúng tôi là điểm số trung bình về kiến thức thực hành TKV của phụ nữ đạt được tương đối thấp 12,05 ± 3,69 trên tổng điểm là 28 điểm (bảng 3.21). Sở dĩ như vậy là do hơn một nửa trong số họ 68% chưa từng đến cơ sở y tế khám vú và 45,8% số người tham gia không được hướng dẫn thực hiện TKV từ các chuyên gia y tế hoặc bác sĩ chuyên

khoa, đặc biệt 23,3% trong số họ chưa bao giờ được hướng dẫn TKV (bảng 3.9). Một kết quả tương tự như lý giải trong nghiên cứu của chúng tôi là một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với 2.186 nữ sinh viên đại học ở Hàn Quốc để kiểm tra việc thực hành tự khám vú và các yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh UTV với quy mô toàn quốc. Kết quả cho thấy: sự hiểu biết của người tham gia nghiên cứu về UTV rất thấp (2.70 điểm trên 11 điểm) (p <0,001), điều này tương đương với 73% số người tham gia đều chưa bao giờ thực hiện TKV hoặc không biết cách thực hiện TKV [57].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kiến thức về ung thư vú và tự khám sau can thiệp giáo dục cho phụ nữ xã ngọc liên, cẩm giàng, tỉnh hải dương năm 2016 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)