6. Học thuyết áp dụng
2.4. Bộ công cụ đo lường
Bộ công cụ gồm bốn phần, được xây dựng bởi (Hochbaum et al., 1950) và phát triển bởi Champoin (2002). Tác giả Lê Thị Dung (2009) đã sử dụng bộ công cụ này để thực hiện nghiên cứu tại tỉnh Kiên Giang – Việt Nam nhưng có sử đổi một số nội dung với sự đồng ý của Dr.Champion. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã phát triển bộ công cụ từ nghiên cứu của Lê Dung (2009) thực hiện với những phụ nữ theo đạo tại nhà thờ Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang [36]. Do đó để phù hợp với nhóm đối tượng trong nghiên cứu, chúng tôi đã chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp với đối tượng và được sự đồng ý của tác giả, cụ thể như sau:
- Phần 1: Nhân khẩu họcbỏ câu 2 về tình trạng hôn nhân còn lại 4 câu hỏi về tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tiền sử gia đình về bệnh UTV và các loại ung thư khác.
- Phần 2: Đo lường kiến thức UTV theo mô hình niềm tin sức khỏe:
Nhóm nghiên cứu đã bỏ từ câu 2 đến câu 7 trong bộ câu hỏi của tác giải Lê Thị Dung, vì đây là những câu liên quan đến sự sợ hãi và những rào cản. Biến này không nằm trong khung nghiên cứu của nhóm tác giả. Tương tự từ câu 15 đến câu 21 tác giả Lê Dung sử dụng để khảo sát về những động lực từ y tế và sự ảnh hưởng văn hóa của phụ nữ theo đạo Thiên chúa tại nhà thờ cũng không được nhóm tác giả sử dụng trong nghiên cứu này.
Bộ công cụ sử dụng để đo lường kiến thức về UTV dựa trên cấu trúc HBM liên quan đến thực hành TKV (Phụ lục 1) gồm 4 phần cho 4 biến độc lập: Phần 1 hỏi về kiến thức UTV từ câu 1 đến câu 6; phần 2 hỏi về những hiểu biết nguy cơ
UTV từ câu 7 đến câu 11; phần 3 hỏi về hiểu biết mức độ nghiêm trọng của bệnh UTV và lợi ích của TKV từ câu 12 đến câu 16; phần 4 hỏi về sự tự tin của bản thân từ câu 17 đến hết câu 22.
Việc đánh giá kiến thức của phụ nữ về kiến thức UTV dựa vào điểm số đạt được. Trường hợp nào điểm số cao hơn đại diện cho kiến thức cao về UTV, và ngược lại điểm số thấp hơn đại diện cho kiến thức thấp về UTV.
Trong nghiên cứu này, độ tin cậy của bộ câu hỏi đã được thử nghiệm với 30 phụ nữ tại xã Ngọc Liên có đặc điểm tương đồng với đối tượng tham gia trong nghiên cứu chính. Hệ số Cronbach alpha là 0,97.
- Phần 3: Đo lường kiến thức về thực hành TKV.
Bộ công cụ này được sử dụng để đo kiến thức về mức độ thành thạo trong thực hiện TKV của phụ nữ. Bộ câu hỏi ban đầu có 20 câu. Nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi sửa đổi một số câu cho phù hợp với đặc điểm đối tượng tham gia (Phụ lục 2). Gồm hai phần
Phần 1: Nền tảng kiến thức thực hành gồm 5 câu từ TT1- TT5. Phần này
không tính trong tổng điểm thu được mà nhóm nghiên cứu thực hiện để tiến hành phỏng vấn sâu đối tượng tham gia về nguồn thông tin kiến thức mà họ nhận được để làm cơ sở thực hành TKV của họ trong thời gian trước can thiệp. Với câu hỏi nền tảng đầu tiên “Chị đã từng thực hiện tự khám vú của mình bao giờ chưa?” với hai phương án trả lời “đã từng”- “Chưa từng”, nếu câu trả lời là “đã từng” thì tiếp tục hoàn thành các câu hỏi trong bộ công cụ, còn nếu câu trả lời là “Chưa từng” thì người tham gia phải dừng lại phần đo lường kiến thức thực hành TKV.
Phần 2: Trong phần này gồm các câu 1, 2, 6, 7, 8, 9, 10 được đánh giá trên
thang điểm từ 0- 3 cụ thể là 0 = không bao giờ, 1 = đôi khi, 2 = thường xuyên, 3 = luôn luôn. Câu 3 được đánh giá trên thang điểm 0 = không bao giờ hoặc không rõ, 1 = đôi khi, 2 = thường xuyên, 3 = luôn luôn.
Trong những câu trên nếu điểm kiến thức ở mỗi câu hỏi lớn hơn hoặc bằng 2 được coi là có kiến thức đạt, dưới 2 điểm được coi là có kiến thức chưa đạt [44].
Câu 4 được đánh giá trên thang điểm từ 0- 2 cụ thể là 0 = không sử dụng, 1 = vòng tròn đồng tâm hoặc hình zích zắc, 2 = cả 2 mô hình. Câu này nếu điểm kiến thức lớn hơn hoặc bằng 1 được coi là có kiến thức đạt, dưới 1 điểm được coi là có kiến thức chưa đạt [44].
Câu 5 được đánh giá trên thang điểm từ 1- 2 cụ thể là 1 = cả 2 tay hoặc tay trái cho cả 2 hoặc tay phải cho cả 2 hoặc tay phải khám vú phải tay trái khám vú trái, 2 = thường xuyên. Câu này nếu điểm kiến thức bằng 2 được coi là có kiến thứcđạt, bằng 1 điểm được coi là có kiến thức chưa đạt.
Độ tin cậy của bộ câu hỏi đã được thử nghiệm với 30 phụ nữ tại xã Ngọc Liên có đặc điểm tương đồng với đối tượng tham gia trong nghiên cứu chính. Hệ số Cronbach alpha là 0,87.