Nguyễn Khuyến với “cái tôi”trữ tình của một bậc cao nho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn khuyến và trần tế xương từ góc nhìn so sánh (Trang 30 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Nguyễn Khuyến với “cái tôi”trữ tình của một bậc cao nho

Sống trong thời nhà Nguyễn ổn định, mục đích của Nguyễn Khuyến cũng như bao nho sĩ khác là học hành thi cử đỗ đạt làm quan. Bởi lẽ đó chính là con đường duy nhất để mỗi nhà Nho thực hiện lý tưởng sống của mình trong xã hội phong kiến. Bước vào con đường hoạn lộ, Nguyễn Khuyến trôi nổi giữa vòng quay hỗn loạn của triều đình, ông chứng kiến tất cả sự thối nát của nó và sự tham lam, tàn bạo của bọn tay sai, trong ông, niềm tin về nhân cách đạo đức của nhà nho cùng lý tưởng trung quân dần rạn vỡ. Ông rời xa chốn quan trường với ngổn ngang tâm sự, cái tri thức của một vị đại khoa giờ cũng trở nên vô nghĩa, không thể giúp ông ứng biến trước thời cuộc đổi thay.

Nguyễn Khuyến cũng có sự thay đổi, nhân cách nhà nho cũng có sự biên đổi trong ông. Đứng trước hoàn cảnh đó, bản thân mỗi nhà Nho đều đặt mình trong sự lựa chọn: hành đạo hay ẩn dật? Nguyễn Công Trứ từng nói: “Xưa nay xuất xử thường hai lối”. Nếu bậc vua minh, thì người quân tử sẵn lòng phò vua giúp nước, bởi lý tưởng của nhà Nho là “trí quân trạch dân”, “dùi mài kinh sử”, “đăng trường ứng thí”. Thực tế thời đại đã làm cho những tư tưởng ấy lụi tàn, họ chọn lui về với cuộc sống thanh bần để giữ khí tiết. Nguyễn Khuyến lựa chọn cách ứng xử “đắp tai cài trốc”, mong được làm “hòn đá tảng trơ trơ cho đỡ khổ” nhưng trong lòng ông vẫn luôn day dứt về sự lựa chọn của mình. Ông bộc bạch nỗi lòng bằng thơ tự trào, ông tố cáo xã hội bằng những vần thơ châm biếm sâu cay… Nguyễn Khuyến mang trong mình nỗi đau thế thái nhân tình, khóc thương cho vận mệnh đất nước và sự mai một của giá trị văn hóa truyền thống.

Cùng là sự bất mãn với xã hội, châm biếm, tố cáo những người những việc xấu xa nhưng cách thể hiện của các nhà thơ cùng thời rất khác nhau. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một nhà thơ trào phúng châm biếm. Nội dung châm biếm của ông bao giờ cũng có một ý nghĩa xã hội và chính trị phong phú. Động cơ châm biếm của ông xuất phát không phải từ sự bất mãn về quyền lợi cá nhân mà là từ lòng yêu nước nồng nàn. Đối tượng đả kích của ông tập trung xung quanh những người những việc có liên quan đến việc nước mất hay việc thực dân Pháp đặt quyền thống trị trên đất nước ta. Hạng người bị Nguyễn Khuyến châm biếm nhiều hơn cả là bọn thống trị phong kiến. Ông rất khinh và ghét mọi quan lại cũ hay mới vì ông cho rằng khi chủ quyền trong nước đã mất thì làm quan là một điều hổ thẹn, một sự vi phạm không thể tha thứ được đối với đạo đức của một nhà nho chân chính. Nguyễn Khuyến đánh một đòn đau vào toàn bộ bọn vua quan đương thời khi chỉ ra tất cả bọn chúng chỉ là một “phường chèo” nghĩa là

một đám bù nhìn của thực dân:

Vua chèo còn chẳng ra gì

Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề

(Lời người vợ phường chèo) Ông đã hạ bệ những ông tiến sĩ tri thức trong hình hài những “Cái mặt bôi vôi” làm trò của chế độ phong kiến khi ví chúng với những ông tiến sĩ giấy. Tất cả chỉ là một lũ bất tài vô dụng:

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh thế mới hời Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi

(Tiến sĩ giấy)

Nguyễn Khuyến đã lột trần cái bản chất xấu xí giả tạo của bọn quan lại nhưng bằng một cách thể hiện một cách rất nhẹ nhàng sâu kín. Cái bản chất ấy thường được bọc bên trong những hình ảnh ẩn dụ với nhiều hình thức: khi là sự mượn lời của người vợ mắng chồng, khi là qua một đồ vật giả, khi là lời khuyên... tất cả đều ẩn ý, sâu cay.

Trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đồng tiền làm mưa làm gió gây đảo điên trong xã hội. Cùng là sự phản ánh mặt tiêu cực của đồng tiền nhưng ở Nguyễn Khuyến đó là một câu hỏi nghe nhẹ nhàng nhưng mang hàm ý mỉa mai chua chát:

Có tiền việc ấy mà xong nhỉ! Đời trước làm quan cũng thế à?

Nguyễn Khuyến đã từng làm quan nhưng khi nhận ra những suy đồi của chế độ ông lập tức dứt áo giã từ. Ra đi theo tiếng gọi của lương tâm ông quyết sống cuộc đời dù nghèo khổ nhưng bảo toàn được danh tiết. Từ con người hăm hở nhập thế, thi cử đỗ đạt làm quan, mong thực hiện hoài bão “trí

quân trạch dân” như bao nhà Nho khác, chứng kiến trước bao đổi thay của thời đại, Nguyễn Khuyến trở thành con người trống rỗng mất ý nghĩa sống. Những kiến thức được “đúc rút” từ tứ thư, ngũ kinh, từ cửa Khổng sân Trình đều trở nên vô nghĩa trước họa xâm lăng, đau đớn, nhà nho tự thẹn cho mình:

Sách vở ích gì cho buổi ấy/ Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già (Ngày xuân dặn

các con). Nỗi thẹn của người có lương tri chứa đầy nỗi buồn đau, trống rỗng. Trên những vần thơ của nhà nho “làng Bùi chốn cũ” bàng bạc âm điệu buồn đau mang sắc thái trữ tình “cái tôi”của nhà nho Nguyễn Khuyến, người được nhắc đến như một bậc cao nho. Nhận định về nhà Nho Nguyễn Khuyến, GS. Nguyễn Đăng Na đánh giá: “Nguyễn Khuyến là một gương mặt độc đáo, đại diện cho lớp nho sĩ cuối thế kỷ XIX, yêu nước thương nhà nhưng bế tắc về lý tưởng và lúng túng trong hành động (…) Nhẹ nhàng, trân trọng, sâu lắng và không khỏi pha chút đắng cay suy ngẫm…, tất cả được thu kết lại trong “hạt lệ” cạn kiệt khổ đau của thơ ông. Đó là tâm huyết của một tài năng xuất chúng, một tâm hồn trong sáng, bình dị, nhân ái đầy tin yêu” [55, tr.306]. Nguyễn Khuyến với “cái tôi” trữ tình của một bậc cao nho thể hiện trong thơ khá rõ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn khuyến và trần tế xương từ góc nhìn so sánh (Trang 30 - 33)