“Cái tôi” dung chứa tiếng cười trào lộng, u mua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn khuyến và trần tế xương từ góc nhìn so sánh (Trang 45 - 108)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. “Cái tôi” dung chứa tiếng cười trào lộng, u mua

U mua (Humour), có nghĩa là cách nói bóng gió, khôi hài, hài hước...

được thể hiện sinh động bằng ngôn ngữ hoặc bằng cử động gây nên tiếng cười. U mua theo nghĩa hẹp là dùng ngôn ngữ gây cười, theo nghĩa rộng gồm cả ngôn ngữ và cử động (có thể hiểu là cử chỉ, hành động, cá tính và cách sống) để gây cười.

Tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến cũng mang sự hài hước, qua ẩn ý châm biếm, mỉa mai, trào lộng. Tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến mang bóng dáng, hình ảnh con người tự trào, tự thẹn Nguyễn Khuyến. “Cái tôi” trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến mang đậm chất trào lộng, u mua.

Nguyến Khuyến là một bậc chân nho, là đại diện khá tiêu biểu cho lớp người được xã hội phong kiến đào tạo. Ông được vua Tự Đức ban cờ biển và hai chữ Tam nguyên tài năng lừng lẫy một thời. Cuộc đời của ông sẽ chẳng có gì để ông có thể tự giễu mình với một giọng điệu chua chát đượm cảm giác ân hận nếu như tài năng ấy của ông thực sự cống hiến được cho dân, cho nước, cho đời. Khi đạt đến đỉnh cao của vinh quang cũng là lúc ông đã thừa nhận sự bất lực của tầng lớp nho sỹ trước lịch sử. Nguyễn Khuyến là một trong rất ít những tri thức thời kỳ ấy sớm nhận ra sự bất lực của giai cấp mình. Để rồi ông đã quyết định rời bỏ quan trường về quê để tránh xa sự nhố nhăng của xã hội, sự cám dỗ của đồng tiền. Ông đã bày tỏ tâm sự ấy rất chân thật:

Cờ đương dở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.

Suốt quãng đời còn lại của mình ông luôn sống trong dằn vặt và ân hận vì cái sự đỗ đạt và con đường danh vọng của mình. Vì vậy ông đã tự giễu mình, giễu thế cuộc với một giọng điệu hết sức chua chát:

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ

Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi.

(Vịnh tiến sĩ giấy) Ông còn đem cả “lỗi lầm” của mình ra để châm biếm, để nhạo báng:

Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng.

(Tự trào)

Bên cạnh “cái tôi” sâu lắng, trong thơ Nguyễn Khuyến còn biểu hiện “cái tôi” đậm chất trào lộng, u mua với hình ảnh con người tự trào, tự thẹn.

Nhà nho Nguyễn Khuyến luôn đắng cay khi nghĩ đến xã hội từ trên xuống dưới chẳng khác chi bọn phường chèo. Tưởng rằng là oai phong lắm, là tự hào lắm nhưng thực ra cũng chỉ là sân khấu hề mà thôi. Nguyễn Khuyến cũng sớm nhận ra mình chẳng qua cũng chỉ là một vai nhọ. Về mặt này ông đã giễu mình với giọng điệu chua chát hơn. Nhưng kiểu tự trào với giọng điệu chua chát bao nhiêu thì càng chứng tỏ phẩm chất cao đẹp của nhà thơ bấy nhiêu. Và đây cũng là kiểu tự bôi nhọ, tự giễu mình là để chứng tỏ phẩm chất đẹp của mình, khẳng định mình và cũng để đề cao mình. Chính vì vậy đây chính là điểm khác biệt rõ nét nhất trong giọng điệu tự trào của cụ Tam nguyên Yên Đổ và giọng điệu tự trào của Tú Xương.

Danh vị xã hội và môi trường sống của mỗi nhà thơ cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự khác biệt trong cách thể hiện cái tôi trữ tình. Giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến có phần kín đáo hơn, ý nhị hơn, thâm trầm hơn, tất nhiên cũng không kém phần sâu sắc. Khi ông đả kích, châm biếm bản thân mình ông không nói một cách trực tiếp mà kín đáo ý nhị

cười cợt mình trở thành một kẻ vô tích sự, không còn có ích gì nữa ông cũng chỉ nhẹ nhàng:

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ Có rượu thời ông chống gậy ra.

(Lên lão)

Ai cũng biết “bậc ăn dưng” là chỉ những người đã hết tuổi làm việc khi trong làng có hội hè gì thì chỉ việc đi ăn không còn phải đóng góp. Mới ngoài 50 tuổi đầu mà Nguyễn Khuyến đã ví mình như vậy, giọng điệu có vẻ nhẹ nhàng nhưng dụng ý thì thật là không đơn giản chút nào mà thực ra nó mang nặng nỗi xót xa.

Xuyên suốt những bài thơ tự trào của Nguyễn Khuyến là một giọng điệu thâm trầm mà kín đáo thâm thuý hết mực. Đó là một dòng thơ trào phúng của nhà nho, rất đậm nét và sinh động. Có khi nhà thơ tự trào một cách trực tiếp: (Tự trào, Tự giễu mình, Tự thuật, Than nghèo, Than nợ…):

Nghĩ mình mà gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng

(Tự trào) Và cũng có khi tự trào một cách kín đáo ý nhị:

Ông đứng làm chi đó hỡi ông (...) Non nước đầy vơi có biết không

(Ông phỗng đá)

Dù trong hoàn cảnh nào, thơ tự trào của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện khá rõ hình ảnh: một ông già hóm hỉnh tự cười mình. Nụ cười xem ra rất nhỏ nhẹ mà chứa chan suy tư, thâm trầm mà sâu sắc. Ông cười về hình dáng của mình:

Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe Bốn mươi năm lụ khụ lại về đây

Kiểu cười tưởng như nhẹ nhàng nhưng hết sức thâm thuý và có sức công phá mãnh liệt. Đặc biệt khi ông cười về vai trò lịch sử của mình trong chốn quan trường, kiểu cười chua chát, xót xa: Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ

(Vịnh tiến sĩ giấy). Có lúc, nhà thơ thác lời anh phường chèo nhắn gửi đôi lời chua chát:

Vua chèo còn chẳng ra gì

Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.

Còn đây là giọng cười xót xa thấm đượm sự khinh bỉ đối với cái địa vị cao sang mà Nguyễn Khuyến từng ngồi. Khinh bỉ vì hiểu được bản chất thật của nó, bản chất sự đời như một tấn tuồng trên sân khấu. Ông chua chát khi nghĩ đến mình thế mà đã từng ngồi trên địa vị đó: Nghĩ mình lại gớm cho

mình nhỉ! Nhiều khi Nguyễn Khuyến buông những lời lẽ bông lơi, những

giọng cười tưởng như sảng khoái để diễn đạt những cơn sóng lòng dữ dội:

Lúc hứng đánh thêm dăm chén rượu Khi buồn ngâm láo một câu thơ

(Đại lão)

Những nụ cười xem ra nhỏ nhẹ ấy nhưng chứa chan suy tư. Đại sự thì đã hỏng cả rồi mà mình chỉ là kẻ gàn dở vô tích sự. Nhà nghiên cứu Đoàn Hồng Nguyên xem đó là một kiểu tự trào “ngôn chí”. Nụ cười hóm hỉnh ấy có sự khẳng định bản ngã, nhưng đó vẫn là sự khẳng định của một nhà nho theo những chuẩn mực đạo đức nhà nho. Tựu trung, giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến vẫn còn mang tính chất giáo hoá, có khi chưa thoát ra khỏi quy phạm văn chương nhà nho.

Đọc thơ tự trào của Nguyễn Khuyến, chúng ta có thể cảm nhận rất rõ đó là một bộ phận thơ cũng đã góp phần làm nên một dòng thơ tự trào theo hướng thể hiện bản ngã trong thơ trào phúng nhà nho, nhưng đã có sự giải thoát khỏi lối văn chương khuôn phép của thơ văn thời trung đại. Tuy nhiên,

thơ tự trào của ông vẫn còn trong khuôn khổ văn chương quy phạm nhà nho. Bởi lẽ, Nguyễn Khuyến vẫn sáng tác trong cảm thức nhà nho phong kiến, vẫn là kiểu tự trào tự giễu để đề cao, để tự khẳng định mình.

Đối tượng đả kích của ông tập trung xung quanh những người những việc có liên quan đến việc nước mất hay việc thực dân Pháp đặt quyền thống trị trên đất nước ta. Hạng người bị Nguyễn Khuyến châm biếm nhiều hơn cả là bọn thống trị phong kiến. Ông rất khinh và ghét mọi quan lại cũ hay mới vì ông cho rằng khi chủ quyền trong nước đã mất thì làm quan là một điều hổ thẹn, một sự vi phạm không thể tha thứ được đối với đạo đức của một nhà nho chân chính. Nguyễn Khuyến đã đánh một đòn đau vào toàn bộ bọn vua quan đương thời khi chỉ ra tất cả bọn chúng chỉ là một đám hát chèo nghĩa là một đám bù nhìn của thực dân: Vua chèo còn chẳng ra gì / Quan chèo vai nhọ

khác chi thằng hề”. Ông cười chua chát cho cảnh tượng nhố nhăng diễn ra:

Bà quan tênh nghếch xem bơi trải/ Thằng bé lom khom nghé hát chèo (Hội

Tây). Để rồi chính ông xót xa tự hỏi và tự trả lời: Khen ai khéo vẽ trò vui nhỉ/

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!

Có thể thấy trong những trang thơ của Nguyễn Khuyến, “cái tôi” trữ tình của ông mang đậm chất trào lộng, u mua. Đó là tiếng cười trầm thống cho kiếp người, trong cái cười ấy ẩn chứa bao thổn thức, đau khổ của một nhà Nho cuối mùa của chế độ phong kiến. Cười đấy mà sao nghe đầy xót xa!

2.2. Tú Xƣơng - “cái tôi” bi phẫn trƣớc thời cuộc

2.2.1. “Cái tôi” trữ tình sâu lắng, bế tắc

Khác với cụ Tam Nguyên đã đỗ đạt, thành danh nay về quê ở ẩn, Tú Xương vẫn còn là một thanh niên tuổi còn trẻ, sống ở nơi đô thị xô bồ và cả đời lận đận trong khoa cử. Ba mươi bảy năm ngắn ngủi gửi ở nhân gian, ông Tú Thành Nam đã để lại cho hậu thế một hình ảnh rất riêng khó lẫn giữa bao nhà nho khác cùng thời. Tú Xương với cá tính “ngông ngạo” của

một nhà nho “thất thời” lận đận vì khoa cử, nhà nho bị đặt trong vòng quay nhiễu nhương của thời cuộc Tây ta lẫn lộn. Nhà nho vẫn còn đau đáu những giá trị truyền thống tốt đẹp đành phải chứng kiến bao sự nhố nhăng diễn ra trước mắt.

Tính hiện thực trong thơ Tú Xương thể hiện hết sức sâu sắc. Những sáng tác của ông là một bức tranh sinh động về xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Đó là một xã hội thành thị, đề cao giá trị của đồng tiền:

Chữ y, chữ chiểu không phê đến Ông chỉ phê ngay một chữ tiền

Xã hội của đồng tiền xuất phát từ sự mục nát của xã hội phong kiến, sự suy đồi nhân cách của những người lãnh đạo. Xã hội ấy đã có từ trước cứ theo đà đó mà phát triển. Bạch Vân cư sĩ từng viết:

Còn bạc còn tiền còn đệ tử Hết cơm hết rượu, hết ông tôi.

Đến thời điểm hiện tại, khi kinh tế thị trường bắt đầu du nhập vào nước ta, thì những xấu xa của nó càng bộc lộ rõ:

Kẻ yêu người ghét hay gì chứ Đứa trọng thằng khinh chỉ vị tiền

(Thói đời)

Trọn cuộc đời, từ khi sinh ra lớn lên và đến khi mất Tú Xương chỉ quanh quẩn ở đất Thành Nam, khu đô thị đang bị thực dân hoá. Một đô thị sầm uất, tu chí làm ăn khi xưa không còn nữa mà thay vào đó là một đô thị xô bồ, cuộc sống đảo lộn, đạo đức xuống cấp… Mọi nền tảng đạo đức gia đình cũng vì thế mà xáo trộn:

Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng

Một nơi mà mọi thứ ăn chơi hưởng lạc thô tục tầm thường hiển hiện khắp nơi, cao lâu, thổ đĩ bày ra mọi chốn, trong khi đó, cái sự học “thoi thóp” trong cảnh chiều tàn:

Cô hàng bán sách lim dim ngủ

Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi…

Trước những tác động của chính sách văn hóa của thực dân Pháp, Nho giáo trở thành đối tượng bị tác động đầu tiên. Những năm cuối thế kỉ XIX, học thuật của xã hội Việt Nam đang có những biến đổi cực kì sâu sắc. Những ấn tượng về sự tha hóa trong Nho giáo hết sức sâu sắc trong thơ, ông đau lòng khi chứng kiến “môn nhân” tự phỉ báng đạo mình:

Sơ khảo khoa này bác cử Nhu Thực là vừa dốt lại vừa ngu.

Văn chương nào phải là đơn thuốc Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu.

(Ông cử Nhu)

Người ta không chuyên tâm theo Hán học nữa, mà học nhiều cái mới: học chữ Tây, học chữ quốc ngữ, cả học chữ tàu, đó mới là thời thượng. Ngay cả Tú Xương đã có lúc “muốn bỏ văn chương học võ biền”. Người ta đua nhau bỏ Hán sang Tây, “Chẳng sang tàu cũng tếch sang Tây”:

Thôi thôi lạy mợ “xờ-căng” lạy Mả tổ tôi không táng bút chì.

(Không học vần Tây)

Từ những vấn đề của trường thi, của khoa cử, đến vấn đề về đạo đức văn hóa, cho thấy một xã hội theo xu hướng Tây hóa bắt đầu hình thành, người ta học chữ Tây, làm việc cho Tây, lấy chồng Tây... Những giá trị đạo đức truyền thống trong xã hội thay đổi, bức tranh chuyển mình của xã hội trong một thành thị thu nhỏ, tất cả trở nên nhố nhăng, kệch cỡm. Còn đâu đạo

phụ quân thần, phụ tử, phu phụ mà nhà nho tôn thờ, còn đâu cái gọi là cương thường, rường cột của xã hội. Lối sống Tây hóa đang ảnh hưởng đến cuộc sống của người thành thị, chỉ đến thế kỉ này thì mới những cái thú chơi như thế. Lối sống Pháp đang làm cho những lối sống truyền thống dần bị mai một : Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lụa là chẳng mặc (…) Khi cao lâu,

khi cà phê, khi nước đá, khi thuốc là,/ khi đủng đỉnh ngồi xe Sự đời Mán

chẳng buồn nghe. Bức tranh đời sống của những nhà nho - những người

đang dần trở thành “những người muôn năm cũ” thể hiện chân thực và sinh động trên những trang thơ Tú Xương.

Bên ngoài cách nói cười cợt, châm biếm ấy là một ông Tú “buồn đau”, buồn đau đến tuyệt vọng và bế tắc. Tình cảm yêu nước của nhà thơ được thể hiện rất thầm kín, ông không có những lời khẳng định dứt khoát mạnh mẽ như Nguyễn Trãi: “Bui có một lòng trung lẫn hiếu; mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”, không phải là “đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” mà đó là lòng yêu nước được ẩn sâu trong những tiếng cười chua xót, trong những hoài niệm sâu lắng của nhà thơ. Ông thương xót số phận của con người, thương cho những người nghèo trong xã hội thực dân nửa phong kiến:

Họ đầy đọa mãi dân cày cuốc Ai xét soi cho cảnh học trò

(Thề với người ăn xin)

Đôi khi đang cười cợt, châm biếm, tiếng gọi đò trong đêm vắng cũng làm nhà thơ “giật mình”. Cái “giật mình” trong đêm vắng của Tú Xương: “Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò” đáng trân trọng làm sao! Trân trọng một tâm hồn bên ngoài tiếng cười giễu cợt chọc phá, cười người, cười mình, cười mọi đối tượng ấy lại chất chứa một niềm đau sâu lắng: “Việc gì mà thức một mình ta”. Không chỉ có cười cợt, nhà thơ thành Nam Tú Xương vẫn đau đáu trong lòng một nỗi buồn thương, trăn trở, cái “ngoảnh cổ” đợi trông xót

xa đến dường nào:

Nhân tài đất bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Thái độ bất hợp tác với thực dân Pháp, đau lòng với thực tại, Tú Xương không ít lần muốn chạy trốn. Ông muốn “đui con mắt” như Nguyễn Đình Chiểu :

Muốn mù trời chẳng cho mù

Giương mắt trông chi buổi bạc tình

(Đau mắt)

Nhiều khi ông tìm sự vỗ về của tôn giáo, để lẩn tránh thực tại, quên đi thực tế cay nghiệt:

Gần chùa gần cảnh ta tu quách Cửa Phật quanh năm sẵn áo sồng

Trong thơ Tú Xương không còn hình ảnh quân vương trong vai trò dẹp loạn như Nguyễn Đình Chiểu: “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng?”. Ông cũng chưa một lần đề cập đến chuyện đánh Tây, ông có tâm lí chờ đợi kết cục của những cuộc chuyển vần này ra sao:

Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ

Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.

Sống trong hoàn cảnh như vậy thì ít nhiều môi trường cũng tác động đến cái giọng điệu sắc bén lồ lộ của thơ Tú Xương. Nhưng có lẽ là tác động nhiều hơn cả là cái sự thất bại liên miên của nhà thơ trên con đường khoa cử để kiếm tìm công danh. Tám lần thất bại (trừ một lần đậu tú tài) với bao nhiêu năm đèn sách đã vắt kiệt sức lực của nhà thơ. Ông là một đấng nam nhi, là trụ cột cho gia đình, ấy vậy mà ông không giúp gì được cho vợ con mà đôi khi tự ví như “đứa con cao cấp” của bà Tú. Vốn dĩ là chàng trai thị thành nổi tiếng hào hoa phong lưu nay chẳng khác chi một người sống nhờ vợ, lẽ nào nhà thơ

không thất vọng về bản thân mình.

Tú Xương lại là một người có tài văn chương thật sự. Tài của ông được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn khuyến và trần tế xương từ góc nhìn so sánh (Trang 45 - 108)