Tú Xương với “cái tôi”trữ tình nhà Nho thị dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn khuyến và trần tế xương từ góc nhìn so sánh (Trang 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Tú Xương với “cái tôi”trữ tình nhà Nho thị dân

Bàn về đối tượng miêu tả của văn học, các nhà nghiên cứu xưa nay đều thống nhất quan điểm cho rằng, trọng tâm khám phá, thể hiện của văn học là con người. Các nhà nghiên cứu xưa nay đều thống nhất khẳng định: nghệ thuật không phải nói về thiên nhiên mà là nói về cuộc sống con người, “ Văn học là nhân học” (M.Gooki).

Con người trong văn học được miêu tả ở nhiều kiểu dạng. Có thể đó là những con người tốt, xấu, cao thượng hèn hạ, hiền nhân thánh thiện, ngu dốt, lố bịch…. “Thế giới người” trong trang sách mang tất cả mọi đặc điểm sinh động và phức tạp như con người vốn có thực ở ngoài đời. Tuy nhiên, văn học

không phải là thước phim sao chép, quay chụp thế giới khách quan một cách lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm. Thế giới bên ngoài đi vào văn học bao giờ cũng được thanh lọc qua sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá trên những quan điểm nhất định của người nghệ sĩ. Con người trong tác phẩm văn học nói chung, trong thi ca nói riêng cũng không ngoại lệ. Đi qua thế giới tâm hồn của người nghệ sĩ, thế giới con người trên những trang văn luôn mang theo dấu ấn cảm xúc của chủ thể sáng tạo. Chính những dấu ấn cảm xúc này tạo nên quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn.

Có thể thấy ở Tú Xương khá rõ về tố chất và đời sống tâm lý của ông vừa hơn người, lại vừa khác người. Những giai thoại xung quanh về tài đối đáp cũng như tính ngông của ông thể hiện trên mọi lĩnh vực là một minh chứng. Sống trong xã hội đang có sự thay đổi sâu sắc, đô thị nhanh chóng phát triển, lối “tư sản hóa”, “Âu hóa” dần dần hình thành và bắt đầu tấn công mạnh mẽ vào lối sống cổ truyền, vốn đã được định hình từ mấy ngàn năm… Tú Xương lại là người cá tính cao. Trong thời đại ấy, con người ấy, Tú Xương trở thành một hiện tượng độc đáo trong việc thể hiện “cái tôi” qua việc bộc lộ một cách gián tiếp miêu tả con người và hiện thực cuộc sống. Ngòi bút trào phúng “sắc bén” của Tú Xương dựng lên cả một thời đại, một thế giới nhân vật, một xã hội kệch cỡm nhốn nháo hổ lốn giữa buổi giao thời có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà văn nhà thơ hiện đại sau này.

Tú Xương sinh ra và lớn lên ở thành thị vào thời kỳ chế độ thực dân nửa phong kiến được xác lập, nền kinh tế tư bản phát triển ở một nước thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn đời sống tinh thần của nhân dân.

Nỗi buồn sâu lắng, niềm đau chua chát, tiếng cười khinh bỉ cuộc đời của nhà Nho bất phùng thời Tú Xương gửi lại trong những vần thơ độc đáo vừa thể hiện cái ngông ngạo trước cuộc đời, vừa bi phẫn chửi đời cũng vừa để cười trách “phận ẩm duyên ôi” của mình. “Cái tôi” trữ tình trong thơ Tú

Xương được hình thành từ sự tác động của môi trường đô thị hóa Nam Định, từ đời sống cá nhân và quan điểm sống của ông trước hiện thực xã hội, đặc biệt là sự long đong, lận đận vì thi cử:

Trách mình phận hẩm lại duyên ôi Đỗ suốt hai trường hỏng một tôi!

Việc thi cử vất vả của Tú Xương gắn liền với sự túng bấn của gia đình. Mang nghiệp đèn sách trong cảnh gia đình nghèo lại đông con, tất cả gánh nặng gia đình dồn hết trên đôi vai bà Tú. Cảnh nghèo túng, hỏng thi khiến ông cay cú, buồn bực… Tú Xương với bản tính thích giao lưu, ông quan niệm một con người tài hoa thì không thể thiếu giao lưu, kết bạn. Chính vì vậy, trong cảnh túng bấn, ông vẫn tiếp đãi bạn bè nhiệt tình, phóng khoáng. Ghi nhận tấm lòng Tú Xương với bạn bè , với người thân giữa thời cuộc nhiễu nhương vẫn rất vẹn tình, Trần Thanh Mại cho rằng: “Con người Tú Xương thường ngày bị cuộc sống dày vò, bị thời thế chà đạp, vẫn giữ một tấm lòng trong trắng, không bợn một chút keo kiệt hay tính toán nào” [40, tr.26].

Tú Xương vốn tính phóng khoáng, hồn hậu, cũng quyết tâm thi thố với đời để lập danh. Tiếc thay, cuộc đời không dành ưu ái đến ông. Những thất bại liên tiếp trong cuộc đời trên con đường khoa cử đã tạo nên tính cách ngông nghênh, kiêu ngạo, có lúc tưởng chừng như bất cần đời ở ông. Nhiều người nhận ra Tú Xương là một nhà nho “hành đạo một cách sục sặc”. Ông Tú vẫn luôn tình nồng nhưng lời lẽ thì “kinh” ra mặt. Nguyễn Tuân đã nhận xét: “Con người tú tài ấy vui tin đạo học, lạc đạo nhưng khó bề an bần, cũng trò rượu lầu ca, thuyền hát… Tú Xương hành đạo một cách sục sặc, tình thì nồng hậu mà lời thì kinh ra mặt” [89, tr.16]. Đó là một Tú Xương ngông ngạo, luôn sắc sảo và cay độc trước cuộc sống.

Trong Tú Xương là sự đan xen, xâm nhập của những giá trị cũ và giá trị mới, ông dần rời xa những giá trị truyền thống để hòa nhập vào một tầng lớp

mới - tầng lớp tiểu tư sản. Với quan niệm sống, phong cách sống của mình, thi sĩ thành Nam không giống với bất kỳ một loại hình nhà Nho nào từng tồn tại trong lịch sử. Ông không thuộc loại nhà Nho chính thống và cũng không phải là nhà Nho tài tử. Cá tính riêng biệt đã nhào nặn nên một nhân cách thị dân tư sản hóa. Điều này tạo nên “cái tôi” trữ tình riêng biệt của Tú Xương, không chảy cùng mạch ngầm tư tưởng với những nhà Nho đương thời.

Khác với Nguyễn Khuyến, Tú Xương khi phản ánh hiện thực ông thường miêu tả một cách chân thật đến chua xót, đắng cay. Tuy nhiên, đó không phải là một lối chửi đổng, bất lực chứng tỏ một trạng thái đầy ghen tức, oán hờn. Ông không hoàn toàn đứng trên lập trường cá nhân, bất mãn để phản ánh hiện thực.

Thời đại mà Tú Xương chứng kiến, đó là sự thảm bại của phong trào Cần Vương. Xã hội thành thị ông sống tràn ngập những me Tây, thầy Ký, thầy thông, thầy phán…, đó là kết quả của sự thắng lợi của bọn thực dân khi thiết lập chính sách mới trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… ở nước ta. Những chính sách cai trị của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm biến đổi một cách sâu sắc xã hội Việt Nam. Lối sống tư sản hóa, lối sống Âu hóa dần dần hình thành và tấn công vào lối sống cổ truyền, lối sống phong kiến. Đúng là một cuộc thay đổi hình thái xã hội, đất nước Việt Nam. Nhà thơ đã ghi lại rất sinh động, trung thành bức tranh xã hội buổi giao thời ấy và thể hiện tâm trạng của mình, “con người thật” của mình với những cảm xúc rất “thật”.

Trong thơ Tú Xương, kiểu hình tượng nhà nho thị dân đã thay thế cho kiểu hình tượng nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử. Những đại trượng phu, quân tử, quen thuộc trong thơ cổ điển đã “lùi lại”, để hiện lên khá rõ kiểu nhà Nho thị dân với những khác biệt nổi bật.

sáng tạo của nhà nho, Tú Xương “nói chí” trong cảm thức nghệ thuật của một nhà nho thị dân. Với cách thể hiện này, Tú Xương đã tạo cho thơ ông một giọng điệu riêng, một kiểu “ngôn chí” đặc biệt và hoàn toàn khác biệt với kiểu “ngôn chí” trong thơ nhà nho trung đại.

Trong cách tự bạch về bản thân mình, Tú Xương không ngần ngại giới thiệu lối sống mang đậm tính thị dân của ông một cách “bung bứt”: “Sáng vác ô đi, tối vác về”, và ông “biết” tất cả “mùi vị” tận hưởng cuộc sống: “Biết ngồi Thống Bảo, biết đi cô đầu/ Biết thuốc lá, biết chè tàu/ Cao lâu biết vị, thanh lâu biết mùi” (Hỏi ông trời). Là nhà nho, nhưng Tú Xương “nói chí” theo cách của mình. Rõ ràng, trong thơ Tú Xương một kiểu nhà nho thị dân bung bứt ngông ngạo đã “giành chỗ” nhà nho đạo mạo quan phương cao nhã.

Tú Xương có phần bất mãn cá nhân nhưng đó không hẳn là lý do duy nhất để tạo nên một ông Tú chán nản, vung vít cay cú trước cuộc đời… Trong sâu thẳm ở ông còn mang nỗi đau tiếc nuối một thời kỳ quá vãng “Giật mình còn gọi tiếng ai gọi đò”, thất vọng sâu sắc trong ông là sự đổi thay toàn diện với tất cả những cái nhố nhăng lố bịch của xã hội khi mà nho phong tàn tạ, sĩ khí tiêu điều, bút lông thất thế: “Quẳng bút lông đi, giắt bút chì”…, mà một nhà nho như ông khó lòng chấp nhận. Tất cả những sắc thái tâm lý đó được ông thể hiện qua thơ với “cái tôi” trữ tình của người nghệ sĩ sắc sảo, đanh thép và đôi lúc cũng “yếu mềm” đắng cay trong nước mắt.

Tiểu kết:

Sự khủng hoảng xã hội phong kiến một cách toàn diện dẫn đến sự biến chuyển của văn học và nhận thức của mỗi nho sĩ thời ấy. “Cái tôi” trữ tình của Nguyễn Khuyến và Tú Xương thể hiện trong thơ bị chi phối từ những biến động lịch sử - xã hội.

và nhân cách đạo đức của mỗi nhà nho. Họ cảm thấy mình thừa thải, vô nghĩa trước thời cuộc. Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà nho cuối mùa của xã hội phong kiến, phải chứng kiến một cách toàn diện sự đổi thay của lịch sử và chịu tác động trực tiếp trước thời cuộc. Nhận thức về nhân cách nhà nho thay đổi dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm sáng tác văn chương. Sự khác nhau về cuộc đời cũng như tính cách là yếu tố dẫn đến sự khác biệt trong cách thể hiện “cái tôi” trữ tình qua thi phẩm của hai nhà thơ.

Chƣơng 2

BIỂU HIỆN “CÁI TÔI” TRỮ TÌNH TRONG THƠ

NGUYỄN KHUYẾN, TÚ XƢƠNG - TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH 2.1. Nguyễn Khuyến - “cái tôi” trữ tình cao nhã, thâm thúy

2.1.1. “Cái tôi” sâu lắng, khắc khoải niềm đau

Văn học Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã có những thay đổi nhất định trong từng thời kỳ khác nhau. Đặc biệt, từ cuối thế kỷ XIX, sự thay đổi xã hội gần như là toàn diện trên các lĩnh vực. Nguyễn Khuyến là một trong những đại diện cuối cùng chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, tận mắt thấy mọi sự sụp đổ chính trị, kinh tế, đổ vỡ trên các nền tảng đạo đức… Đau xót nhất là một nhà nho quân tử, một ông quan đầu triều phải chứng kiến sự sụp đổ không thể nào cứu vãn nỗi của một tư tưởng đã lỗi thời cũng như sự bất lực đến hài hước của một loại hình trí thức đại diện cho hệ tư tưởng trước lịch sử.

Nguyễn Khuyến cũng từng nuôi chí lập công danh, đền ơn xã tắc như bao nhà nho khác. Biến động trước cơn phong ba lịch sử, đất nước loạn lạc, đạo đức ngả nghiêng, những lý thuyết suông trong sách vở từ cửa Không sân Trình chẳng có ý nghĩa gì. Bất lực, xót xa, buồn đau khắc khoải, nhà thơ gửi cả tâm tình vào những vần thơ. Trong thơ, Nguyễn Khuyến giãi bày, diễn tả thế giới tình cảm riêng tư, tư tưởng, ý thức và sự lựa chọn thái độ sống trước thời cuộc. Nói cách khác, trong thơ Nguyễn Khuyến có con người cá nhân với cái tôi trữ tình sâu lắng, luôn khắc khoải một niềm đau.

Sống trong một thời đại khủng hoảng toàn diện, Nguyễn Khuyến mang nặng những suy tư trăn trở, những day dứt nội tâm. Nhà nho hành đạo nào cũng mong được nhập thế, xuất thế là điều bất đắc dĩ trong sự lựa chọn “minh triết bảo thân”. Trước hiện thực đất nước, cuộc đấu tranh “ở hay về” trong

lưỡng cực: Tiêu dao độc tiễn lang phong địch/ bán thượng trùng tiêu bán lạc trần (Ngẫu thành). Chọn con đường cáo quan về quê như nhiều nhà nho đương thời, Nguyễn Khuyến xem như đó là một lựa chọn đúng đắn song không hẳn tâm trạng ông lại hoàn toàn thanh thản. Cái tâm lý “tủi phận”, “thẹn mình”, tâm lý hoang mang… thỉnh thoảng vẫn trở về trong tâm tưởng nhà thơ.

Dứt bỏ con đường danh lợi chốn quan trường, Nguyễn Khuyến trở về với “hạc độc, mây côi”:

Đời loạn, đi về như hạc độc Tuổi già, hình bóng tựa mây côi

(Cảm tác)

Về với ruộng vườn, Nguyễn Khuyến mượn thiên nhiên làm bạn tiêu sầu và hòa mình vào đời sống nông thôn. Suốt cuộc đời mình, nhà thơ luôn sống chan hòa, gần gũi, chân tình với những người nông dân nghèo khổ. Ông xứng đáng là nhà thơ của nông thôn với những bài thơ miêu tả tinh tế, chân thực những vẻ đẹp bình dị của nông thôn. Nhận xét về nhà thơ “làng cảnh” Nguyễn Khuyến, GS. Nguyễn Lộc cho rằng: “Trước Nguyễn Khuyến, trong văn chương Việt Nam thỉnh thoảng có những tác phẩm viết về nông thôn, những hình ảnh của nông thôn trong văn học nói chung còn mờ nhạt. Có thể nói, với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học” [34, tr.40]. Nguyễn Khuyến không sử dụng những ước lệ sang trọng rèm châu, lầu ngọc, chén vàng… như trong văn học cổ mà đi tìm những hình ảnh gần gũi làng quê; gian nhà cỏ, ngõ tối, đêm sâu, làn ao, nước biếc… Hình ảnh thân thương bình dị nơi làng quê được tác giả miêu tả tự nhiên mà sống động như chính hiện thực vốn có của làng quê yên ả.

Cũng tìm về với thiên nhiên, mây ngàn hạc nội như bao nhà nho trung đại để di dưỡng tâm hồn, Nguyễn Khuyến tìm đến thiên nhiên để lắng nghe

âm thanh, để hòa vào từng cảm xúc. Thiên nhiên trong thơ ông nhuốm màu tâm sự. Vịnh hoa cúc, nhà thơ gửi cả lòng mình: Chọi rét một thân ai là bạn/

Chẳng lạc lòng son thật đáng thương. Thương hoa cúc hay thương thân mình

trong cảnh ngộ bi ai!

Trong thơ Nguyễn Khuyến, thiên nhiên là cái vỏ chứa đựng nỗi buồn, nỗi lo đời của chính nhà thơ. Tiếng cuốc kêu khắc khoải năm canh của hồn Thục Đế thác vào hay tiếng khắc khoải triền miên ròng rã của “cái tôi” trữ tình buồn đau khắc khoải nhà nho Nguyễn Khuyến. Tâm sự “nhớ nước” ấy suốt cuộc đời Nguyễn Khuyến luôn mang theo và mãi mãi như tiếng cuốc kêu rền rĩ giữa canh khuya:

Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ Ấy hồn thực đế thác bao giờ

Năm canh máu chảy đêm hè vắng Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ Có phải tiếc xuân mà đến gọi ? Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ ? Thâu đem ròng rã kêu ai đó ? Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ

(Cuốc kêu cảm hứng)

Mượn hình ảnh con cuốc kêu hè, nhà thơ đã cực tả nỗi đau rỉ máu (máu chảy), nỗi buồn nát ruột tan hồn (hồn tan) của chính bản thân mình trước cảnh điêu linh của nước tổ. Tiếng kêu ấy cứ vang mãi trong đêm khuya, cô độc và lẻ loi. Điều này càng làm tăng gấp bội nỗi buồn đau của Nguyễn Khuyến. Tiếng cuốc kêu thâu đêm chảy máu hồn ấy được Xuân Diệu gọi là: “Tiếng kêu da diết, ám ảnh, chì chiết một tiếng chim kêu có sắc đỏ, khóc nức nở, gào thảm thiết, tiếng kêu có máu, khắc khoải, tiếng huyết kêu mất nước! Nhớ nước" [10, tr.65]. Sức lay động lòng người của tiếng lòng nhà thơ cứ thế

trường tồn mãi với thời gian.

Sống giữa thiên nhiên mà tâm hồn nhà thơ vẫn không hề thanh thản. Nghe tiếng cuốc kêu gợi cho ông bao nỗi đau đời. Sống “ẩn dật”, thực chất là Nguyễn Khuyến lánh chốn quan trường để tìm sự cân bằng trong trạng thái tâm hồn, là để di dưỡng tinh thần, bảo vệ lý tưởng sống của nhà nho.

Là một bậc đại nho danh tiếng nhưng Nguyễn Khuyến không hề tự đối lập mình với mọi người như Nguyễn Công Trứ. Trái lại, tấm lòng thi nhân luôn tìm đến với những cảnh sống chật vật, eo hẹp của lớp dân quê dân cày, luôn lấy hồn mình để hiểu hồn người. Cảnh sinh hoạt nông thôn khó khăn đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn khuyến và trần tế xương từ góc nhìn so sánh (Trang 33)