3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch trùn quế đến sinh trưởng
trưởng của cá
Trùn quế (Perionyx excavatus) còn được gọi là giun đỏ hay giun mồi câu, có hàm lượng protein rất cao, chiếm đến 68 - 70% vật chất khô, lipid 7 - 8%, hydratcarbon 12 - 14% và tro 11 -12%. Trùn quế thuộc nhóm trùn ăn phân, có thân hình nhỏ, dài khoảng 10 - 15cm, thân mảnh như que đan len, có màu nâu tím, ánh bạc và sống ẩn nấp dưới các hòn gạch, hòn đá, các miếng gỗ hay dưới các lớp phân, rãnh nước cạnh chuồng heo, trâu, bò. Bên cạnh đó, trùn quế là đối tượng có khả năng tự phân, nhưng quá trình tự phân nhờ hệ protease nội tại thường kéo dài, mùi hôi khó chịu và hiệu suất không cao. Trong khi đó, hệ enzyme protease từ Bacillus subtilis có khả năng thủy phân được nhiều loại protein khác nhau, hoạt động tốt trong giới hạn nhiệt độ và pH rộng. Mặc dù, trùn quế tươi có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng việc sử dụng trùn quế tươi lại gây khó khăn trong quá trình bảo quản, sử dụng và thương mại hóa. Vì vậy, để khắc phục những vấn đề trên, nhiều cơ sở nuôi trùn đã thủy phân trùn quế thành dịch. Dịch trùn quế là quá trình thủy phân trùn quế tươi bằng chế phẩm enzym sinh học, dịch trùn quế có chứa 100% amino acid tự nhiên với đầy đủ 15 loại acid amin thiết yếu và chuỗi peptides cần thiết cho sự sinh trưởng của thủy sản nói chung và cá nói riêng[61].
Theo Nguyễn Văn Minh và cộng sự (2010), khi phân lập vi sinh vật kiểm soát mầm bệnh trong trùn quế (Perionyx excavatus) nhận thấy: trong 13 chủng Bacillus sp. thì thấy 3 chủng Bacillus sp. đối kháng với vi khuẩn gây
bệnh và kháng mạnh với nhóm Vibrio. Vi khuẩn Bacillus sp. trong trùn quế
có khả năng tham gia vào chuyển hóa vật chất hữu cơ và bùn hữu cơ trong ao nuôi, có tác dụng cải thiện môi trường[11].
20
Theo Nguyễn Lê Hoàng Yến và Nguyễn Bảo Trung (2014), thức ăn có bổ sung dịch trùn quế có tác dụng tốt trong cải thiện chất lượng môi trường nước ương, góp phần gia tăng tỷ lệ sống của ấu trùng trong sản xuất giống tôm càng xanh và hạn chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp. Ấu trùng có tỉ lệ sống đạt cao nhất (90,0 ± 0,48%) ở nghiệm thức được cho ăn bằng thức ăn bổ sung dịch trùn với liều lượng 3 ml/kg thức ăn mỗi ngày và khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (55,9 ± 3,7%)[30].
Hoàng Văn Duật và cộng sự (2018) nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung trùn quế vào công thức thức ăn cho cá chình hoa (Anguilla marmorata) giai đoạn giống với ba công thức thức ăn có tỷ lệ (% khối lượng) bột cá và bột trùn quế có sự khác nhau lần lượt là 44%, 12% (CT1); 50%, 6% (CT2) và 65%, 0% (CT3). Sau ba tháng thí nghiệm, cá ở CT1 cho hiệu quả tốt nhất với tốc độ tăng trưởng cao nhất và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp nhất. Như vậy, sử dụng CT1 có bổ sung 12% bột trùn quế vào thức ăn cho cá chình giống, cá sẽ lớn nhanh hơn và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp hơn CT2 (6% bột trùn quế) và CT3 không bổ sung bột trùn quế[2].
Hồ Tấn Cường (2009) nghiên cứu sử dụng dịch đạm từ trùn quế (Perionyx
excavatus) nuôi thử nghiệm trên cá rô phi (Oreochromis niloticus). Thí
nghiệm được tiến hành với bốn nghiệm thức gồm NT ĐC không thay thế bột cá bằng dịch trùn quế, NTI thay thế 25% khối lượng bột cá bằng dịch trùn quế, NT II thay thế 50% khối lượng bột cá bằng dịch trùn quế và NT III thay thế 75% khối lượng bột cá bằng dịch trùn quế. Kết thúc thí nghiệm, cá ở NT I có tốc độ tăng trưởng cao nhất và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp nhất khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Chứng tỏ khi bổ sung 25% dịch trùn quế vào trong khẩu phần thức ăn thì có ý nghĩa tích cực trong sự phát triển của cá[1].
21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU