3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của phương pháp cho ăn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông
- Chọn cá thí nghiệm: Chọn cá giống khỏe mạnh, có khối lượng trung bình 2,91±0,41g và có chiều dài thân trung bình 52,96±0,005mm. Cá được thuần trong bể thí nghiệm 3 ngày trước khi thí nghiệm chính thức được tiến hành để cá quen với môi trường sống mới. Trước khi thí nghiệm thì xác định lại khối lượng cá thí nghiệm.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trong bể xi măng (500 lít). Thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức NT1 (đối chứng), NT2, NT3 tương ứng với việc bố trí nuôi cá như sau:
22
+ Nghiệm thức 1 (NT1): cho cá ăn theo nhu cầu 2 lần/ngày vào lúc 6 – 7 giờ và 17 – 18 giờ.
+ Nghiệm thức 2 (NT2): cho cá ăn theo nhu cầu 7 ngày, ngừng 2 ngày và lặp lại tương tự.
+ Nghiệm thức 3 (NT3): cho cá ăn theo nhu cầu 7 ngày, ngừng 3 ngày và lặp lại tương tự.
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. - Mật độ cá thí nghiệm: 40 con/bể.
- Thời gian thí nghiệm: 60 ngày.
- Chăm sóc và quản lý: Công tác chăm sóc, quản lý trong quá trình tiến hành thí nghiệm giữa các nghiệm thức là như nhau.
+ Thức ăn sử dụng: Thức ăn được sử dụng cho cá thí nghiệm là thức ăn dạng viên nổi nhãn hiệu Micro 80 của công ty Nutreco International (Việt Nam), có hàm lượng đạm 42% và kích cỡ viên là 0,5 - 1 mm. Cho cá ăn theo nhu cầu, ngày 2 lần (sáng vào lúc 6 – 7 giờ và chiều vào lúc 17 – 18 giờ). Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến lượng ăn, có thể giảm hoặc ngừng cho ăn.
+ Trong thời gian thí nghiệm, định kỳ 10 ngày thay nước 1 lần, thay 25% lượng nước thí nghiệm, xi phong đáy hàng ngày và bổ sung lượng nước hao hụt. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện không sục khí.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của dịch trùn quế đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông
- Chọn cá thí nghiệm: Chọn cá giống khỏe mạnh, có khối lượng trung bình 2,94±0,05g và có chiều dài thân trung bình 53,26±0,005mm. Cá được thuần trong bể thí nghiệm một tuần trước khi thí nghiệm chính thức được tiến hành
23
để cá quen với môi trường sống mới. Trước khi thí nghiệm thì xác định lại khối lượng cá thí nghiệm.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trong bể xi măng (500 lít). Thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức NT1 (đối chứng), NT2, NT3 tương ứng với liều lượng dịch trùn quế bổ sung vào thức ăn (0, 10, 20 ml/kg thức ăn). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Mật độ cá thí nghiệm: 40 con/bể. - Thời gian thí nghiệm: 60 ngày.
- Chăm sóc và quản lý: Công tác chăm sóc, quản lý trong quá trình tiến hành thí nghiệm giữa các nghiệm thức là như nhau.
+ Dịch trùn quế sử dụng: Sản phẩm dịch trùn quế Promins do công ty trùn quế An Phú cung cấp. Từ 100% trùn quế, dịch trùn quế Promins có chứa Alanine (1400mg/lít); Glycine (1700mg/lít); Leucine (850mg/lít); Serine (480mg/lít); Aspartic acid (600mg/lít); Glutamic acid (800mg/lít); Lysine (280mg/lít); Valine (600mg/lít); Inositol (2200mg/lít).
+ Thức ăn sử dụng: Thức ăn được sử dụng cho cá thí nghiệm là thức ăn dạng viên nổi nhãn hiệu Micro 80 của công ty Nutreco International (Việt Nam), có hàm lượng đạm 42% và kích cỡ viên là 0,5 - 1 mm.Cho cá ăn theo nhu cầu, ngày 2 lần (sáng vào lúc 6 – 7 giờ và chiều vào lúc 17 – 18 giờ). Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến lượng ăn, có thể giảm hoặc ngừng cho ăn.
+ Cách phối trộn dịch trùn quế vào thức ăn: Sử dụng liều lượng dịch trùn quế theo nghiệm thức N2 và N3 là 10ml và 20ml Promins hòa tan trong 100ml nước, sau đó trộn với 1kg thức ăn, ủ 10 phút trước khi cho cá ăn.
24
+ Trong thời gian thí nghiệm, định kỳ 10 ngày thay nước 1 lần, thay 25% lượng nước thí nghiệm, xi phong đáy hàng ngàyvà bổ sung lượng nước hao hụt. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện không sục khí.