Ảnh hưởng của phương pháp cho ăn đến tỷ lệ sống của cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của dịch trùn quế và phương pháp cho ăn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông (anabas testudineus) (Trang 48 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.3. Ảnh hưởng của phương pháp cho ăn đến tỷ lệ sống của cá

Tỷ lệ sống của cá được kiểm tra định kỳ 15 ngày một lần và kết quả được trình bày ở Bảng 3.7.

Nhìn chung, tỷ lệ sống của cá ở NT1, NT2 và NT3 thay đổi theo thời gian nuôi. Ở hai giai đoạn đầu (0 – 15 ngày và 15 – 30 ngày), tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức đều đạt 100%, giá trị này được duy trì ở NT1 trong giai đoạn tiếp theo (30 – 45 ngày), trong khi ở NT2 và NT3 giảm xuống lần lượt là 97,50% và 99,17%. Ở giai đoạn 45 – 60 ngày, tỷ lệ sống của cá ở NT1 giảm còn 98,33% trong khi NT2 và NT3 duy trì được số lượng cá từ giai đoạn nuôi trước đó.

Bảng 3.7. Tỷ lệ sống (%) của cá theo giai đoạn nuôi Nghiệm

thức

Giai đoạn nuôi

0 – 15 ngày 15 – 30 ngày 30 - 45 ngày 45 - 60 ngày 0 - 60 ngày NT1 100,00±0,00a 100,00±0,00a 100,00±0,00a 98,33±1,44a 98,33±1,44a

NT2 100,00±0,00a 100,00±0,00a 97,50±4,33a 100,00±0,00a 97,50±4,33a

NT3 100,00±0,00a 100,00±0,00a 99,17±1,44a 100,00±0,00a 99,17±1,44a

Ghi chú: Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Như vậy, tỷ lệ sống của cá không có sự biến động nhiều qua các giai đoạn nuôi, kết thúc thí nghiệm đạt từ 97,50– 99,17% (Bảng 3.7, Hình 3.9). Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức không có sự khác biệt ở từng giai đoạn nuôi cũng như cả thời gian thí nghiệm (p>0,05). Cụ thể, kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ

39

sống của cá ở NT1 là 98,33%, ở NT2 là 97,50% và ở NT3 là 99,17%. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu về phương pháp cho ăn của Tian và Qin (2003) trên cá chẽm (Lates calcarifer), với tỷ lệ sống của cá sau thời gian thí nghiệm đạt 100% ở tất cả các nghiệm thức[43]. Tương tự như vậy, nghiên cứu trên cá tráp (Sparus aurata) của Eroldoğan (2008) cho tỷ lệ sống từ 98 – 100%, trên cá rô phi vằn của Nguyễn Thanh Tâm và Nguyễn Thanh Thảo (2009) cho tỷ lệ sống 92,20 – 97,80% và không khác biệt giữa các nghiệm thức[18] [38]. Như vậy, có thể thấy rằng, tỷ lệ sống của cá trong những nghiên cứu này cũng như rô đầu vuông trong thí nghiệm của chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi phương pháp cho ăn gián đoạn.

Hình 3.9. Tỷ lệ sống (%) của cá trong quá trình thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của dịch trùn quế và phương pháp cho ăn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông (anabas testudineus) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)