Ảnh hưởng của phương pháp cho ăn đến sinh trưởng tích lũy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của dịch trùn quế và phương pháp cho ăn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông (anabas testudineus) (Trang 41 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2.1. Ảnh hưởng của phương pháp cho ăn đến sinh trưởng tích lũy

chiều dài thân của cá

Kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy về chiều dài thân cá rô đầu vuông nuôi thương phẩm dưới tác động của phương pháp cho ăn được thể hiện ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân (mm) của cá theo thời gian nuôi Nghiệm

thức

Thời gian nuôi

0 ngày 15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày NT1 52,97±0,33a 83,10±1,41a 93,07±0,78a 98,87±0,90a 101,60±2,15a

NT2 52,96±0,21a 75,66±0,66b 84,48±0,63b 89,47±0,43b 92,54±0,43b

NT3 52,96±0,09a 73,44±0,36c 83,18±0,56b 89,60±1,48b 91,95±1,52b

Ghi chú: Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Nhìn chung, sinh trưởng tích lũy chiều dài thân của cá tăng dần theo thời gian nuôi. Cụ thể, từ 0 đến 60 ngày nuôi, chiều dài thân cá ở NT1 tăng từ 52,97 đến 101,60mm, ở NT2 tăng từ 52,96 đến 92,54mm và ở NT3 tăng từ 52,96 đến 91,95mm. Tại thời điểm 15 ngày nuôi, sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá giữa các nghiệm thức có sự sai khác về mặt thống kê, trong đó NT1 có chiều dài thân cá cao nhất (83,10mm), tiếp theo là NT2 (75,66mm) và thấp nhất là NT3 (73,44mm) (p<0,05). Tại thời điểm 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày; chiều dài thân cá ở NT1 tiếp tục cho kết quả cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với chiều dài thân cá ở NT2 và NT3 (p<0,05); trong khi đó chiều dài thân cá ở NT2 và NT3 tương tự nhau (p>0,05) (Hình 3.5).

Qua hình 3.5 có thể nhận thấy rằng, chiều dài thân cá ở các nghiệm thức có sự tăng trưởng rõ nét sau 15 ngày nuôi, sau đó sự tăng trưởng này chậm dần; đặc biệt tại thời điểm 45 và 60 ngày nuôi, chiều dài thân cá ở mỗi nghiệm thức hầu như không có sự chênh lệch nhiều, cụ thể chiều dài thân cá ở NT1

32

đạt từ 98,87 đến 101,60mm; ở NT2 đạt từ 89,47 đến 92,54mm và ở NT3 đạt từ 89,60 đến 91,95mm. Kết quả như vậy là do sự giảm nhiệt độ môi trường nước vượt khỏi giới hạn nhiệt độ thích hợp cho cá, dẫn đến sự sinh trưởng, phát triển của cá cũng giảm theo.

Như vậy, cá rô đầu vuông được cho ăn gián đoạn 2 ngày (NT2) và gián đoạn 3 ngày (NT3) không có khả năng sinh trưởng để đạt tới chiều dài thân như cá được cho ăn liên tục (NT1).

Hình 3.5. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy chiều dài thân (mm) của cá theo thời gian nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của dịch trùn quế và phương pháp cho ăn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông (anabas testudineus) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)