Ảnh hưởng của dịch trùn quế đến hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của dịch trùn quế và phương pháp cho ăn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông (anabas testudineus) (Trang 63 - 65)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.4. Ảnh hưởng của dịch trùn quế đến hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu

quả sử dụng thức ăn của cá

Dựa vào sự tăng trưởng khối lượng và lượng thức ăn tiêu thụ của cá, chúng tôi tính toán hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá ở các nghiệm thức. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.16.

Bảng 3.16 . Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE) của Giai đoạn nuôi FCR FCE NT1 NT2 NT3 NT1 NT2 NT3 0 – 15 ngày 1,33±0,10a 1,42±0,03a 1,40±0,08a 0,75±0,06a 0,71±0,02a 0,72±0,04a 15 – 30 ngày 1,64±0,09a 1,60±0,10a 1,67±0,20a 0,61±0,03a 0,63±0,04a 0,60±0,08a 30 – 45 ngày 1,33±0,19a 1,70±0,06b 1,68±0,11b 0,76±0,12a 0,59±0,02b 0,60±0,04b 45 – 60 ngày 1,31±0,06a 1,66±0,36a 1,64±0,31a 0,76±0,04a 0,63±0,15a 0,62±0,11a 0 – 60 ngày 1,38±0,09a 1,57±0,14a 1,58±0,10a 0,72±0,05a 0,64±0,06a 0,64±0,04a

Ghi chú: Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Xét riêng từng chỉ tiêu, trong cùng một hàng, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết quả ở Bảng 3.16 cho thấy, FCR ở các nghiệm thức tương đối thấp (dao động từ 1,31 đến 1,70), tuy nhiên có sự thay đổi ở các giai đoạn nuôi. Ở các giai đoạn 0 – 15 ngày, 15 – 30 ngày và 45 – 60 ngày, FCR ở NT1,NT2 và

54

NT3 không khác nhau (p>0,05). Tuy nhiên, ở giai đoạn 30 – 45 ngày, FCR ở NT1 (1,33) cao hơn có ý nghĩa so với ở NT2, NT3 (p<0,05); FCR ở NT2 (1,70 ) và NT3 (1,68) không khác nhau (p>0,05). Khi xét chung cho cả thí nghiệm (0 – 60 ngày) thì FCR ở NT1, NT2 và NT3 khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê(p>0,05), lần lượt đạt các giá trị là 1,38, 1,57 và 1,58. Tương tự như FCR, không có sự khác biệt về thống kê của FCE giữa các nghiệm thức ở các giai đoạn 0 – 15 ngày, 15 – 30 ngày và 45 – 60 ngày (p>0,05). Ngược lại, có sự khác nhau về mặt thống kê của FCE giữa NT1 so với NT2 và NT3 ở giai đoạn 30 – 45 ngày (p<0,05), trong đó NT2 có FCE thấp nhất. Xét chung cho cả quá trình thí nghiệm (0 – 60 ngày), NT2 và NT3 đều có FCE đạt giá trị 0,64, thấp hơn so với NT1 (0,72) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05).

Không giống với kết quả của chúng tôi, khi nghiên cứu trên cá chình hoa (Anguilla marmorata) giai đoạn giống, Hoàng Văn Duật và cộng sự (2018) cho thấy có sự khác nhau về FCR giữa các nghiệm thức thí nghiệm, trong giá trị FCR đạt thấp nhất (2,42) ở CT1 (44% bột cá, 12% bột trùn quế), tiếp theo là CT2 (50% bột cá, 6% bột trùn quế), đạt 2,58 và cao nhất là CT3 (65% bột cá, 0% bột trùn quế), đạt 2,71[2]. Tương tự như vậy, Hồ Tấn Cường (2009) cũng cho thấy, hệ số chuyển hóa thức ăn của cá rô phi đạt tốt nhất khi thay thế 25% khối lượng bột cá bằng dịch trùn quế (FCR=1,72) so với thay thế khối lượng bột cá bằng 50% và 75% dịch trùn quế[1]. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, hệ số chuyển hóa thức ăn của cá rô đầu vuông trong thí nghiệm của chúng tôi là tương đối thấp so với cá rô phi trong nghiên cứu của Hồ Tấn Cường (2009) và cá chình hoa trong nghiên cứu của Hoàng Văn Duật (2018).

55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của dịch trùn quế và phương pháp cho ăn đến sinh trưởng và sống sót của cá rô đầu vuông (anabas testudineus) (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)