Các nghiên cứu về khả năng kết hợp và ưu thế lai trên cây dưa lưới ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng kết hợp và khả năng tạo ưu thế lai của các dòng dưa lưới trồng tại thành phố quy nhơn, bình định (Trang 33 - 34)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.6. Các nghiên cứu về khả năng kết hợp và ưu thế lai trên cây dưa lưới ở

Việt Nam

Hiện nay các nghiên cứu về khả năng kết hợp ở nước ta chủ yếu trên các loại cây trồng phổ biến như cà chua, dưa leo, ớt, ngô, lúa….

Dưa lưới là một loại cây trồng mới nên chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về khả năng kết hợp trên cây dưa lưới. Tuy nhiên do dưa lưới là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và mang lại lợi nhuận đáng kể só với các loại cây trồng khác và hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống dưa lưới khác nhau, hầu hết là giống có nguồn gốc ngoại nhập có giá thành cao nhưng lại không phù hợp với đặc thù riêng của từng vùng miền. Mặt khác các giống dưa lưới được trồng hiện nay không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng quả, độ ngọt, màu sắc … so với thị hiếu của người tiêu dùng. Chính vì những lí dó trên mà công tác chọn tạo dưa lưới đang càng càng được quan tâm.

Tính đến thời điểm hiện tại, các công trình nghiên cứu về khả năng kết hợp trên dưa lưới là không nhiều. Điển hình có nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Nguyệt Anh, Phạm Quang Tuân, Vũ Văn Liết, Nguyễn Trung Đức, Đoàn Thị Yến của Viện Nghiên cứu và Phát triên cây trồng trực thuộc Học viện Nông Nghiệp Việt Nam với đề tài “ Đa dạng di truyền và khả năng kết hợp về năng suất, chất lượng của các dòng dưa thơm (Cucumis melo L.)”

Kết quả của nghiên cứu này là xác định được 4 dòng D1, D3, D7, D20 có khả năng kết hợp về tính trạng năng suất và độ brix thịt quả từ 6 dòng ban đầu. Trên cơ sở nghiên cứu này các tác giả sẽ tiếp tục phát triển để cho ra đời các dòng dưa thơm mới[1].

Một nghiên cứu khác của Đoàn Hữu Cường và cộng sự “Đánh giá khả năng kết hợp của 6 dòng dưa lưới (Cucumis melo L.) ưu tú đời S5 ’’ đã chọn lọc được các tổ hợp lai DL01, DL04, DL08, DL09 cho năng suất và độ brix cao hơn giống đối chứng (Taka) ở mức tin cậy 99%. Năng suất của 15 tổ hợp lai từ 21,81 - 36,72 tấn/ha; độ brix từ 9,60 – 13,58% . Dòng D05 đạt giá trị KNKH

chung cao nhất về chất lượng (Ĝi = 3,997), dòng D01 đạt giá trị KNKH chung về tính trạng độ brix cao (Ĝi=0,671). THL D01/D06 và D04/D05 có KNKH riêng tốt (Ŝij = 3,652 và 2,940) về tính trạng năng suất; THL D03/D04và D05/D06 có KNKH riêng tốt về độ brix (Ŝij =0,861 và 0,643) [5].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng kết hợp và khả năng tạo ưu thế lai của các dòng dưa lưới trồng tại thành phố quy nhơn, bình định (Trang 33 - 34)