Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch (Theo Viện Khoa học Kĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng kết hợp và khả năng tạo ưu thế lai của các dòng dưa lưới trồng tại thành phố quy nhơn, bình định (Trang 41 - 43)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4.4. Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch (Theo Viện Khoa học Kĩ

thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ)

Trồng:

Chuẩn bị đất trồng: Đất trong nhà lưới trước khi gieo trồng 1 tháng được cuốc sau đó rải vôi để xử lý đất. Trứơc khi trồng đất được đánh luống và trải bạt.

Hạt giống dưa trồng trong nhà màng được ươm trên khay xốp, loại 104 lỗ/khay để gieo hạt. Hạt giống được gieo 1 hạt/lỗ trên đất sạch. Hạt giống được tưới giữ ẩm hằng ngày. Sau khi gieo từ 10 ngày, khi cây xuất hiện lá thứ 2 thì tiến hành trồng.

Trước khi trồng 1 ngày cần phun thuốc Ridomil gold và thuốc trừ sâu để phòng trừ bệnh. Trồng vào chiều mát, sử dụng nước giếng khoan hoặc tưới qua hệ thống nhỏ giọt, nước tưới phải đảm bảo độ pH từ 6 - 7, không mặn, không phèn[5].

Chăm sóc:

Giai đoạn cây con (từ khi trồng đến khi cây được khoảng 13 ngày tuổi): cây bắt đầu phát triển mạnh, bắt đầu cho cây con bám vào dây phía trên. Tiến hành cắt tỉa các nhánh phụ, chỉ giữ duy nhất nhánh chính để cây phát triển tốt.

Cây ra hoa (cây được khoảng 26 ngày tuổi): tiếp tục cắt tỉa các nhánh phụ từ lá thứ 8 trở về gốc, cắt tỉa lá. Từ đốt 8 trở đi bấm ngọn các nhánh phụ, chỉ để lại 2 đốt đầu tiên. Mỗi cây chỉ để 1 - 2 quả, sau đó tỉa hết cành nách tạo thông thoáng và hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Giai đoạn cây ra hoa thì tiến

hành tự thụ phấn cuỡng bức bằng cách dùng hoa đực thụ cho hoa cái trên cùng một cây.

Cây đậu trái (cây được khoảng 35 ngày tuổi): Chọn trái đậu có phẩm chất tốt để nuôi dưỡng. Trái được chọn cách gốc khoảng 60 tới 70 cm. Mỗi cây chỉ giữ duy nhất 1 trái để tập trung chăm sóc. Khi cây đạt 23 – 25 lá thì tiến hành bấm ngọn.

Thu hoạch

Trái chín và thu hoạch (cây được khoảng 70 ngày tuổi): Trước khi thu hoạch 2 ngày tiến hành cắt dinh dưỡng nuôi cây. Sau đó tiến hành kiểm tra độ ngọt của dưa lưới, trọng lượng dưa ...

Lượng phân và phương thức bón

Phân bón cơ bản:

Bảng 2.3 Liều lượng phân bón

Thời điểm tưới Kg/200m2

Urea 10-47-10 KNO3 K2SO4

Trồng-Ra hoa 1,50 2,33 1,00 0,00

Tuần 1 0,25 0,50 0,25 0,00

Tuần 2 0,35 0,50 0,25 0,00

Tuần 3 0,45 0,50 0,25 0,00

Tuần 4 0,45 0,83 0,25 0,00

Ra hoa - Đậu Quả 2,00 2,50 4,00 0,00

Tuần 1 0,67 0,83 1,33 0,00

Tuần 2 0,67 0,83 1,33 0,00

Tuần 3 0,67 0,83 1,33 0,00

Đậu quả - 10 ngày

trước khi thu 1,33 1,67 5,67 2,78

Tuần 1 0,67 0,83 2,83 0,00

Tuần 2 0,67 0,83 2,83 0,00

Tuần 3 2,78

Phân bón trung, vi lượng: Các nguyên tố trung, vi lượng cần thiết cho

sinh trưởng và phát triển như: Ca, S, Mg, Bo, Mo…. được cung cấp qua hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc phun qua lá trong giai đoạn cây con đến trước khi ra hoa. Phải đảm bảo các nguyên tố trung, vi lượng đầy đủ khi cây bắt đầu ra hoa.

Tưới tiêu nước: Sử dụng giếng khoan, pH từ 6 -7, không mặn, không

phèn. Nước tưới được cung cấp qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Lượng nước tưới phù hợp với nhu cầu của cây theo từng giai đoạn sinh trưởng.

Giai đoạn vườn ươm: Nên xuyên tưới nước, giữ ẩm để giúp hạt giống nẩy mầm tốt.

Giai đoạn cây con (Từ khi trồng đến khi cây được khoảng 13 ngày tuổi): Giai đoạn này cây con rất dễ bị bệnh vì vậy cần tưới ít nước, phải giữ cho đất trong luống trồng luôn khô ráo. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của luống trồng trước khi tưới (Khoảng 4 – 5 ngày tưới một lần).

Giai đoạn sinh trưởng (từ 13 ngày dến khi cây ra hoa nuôi trái): Giai đoạn nhu cầu nứơc của cây tăng lên vì vậy cần tưới nhiều nước hơn. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của luống trồng trứơc khi tưới (khoảng 2 – 4 ngày tưới một lần)

Giai đoạn thu hoạch: Trước khi thu hoạch 2 ngày thì ngừng tưới nước

Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh, phòng trừ kịp thời, chỉ phun thuốc khi thật cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng kết hợp và khả năng tạo ưu thế lai của các dòng dưa lưới trồng tại thành phố quy nhơn, bình định (Trang 41 - 43)