7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu
2.1.1. Các yếu tố liên quan đến ứng dụng
Theo nhận định được đưa ra trong Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2019, Bộ Công Thương đánh giá, năm 2018, tỉ lệ người dân trong nước từng sử dụng ứng dụng đặt xe trên thiết bị di động là 45%, 55% còn lại cho biết chưa sử dụng.
85% người đã dùng dịch vụ cho biết họ đặt xe vì loại hình này nhanh chóng, tiện lợi. Trong khi đó, 38% cho biết sử dụng vì cảm thấy an toàn hơn do các thông tin của tài xế được lưu lại ngay trên ứng dụng.
Đáng chú ý, con số đánh giá của năm 2018 cho thấy yếu tố người dùng cảm thấy an toàn hơn khi đi xe công nghệ đã tăng mạnh, trong khi năm 2017 con số này chỉ có 7% (tăng 31%).
Đối với những người chưa sử dụng dịch vụ đặt xe trên thiết bị di động, khi được hỏi vì sao chưa sử dụng thì có 3 lý do được đưa ra. Cụ thể đó là không thấy an toàn, giá dịch vụ không hợp lí và hình thức thanh toán không phù hợp với họ.
Còn theo thống kê của khảo sát thu thập được 201 câu trả lời thì có đến hơn 80% người sử dụng đồng ý rằng ứng dụng rất linh hoạt và dễ tương tác khi sử dụng, ứng dụng giúp họ di chuyển thuận tiện hơn cũng như các hình thức thanh toán đa dạng.
Ứng dụng rất linh hoạt, dễ tương tác khi sử dụng
Trong khi đó, hầu hết người dùng dịch vụ chưa hài lòng với thời gian tìm tài xế của ứng dụng cũng như định vị điểm đón/trả khách chưa thực sự chuẩn xác, gây khó khăn cho cả tài xế lẫn khách hàng. Thời gian gọi xe cũng là một yếu tố quan trọng khiến nhiều người lựa chọn hãng xe để di chuyển. Khi đặt xe, thời gian các hãng phản hồi lại khách cũng quyết định đến lựa chọn của người dùng. Nếu để khách hàng phải chờ vài phút mới có xe họ sẽ sẵn sàng đổi sang hãng khác để tìm xe, từ đó gây ra một điểm trừ. Đặc biệt trong giờ cao điểm, nhu cầu đi lại càng cao, việc hãng nào có nhiều xe hơn và cho thời gian nhanh gọi xe nhanh sẽ tạo được cái nhìn thiện cảm trong mắt người sử dụng.
Nhằm giành giật thị phần tại Việt Nam, thị trường gọi xe công nghệ đang diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt, tiêu tốn nhiều tiền của của các doanh nghiệp.
Hiện có hàng chục ứng dụng của cả doanh nghiệp trong và ngoài nước chạy đua cạnh tranh như Grab, GoViet (GoJek), Be, MyGo... Trong cuộc chiến đó, có ứng dụng sau khi xuất hiện được 1-2 năm nay thị phần vẫn còn rất ít ỏi, có thể khai tử bất cứ lúc nào. Có ứng dụng chỉ sau 6 tháng tuyên bố ra mắt đã phải dừng hoạt động.
Thị trường đầu tư của các hãng xe công nghệ chưa bao giờ là dễ dàng vì cuộc chiến của các hãng xe luôn luôn sôi nổi, lượng người sử dụng dịch vụ cũng không bao giờ có thể ổn định vì họ có thể sẵn sàng đổi hãng xe sử dụng tùy theo nhu cầu của họ. Việc đầu tư vào ứng dụng chưa bao giờ là thừa thãi vì đây là móc nối đầu tiên kéo người sử dụng đến với dịch vụ. Vì vậy, sự chuyên nghiệp và tiện lợi của ứng dụng luôn là yếu tố cần được chú trọng. Bên cạnh đó, các hãng cũng nên chú trọng hình thức quảng cáo, độ phủ của thưởng hiệu trên các nền tảng khi hướng tới đối tượng sinh viên.
Các hình thức chủ yếu giúp sinh viên biết đến ứng dụng gọi xe trực tuyến