7. Kết cấu của đề tài
2.5.1 Công tác quản lý tài chính
* Ưu điểm: Về cơ bản, BHXH Bình Định thực hiện công tác quản lý tài chính theo đúng hướng dẫn của Bộ tài chính và BHXH Việt Nam.
* Tồn tại:
- Chưa xây dựng quy trình lập dự toán thu, chi; Chưa có nguồn số liệu xây dựng dự toán thu, chi cụ thể; Chưa có sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ, dẫn đến thời gian lập dự toán, gửi dự toán thường chậm so với thời gian quy định; việc phân công trách nhiệm chưa rõ ràng (như số chi BHXH được cung cấp bởi phòng Chế độ BHXH hay phòng Kế hoạch tài chính)
- Biểu mẫu thuyết minh Báo cáo tài chính còn sơ sài chưa so sánh được số liệu quyết toán với dự toán giao, chưa phân tích kết quả đạt được và những tồn tại; từ đó tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu kém giúp cho đơn vị hoàn thành mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
- Việc lập dự toán trên cơ sở quá khứ dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát dự kiến tuy dễ lập nhưng số dự toán ít sát với thực tế như số chi thực tế BHXH, BHYT trong những năm gần đây thường tăng nhiều hơn so với dự toán do các yếu tố khách quan (các chính sách mới thường xuyên ra đời) và chủ quan (do những thủ đoạn trục lợi quỹ BHXH, BHYT ngày càng tinh vi, phức tạp hơn) tác động.
2.5.2 Công tác chứng từ
* Ưu điểm: Đơn vị cơ bản đã thực hiện công tác chứng từ theo đúng hướng dẫn của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và thông tư quy định kế toán BHXH; chủ động, kịp thời bổ sung những biểu mẫu chứng từ phát sinh mới chưa có hướng dẫn cụ thể để phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin.
49
* Tồn tại:
- Các chứng từ kế toán nguồn kinh phí: Các chứng từ kinh phí BHXH Việt Nam cấp để chi BHXH, BHYT chỉ tách được 2 nguồn mà không theo dõi được chi tiết theo từng mục được sử dụng như ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; BHXH tự nguyện, BHTN...
- Các chứng từ kế toán chi kinh phí: Chưa quy định cụ thể quy trình luân chuyển chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên như chi quản lý bộ máy, chi BHXH, chi BHYT, chi BHTN dẫn đến công tác này chưa được thực hiện một cách khoa học, rõ ràng, chứng từ luân chuyển qua các cá nhân, phòng nghiệp vụ đôi lúc chưa được nhất quán về trình tự thực hiện; việc xác định trách nhiệm của các thành phần tham gia vào mỗi khâu của luân chuyển chứng từ chưa có, thời hạn luân chuyển chứng từ giữa các phòng nghiệp vụ, cá nhân trong đơn vị đôi lúc bị xử lý chậm trễ tại các khâu gây ách tắc công việc, mâu thuẫn giữa các bên. Ngoài ra chứng từ xử lý chậm trễ tại các phòng nghiệp vụ, cá nhân còn làm cho công tác ghi sổ kế toán, xử lý thông tin và cung cấp thông tin cho điều hành quản lý lập báo cáo của đơn vị không được kịp thời.
Một số chứng từ được lập không theo hướng dẫn biểu mẫu thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chế độ kế toán HCSN và Thông tư 178/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chế độ kế toán BHXH .
Việc phân loại, sắp xếp và lưu trữ chứng từ chưa khoa học, không theo một hình thức kế toán cụ thể nào. Do đơn vị phân loại chứng từ theo từng mảng công việc của mỗi cá nhân phụ trách mà không sắp xếp chứng từ theo sổ Nhật ký dẫn đến chứng từ chi tiền mặt không liên tục mà tách làm nhiều phần theo từng phần hành kế toán, gây khó khăn trong việc kiểm tra, đối chiếu tính liên tục với sổ quỹ, dễ xảy ra thiếu sót, mất chứng từ khi đóng tập lưu trữ.
- Các chứng từ thu, chi BHXH, BHYT, BHTN: lỗi phổ biến đó là kế toán Thu khi nhập liệu vào máy tính, nhầm số tiền nộp BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị này cho đơn vị khác vào phần mềm kế toán BHXH sau đó chuyển cho phòng thu cập nhật vào
50
phần mềm quản lý thu, do đó xảy ra sai sót trong việc in thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị trong tháng và bị tính lãi chậm nộp cho đơn vị.
Đại lý thu thường làm tròn số tiền nộp vào tài khoản thu tại Ngân hàng của đơn vị nên thường xuyên xảy ra trường hợp số tiền thu và số người không khớp nhau gây khó khăn cho kế toán thu trong việc xác định số thu thừa, thu thiếu.
Phòng Chế độ BHXH sau khi duyệt chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức chuyển dữ liệu lên phần mềm, kế toán thu cập nhật dữ liệu xét duyệt vào phần mềm kế toán BHXH. Tuy nhiên cũng xảy ra sai sót khi trên chứng từ xét duyệt chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức cho đơn vị này nhưng lại nhập nhầm mã đơn vị khác dẫn đến kế toán chuyển tiền sai đơn vị hưởng.
2.5.3 Công tác tài khoản, sổ kế toán
* Ưu điểm: Đơn vị cơ bản đã tuân thủ đúng quy định của chế độ kế toán BHXH, quy định của nhà nước về việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản, sổ sách kế toán và mục lục ngân sách.
* Tồn tại:
- Kế toán nguồn kinh phí: Đơn vị chưa mở sổ theo dõi đối với từng nguồn kinh phí và sổ tổng hợp theo dõi nguồn kinh phí đối với tất cả các nguồn, gây khó khăn cho việc kiểm tra, đối chiếu nguồn kinh phí thực nhận, số dư còn được sử dụng tại mỗi thời điểm, từ đó dẫn tới khó khăn trong việc lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn chưa kịp thời, hiệu quả.
- Kế toán chi kinh phí: Nội dung chi hoạt động đa dạng, phong phú nên dễ dẫn đến sai sót trong quá trình xử lý, nhập nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào mục lục ngân sách (như chi tiền lương hưu thường bị nhầm lẫn giữa các đối tượng thụ hưởng).
2.5.4 Công tác báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách
* Ưu điểm: Đơn vị đã lập đầy đủ biểu mẫu BCTC theo quy định của chế độ kế toán BHXH gửi BHXH Việt Nam và báo cáo quyết toán gửi cơ quan thống kê.
* Tồn tại:
Thời gian lập, nộp BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách gửi BHXH Việt Nam chậm hơn so với thời gian quy định chế độ kế toán BHXH.
51
Thuyết minh BCTC còn sơ sài, chủ yếu phản ánh số dư tiền mặt, tiền gửi, số phải thu, phải trả, tình hình thu chi quỹ khen thưởng phúc lợi, nộp ngân sách nhà nước mà chưa đi sâu vào phân tích tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị, chưa chỉ ra những kết quả đạt được, chưa đạt được trong năm và vướng mắc trong quá trình điều hành, sử dụng kinh phí.
Chế độ kế toán BHXH không quy định lập Bảng cân đối tài khoản tổng hợp cho toàn tỉnh, do đó thông tin trên BCTC tại đơn vị không thể hiện được thông tin toàn tỉnh về một số tài khoản như: số dư tiền mặt tài khoản 1111, số dư tiền gửi ngân hàng kho bạc tài khoản 1121, các khoản tạm ứng tài khoản 312, các khoản phải thu, phải trả…Làm ảnh hưởng đến việc nắm bắt, kiểm soát thông tin toàn tỉnh và quản lý của lãnh đạo.