Hướng dẫn sử dụng học liệu đa phương tiện 1 Ý nghĩa của học liệu đa phương tiện

Một phần của tài liệu giáo trình internet (Trang 92 - 97)

BÀI 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ E-LEARNING

5.1. Hướng dẫn sử dụng học liệu đa phương tiện 1 Ý nghĩa của học liệu đa phương tiện

5.1.1. Ý nghĩa của học liệu đa phương tiện

Mục đích chính của học liệu đa phương tiện là truyền tải nội dung bài giảng tới học viên. Bạn có thể nhìn nhận học liệu đa phương tiện như sau:

• Về mặt nội dung: Đây là một tập hợp các nội dung học tập của bạn. Từ bài giảng tới các bài kiểm tra trắc nghiệm hay tự luận, các đoạn phim mô phỏng thao tác và mọi nội dung khác.

• Về cách thức phân phối: Học liệu được phân phối cho bạn theo 02 hình thức sau: • Được phân phát cho bạn từđầu khóa học trên đĩa CD.

• Được đăng tải trực tiếp trên trang chủ của lớp học E-Learning.

• Về công nghệ sử dụng: Bao gồm nhiều loại nội dung khác nhau từđoạn văn (Text), bảng trình diễn, tiếng nói (audio), phim (video) và các đoạn hoạt hình (annimation).

5.1.2. Sử dụng Bài giảng đa phương tiện

Bài giảng đa phương tiện là phần quan trọng nhất trong học liệu. Sử dụng bài giảng có 03 bước chính như sau:

Bước 1: Khởi động bài giảng đa phương tiện Bước 2: Theo dõi nội dung bài giảng

Bước 3: Tựđánh giá bằng cách giải bài tập cuối bài

Bước 1: Khởi động Học liệu đa phương tiện

(1) Đối với Học liệu đa phương tiện phân phát trên CD-ROM.

Bạn cần cho CD-ROM vào ổ đọc. Thông thường mà hình hiện ra như

sau:

Hình5.1. Khởi động học liệu đa phương tiện trên CD-ROM

Bạn ấn vào nút Bài giảng đa phương tiện. Bạn sẽ thấy bài giảng hiện ra.

Hình 5.2. Bài giảng đa phương tiện cho phép học viên học tập vào mọi thời điểm; Theo dõi tiến độ cá nhân; Xem lại nội dung; Học phần kiến thức phù hợp nhất.

(2) Đối với bài giảng trong học liệu đa phương tiện được đăng tải trên lớp học trực tuyến • Nhấn chuột vào đường Link của gói SCORM học liệu. Màn hình hiển thị SCORM sẽ

hiện ra

• Bạn cần lưu ý đối với học liệu đăng tải trên khóa học bạn có khả năng theo dõi tiến trình của mình. Bạn sẽ nhận được câu hỏi có muốn tiếp tục học tại phần kiến thức mình đã học lần trước hay không. Nếu đồng ý hãy ấn vào nút Yes, nếu không ấn vào nút No.

Hình 5.3. Học liệu đa phương tiện trên trang WEB của lớp học đánh dấu bài học tại lần truy cập trước của học viên. Bạn có thể lựa chọn học lại từđầu hay tiếp tục.

Bước 2: Theo dõi nội dung bài học

Trong khi theo dõi nội dụng bài học bạn cần quan tâm nhất đến các vấn đề sau: • Chỉnh âm lượng cho vừa phải

• Di chuyển giữa các nội dung học tập (ví dụ xem lại màn hình trước) • Chỉnh độ lớn của cửa sổ: Chỉnh độ lớn của cửa sổ cho vừa phải • Ghi chép: các điểm ghi nhớđối với nội dung

• Tìm kiếm: tìm kiếm từ vựng

• Tạm dừng bài giảng: quan trọng khi Bạn muốn dừng lại để suy nghĩ hoặc nhìn rõ hơn công thức, hình vẽ

Bạn hãy theo dõi các chỉ dẫn tại hình vẽ tiếp theo:

Hình 5.4. Các thao tác khi theo dõi nội dung bài giảng đa phương tiện

Bước 3: Tự đánh giá bằng cách giải bài tập cuối bài

Với mỗi bài học đề có những bài tập để bạn tự dánh giá ở cuối bài. Bạn cần thực hiện từng câu hỏi một. Nếu chưa đạt được kết quả mong muốn, hãy bỏ thời gian học lại, sau đó thực hiện tựđánh giá.

Hình 5.5. Làm bài tập ở cuối chương giúp bạn đánh giá mức độđạt được mục tiêu học tập.

5.2. Hướng dẫn sử dụng môi trường học tập E-Learning: Phần mềm Moodle

5.2.1. Giới thiệu phần mềm Moodle

Moodle là phần mềm mã nguồn mởđược phát triển từ năm 1999.

Tư tưởng chính của Moodle là xây dựng môi trường học tập cộng đồng có tính sư

phạm cao.

Hãy ghi nhớ một đặc điểm quan trọng của môi trường dạy – học lấy người học làm trung tâm, bạn đã học trong bài trước. Đó là “Kiến thức do học viên tự

Tính đến tháng 12 năm 2008, Số liệu sử dụng Moodle trên thế giới như sau: Trang WEB: 47,526 Quốc gia sử dụng: 201 Lớp học: 2,457,441 Người sử dụng: 26,510,032 Giảng viên: 1,849,285 Bài viết: 33,687,387 Học viên: 21,265,294

Moodle tạo ra môi trường học tâp thân thiện. Giúp các trường học

• Đăng tải nội dung học tập theo nhiều định dạng để tiện lợi cho việc phân phối nội dung. • Tổ chức các lớp học theo định dạng chủđề hoặc tuần.

• Tổ chức môi trường tương tác thân thiện giữa giảng viên – học viên và học viên với học viên.

• Mang đến nhiều công cụ hỗ trợ học tập khác như bài trắc nghiệm khách quan, công cụ đánh giá tiến độ học tập, công cụ để làm việc theo nhóm, các tiện ích khác. và trong sự tương tác với môi trường này bạn sẽ khám phá được kiến thức mới.

Hình 5.7. Trang chủ lớp học E-Learning của Chương trình đào tạo trực tuyến Topica trong phần mềm Quản lý lớp học E-Learning Moodle.

Một phần của tài liệu giáo trình internet (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)