3 .1.1 Định hướng phát triển chung ngành y tế
3.1.2 Định hướng phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định
Trong những năm qua Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định đã triển khai hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện theo Thông tư 19/2013/TT-BYT của Bộ Y tế, bệnh viện đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cảnh quan môi trường bệnh viện được cải thiện, triển khai nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật vượt tuyến dần đáp đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đội ngũ cán bộ viên chức có y đức tốt, tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, có tinh thần đoàn kết cao.
Tầm nhìn của bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định là phát triển một bệnh viện toàn diện và chất lượng cao để hỗ trợ tăng trưởng của tỉnh. Bệnh viện Đa khoa Bình Định sẽ đạt được tầm nhìn này thông qua nhiều hoạt động có trình tự, gồm các giai đoạn:
Giai đoạn 2015-2020: Hỗ trợ những yêu cầu phát sinh từ tăng trưởng kinh tế cao. Trong giai đoạn này, BVĐK Tỉnh Bình Định sẽ phối hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế tổng thể của tỉnh. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu gia tăng về chăm sóc sức khỏe ban đầu và cấp 2, bệnh viện sẽ tập trung xây dựng khả năng chăm sóc toàn diện ở cấp 3. Điều này yêu cầu bệnh viện có cách tiếp cận tổng hợp, giúp nâng cao và xây dựng bệnh viện chuyên khoa, các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chuyên sâu phù hợp, đảm bảo có bác sỹ và nhân viên y tế chuyên khoa, BVĐKT Bình Định cũng cần tăng mức độ chuyên nghiệp của dịch vụ y tế qua hợp tác các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn 2020 – 2050: Trong giai đoạn này, bệnh viện sẽ tập trung vào phát triển và tạo vị thế là trung tâm y tế bền vững của khu vực. Hướng đi của bệnh viện trong thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược trên là:
146
Thứ nhất, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển chất lượng bệnh viện theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.
Thứ hai, tập trung xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật, chú trọng phát triển các kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật về Y học cổ truyền, phục hồi chức năng theo hướng Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại, áp dụng các phương pháp điều trị các chứng bệnh không dùng thuốc. Chú trọng phát triển kỹ thuật vượt tuyến, kỹ thuật chuyên khoa sâu theo đề án bệnh viện vệ tinh và các đề án kỹ thuật chuyên sâu. Xây dựng phòng khám đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo bước chuyển mạnh mẽ tại đơn vị.
Thứ ba, đẩy mạnh và tiếp tục triển khai Đề án 1816 của Bộ Y tế, tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tuyến các cơ sở trong và ngoài tỉnh; đặc biệt tranh thủ sự giúp đỡ, chuyển giao kỹ thuật của các bệnh viện Trung ương và các chuyên gia giỏi thuộc các lĩnh vực.
Thứ tư, kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện theo đúng Thông tư 19/2013/TT-BYT của Bộ Y tế, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và triển khai hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao và cải tiến chất lượng bệnh viện. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn người bệnh; chống nhiễm khuẩn bệnh viện; dinh dưỡng tiết chế cho người bệnh.
Thứ năm, nâng cao trình độ chất lượng của y bác sỹ, tuyển dụng bác sỹ và đại học kỹ thuật y các trường Y, Dược. Chú trọng đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyển giao kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ. Tăng cường thu hút cán bộ chuyên gia giỏi về làm việc và chuyển giao kỹ thuật tại bệnh viện.
Thứ sáu, đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất đặc biệt là các khu kỹ thuật. buồng bệnh, cải tạo khuôn viên, ngoại cảnh, xây dựng bệnh viện “Xanh-sạch-đẹp”. Bệnh viện xây dựng kế hoạch và thực hiện quy trình vệ sinh môi trường phù hợp cho từng khu vực theo quy định. Thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và xử lý rác thải. Nỗ lực thi đua trồng, giữ gìn cây xanh, thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh, bồn hoa khuôn viên bệnh viện tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, đảm bảo
147
an toàn vệ sinh lao động.
Thứ bảy, bệnh viện tập trung quản lý và khai thác có hiệu quả các trang thiết bị hiện có; huy động nguồn lực và tăng cường xã hội hóa, liên doanh, liên kết đầu tư, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị công nghệ cao, có chất lượng nhằm phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.
Thứ tám, bệnh viện triển khai hoạt động đường dây nóng có hiệu quả, giải quyết ý kiến phản ánh của người dân kịp thời.
3.1.3. Yêu cầu của việc hoàn thiện công tác kế toán doanh thu. chi phí tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định
Hoàn thiện tổ chức kế toán hoạt động thu, chi hoạt động và thu, chi hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định cần thiết phải xuất phát từ cơ sở của lý luận hạch toán kế toán kết hợp với nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản lý tài chính của đơn vị, từ đó đưa ra được những giải pháp tổ chức hạch toán kế toán phù hợp với nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản lý tài chính của đơn vị, từ đó đưa ra được những giải pháp tổ chức kế toán trong đơn vị. Hoàn thiện ở đây có nghĩa là sửa đổi có tính kế thừa, tiếp tục kế thừa những điểm mạnh trong tổ chức kế toán hiện tại đồng thời sửa đổi những điểm không phù hợp với đơn vị.
Để tổ chức kế toán hoạt động thu, chi và hoạt động kinh doanh dịch vụ tại trường Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định phát huy được vai trò, nhiệm vụ của mình, trở thành công cụ hỗ trợ cho quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí, khuyến khích tãng thu, giảm chi thì khi hoàn thiện tổ chức kế toán phải đảm bảo các yêu cầu và nguyên tắc sau:
Một là, hoàn thiện công tác kế toán phải phù hợp và góp phần hoàn thiện luật Ngân sách Nhà nước, các chính sách quản lý tài chính của Nhà nước và sự phát triển của ngành y tế ở Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện công tác kế toán hoạt động thu, chi tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định có tác động qua lại lẫn nhau tới các cơ chế và chính sách tài chính. Một mặt, tổ chức kế toán phải chịu sự chi phối đảm bảo tuân thủ đúng theo luật Ngân sách Nhà nước cũng như các cơ chế, chính sách quản lý tài chính. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng phải chỉ
148
ra được những điểm chưa hoàn thiện của cơ chế chính sách quản lý tài chính, để từ đó góp phần giúp Nhà nước điều chỉnh lại các cơ chế, chính sách tài chính cho phù hợp.
Hai là, tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán: Các văn bản pháp quy Nhà nước ban hành về kế toán như Luật kế toán, chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp.... được ban hành là một trong những khung pháp lý quan trọng điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực. Do vậy, khi nghiên cứu hoàn thiện tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp nhất thiết phải bám sát những nội dung pháp luật đã quy định để có sự điều chỉnh phù hợp.
Bên cạnh đó, nước ta đang trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế, vì vậy khi nghiên cứu hoàn thiện công tác kế toán thu, chi hoạt động cũng phải tính đến những chuẩn mực quốc tế. Việc hoàn thiện tổ chức kế toán bên cạnh định hướng theo những chuẩn mực của nước ta có tính kế thừa và phát triển cũng cần thiết phải hướng tới những chuẩn mực quốc tế để khi hoà nhập chúng ta không bị bỡ ngỡ và bị động. Ba là, phải đảm bảo tính đặc thù có nghĩa là tổ chức hạch toán kế toán từ hệ thống chứng từ kế toán., hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán phải phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động, tổ chức quản lý của đơn vị bởi vì mỗi đơn vị thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau đều mang những đặc thù riêng và có yêu cầu quản lý riêng. Mặt khác, khi hoàn thiện công tác kế toán thu, chi tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định cũng phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển của ngành y tế cũng như xu hướng phát triển của các trường nhằm đảm bảo tính hợp lý.
Bốn là, đảm bảo tính thống nhất giữa kế toán và quản lý tức là sự thống nhất giữa đơn vị hạch toán kế toán với đơn vị quản lý. Việc nghiên cứu và hoàn thiện tổ chức kế toán nhằm mục đích phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước và tại các đơn vị hạch toán có được những thông tin chính xác và kịp thời nên ở lĩnh vực quản lý nhà nước thì những chủ trương, chính sách quản lý tài chính, kế toán đối với lĩnh vực SNCL cũng cần thiết phải được nghiên cứu sửa đổi và hoàn thiện.
Ở các đơn vị hạch toán kế toán, khi thực thi những chủ trương, chính sách quản lý tài chính kế toán của nhà nước vừa phải đảm bảo theo những quy định chung vừa phải nghiên cứu và hoàn thiện đối với từng ngành, từng lĩnh vực.
149
Năm là, hoàn thiện công tác kế toán phải đảm bảo việc chi tiêu trong các đơn vị đúng mục đích, đúng chế độ và hạch toán đúng theo mục lục ngân sách nhà nước và sử dụng nguồn thu một cách có hiệu quả nhất.
Sáu là, đảm bảo cho công tác kế toán trở thành một công cụ đắc lực trong quản lý, cung cấp được các thông tin cần thiết, hữu ích cho các nhà quản lý, các cơ quan chức năng trong việc quản lý và sử dụng Ngân sách Nhà nước bởi vì số liệu báo cáo tài chính kế toán sẽ phản ánh toàn diện về tình hình cũng như thực trạng tài chính của các đơn vị.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu. chi phí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Đa khoa tỉnh Bình Định.
3.2.1.Về chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán trong các đơn vị SNCL nói chung và trong Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Địnhnói riêng có ý nghĩa quan trọng nhằm thu nhận, xử lý các thông tin ban đầu phục vụ cho công tác quản lý tài chính của đơn vị. Các chứng từ thu nhận tại đơn vị được dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động theo thời gian, không gian và địa điểm cụ thể. Qua đó giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát tính trung thực của nghiệp vụ kinh tế phát sinh., ngăn ngừa và phát hiện những hiện tượng tiêu cực trong quản lý tài chính. Hoàn thiện về tổ chức hệ thống chứng từ trong kế toán hoạt động thu, chi Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định đã thực hiện cụ thể như sau:
- Khâu lập chứng từ kế toán: Phải đảm bảo đúng các nội dung kinh tế phát sinh trên mọi chứng từ kế toán, đơn vị phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của các nhân viên kế toán tránh tình trạng sử dụng chữ ký tùy tiện, chữ ký lần sau không giống chữ ký lần trước gây khó khăn cho công tác kiểm tra. Chẳng hạn, tại bộ phận phòng Tài chính kế toán bệnh viện có 29 người, nhưng chỉ có kế toán trưởng là có chữ ký đăng ký, còn lại 28 nhân viên không có sổ đăng ký chữ ký, nên để đảm bảo các chữ ký đúng chức danh cần đăng ký chức danh và chữ ký của từng kế toán viên theo chức trách nhiệm vụ được giao. Cụ thể như: mở sổ đăng ký chữ ký theo từng chức danh kế toán tổng hợp, kế toán ngân hàng, kế toán thuế....
150
không được quá rút gọn, khó hiểu. Công tác kiểm tra chứng từ phải được thực hiện thường xuyên ở khâu đầu và khâu cuối, tránh để tình trạng dồn chứng từ đến cuối tháng hoặc cuối quý, để đảm bảo cho việc phát hiện các sai phạm (nếu có) cũng như đưa ra các điều chỉnh một cách kịp thời.
- Tuân thủ đúng quy trình luân chuyển của chứng từ, ví dụ : hàng ngày, sau khi các bộ phận thu tiền viện phí của bệnh nhân chuyển về phòng Tài chính - Kế toán, kế toán tiền mặt viết phiếu thu, sau đó hoàn thiện đầy đủ các chữ ký của Thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng, người lập lúc đó bộ phận thu tiền mới được nhập tiền vào quỹ. Thực hiện tốt được kế hoạch luân chuyển chứng từ này thì mới đảm bảo tính liên tục và khép kín trong quy trình quản lý quỹ tiền mặt của bệnh viện.
(4) (7) (1) (2) (6) (3) (5)
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ quy trình kiểm tra việc luân chuyển chứng từ thu tiền mặt tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định
Ghi chú:
(1) Người nộp tiền chuẩn bị tiền; (2) Lập phiếu thu tại bộ phận kế toán; (3) Bộ phận kế toán lập phiếu thu;
(4) Bộ phận kế toán trình ký kế toán trưởng. Giám đốc; TIỀN PHIẾU THU GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG GHI SỔ QUỸ, SỔ KẾ TOÁN LIÊN QUAN
NỘP TIỀN KẾ TOÁN TIỀN
MẶT, CÔNG NỢ
151
(5) Kế toán chuyển phiếu thu cho thủ quỹ; (6) Người nộp tiền vào quỹ nộp tiền; (7)Ghi sổ quỹ, sổ kế toán liên quan.
- Cần làm tốt công tác tổ chức lưu trữ chứng từ ở hầu hết các bộ phận của đơn vị. Cụ thể như: sau khi thực hiện quyết toán quỹ bảo hiểm y tế, các bộ phận cần phân loại chứng từ để chuyển vào lưu trữ tại kho đảm bảo tính khoa học, hệ thống để tiện cho công tác phục vụ thanh kiểm tra. Cần xử lý kịp thời chứng từ hết thời hạn lưu trữ. - Kiểm soát chặt chẽ việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đúng với tính chất, nội dung nghiệp vụ cũng như yêu cầu quản lý.
- Cần thực hiện vận dụng, luân chuyển các chứng từ kịp thời giữa các bộ phận kế toán phần hành để khi kế toán tổng hợp ghi sổ thì số chứng từ phát sinh của tháng phát sinh trùng khớp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cần đôn đốc các bộ phận kế toán phần hành tổ chức chứng từ hợp lý để có thông tin thu nhận và xử lý kịp thời không còn chậm ảnh hưởng đến thời hạn lập báo cáo kế toán, cũng như công tác kiểm tra, kiểm soát kế toán.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các phần mềm kế toán đã ra đời và được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện. Vì vậy, việc lập chứng từ kế toán trên máy vi tính cần được các trường nghiên cứu để giảm bớt công việc kế toán. Bệnh viện cần xây dựng các mẫu chứng từ sẵn cho từng nghiệp vụ trên máy trên cơ sở mã hoá từng loại nghiệp vụ. Đồng thời với quá trình trên cần xây dựng việc bảo vệ chương trình phần mềm để chống lại virus, chống sữa chữa và lưu trữ chứng từ trên máy tính cũng được đặt ra để bảo vệ tính pháp lý của chứng từ.
3.2.2. Về hệ thống tài khoản kế toán
• Một là, Bệnh viện cần thống nhất về mặt nội dung trong tổ chức hệ thống
tài khoản kế toán giữa các kế toán phần hành.
Việc chưa có sự thống nhất giữa các kế toán phần hành hàng tồn kho (TK152,153) khiến cho việc quản lý, theo dõi các nguyên vật liệu hành chính đang sử dụng như mực in, giấy in, văn phòng phẩm.… và các công cụ dụng cụ chưa đủ
152
điều kiện ghi nhận tài sản liên quan trực tiếp đến dịch vụ khám chữa bệnh như máy