3 .1.1 Định hướng phát triển chung ngành y tế
3.2.3. Về sổ kế toán
Một là, bổ sung đầy đủ danh mục sổ kế toán tại Bệnh viện
Bệnh viện cần vận dụng các loại sổ chi tiết phù hợp với công tác quản lý của Bệnh viện nhằm phục vụ cho công tác quản lý cũng như lập và trình bày báo cáo tài chính sau này. Các loại sổ mà bệnh viện cần mở thêm bao gồm:
Bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu, vật liệu,công cụ dụng cụ, sản phẩm hàng hóa mẫu S22-H;
Thẻ tài sản cố định mẫu S25-H; Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng mẫu S34-H; Sổ chi tiết các khoản tạm thu S52-H; Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ S62-H
Ngoài ra, do Bệnh viện là đơn vị có tiếp nhận, sử dụng nguồn NSNN cấp, việc thực hiện rút dự toán NSNN được thực hiện bằng lệnh chi, do vậy theo thông tư 107. Bệnh viện cần mở sổ kế toán theo dõi riêng theo mục lục 05 NSNN. Ngoài sổ theo dõi dự toán nguồn NSNN trong nước mẫu S101-H đã mở, Bệnh viện cần mở thêm sổ theo dõi kinh phí NSNN cấp bằng Lệnh chi tiền mẫu S104-H
•Hai là, hoàn thiện về mặt pháp lý hệ thống sổ kế toán tại Bệnh viện.
Để đảm bảo được tính pháp lý, Hệ thống sổ kế toán tại Bệnh viện phải được bổ sung theo quy định sau: Sổ kế toán phải ghi rõ tên Bệnh viện, tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký người lập sổ, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị; số trang đóng dấu giáp lai. Việc sửa chữa sổ của Bệnh viện phải có sự đồng ý và xác nhận chữ ký của kế toán trưởng, tuân thủ nguyên tắc sửa chữa sổ theo quy định của Luật kế toán (2015).
• Ba là, Bệnh viện phải nghiêm túc thực hiện việc ghi chép, kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết.
Hàng quý, hàng tháng hoặc thậm chí hàng tuần, bộ phận kế toán cần tổ chức rà soát số liệu đối chiếu giữa ghi chép sổ sách cuả kế toán tổng hợp và kế toán bộ phận, từ đó phát hiện sớm các sai sót để có biện pháp khắc phục.