Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 156 - 158)

3 .1.1 Định hướng phát triển chung ngành y tế

3.3.1.Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Để các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi ở Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định có tính khả thi cao thì về phía Nhà nước và về phía Bệnh viện cần phải có một số điều kiện nhất định, cụ thể:

- Nhà nước cần sớm chỉ đạo các cấp các ngành có liên quan nghiên cứu, ban hành hệ thống văn bản pháp quy về vấn đề tài chính trong lĩnh vực y tế mà cụ thể Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ y tế để cụ thể hóa các Nghị quyết. Nghị định của Chính phủ về chính sách quản lý tài chính đối với các cơ sở y tế công lập.

- Xây dựng các cơ sở pháp lý làm căn cứ cho việc quản lý và sử dụng các nguồn thu của Bệnh viện.

- Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp.

159

- Nhà nước cần xây dụng hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán công.

- Ban hành văn bản thay thế nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 để phù hợp với việc ban hành nghị định 16/2015/NĐ-CP của chính phủ.

Cần thiết phải hoàn thiện các văn bản pháp lý phù hợp và đồng bộ đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ nói riêng và tài chính nói chung tại các đơn vị ngành y tế. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện tự chủ tại các bệnh viện thông qua việc nghiên cứu ban hành các tiêu chí, điều kiện thực hiện tự chủ cho các đơn vị y tế, xây dựng hệ thống giám sát chất lượng và chi phí dịch vụ bệnh viện.

Cần có các chính sách, chế độ quản lý tài chính chi tiết. ổn định thống nhất đối với đơn vị HCSN trong ngành y tế nói chung và Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định nói riêng. Đó là điều kiện để kế toán, với vai trò là công cụ quản lý tài chính, sẽ phát huy vai trò tích cực trong quản lý.

Cần sớm hoàn thiện căn cứ, hệ thống định mức, phương pháp thực hiện phân bổ NSNN cần có sự quan tâm thoả đáng đến tình hình, đặc điểm và quy mô hoạt động sự nghiệp của đơn vị trực thuộc đổi mới công tác lập dự toán NSNN để nâng cao chất lượng của dự toán và từ đó nâng cao hiệu quả việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí.

Giao quyền chủ động cao hơn cho các đơn vị HCSN trực thuộc Sở Y tế: đồng thời với việc giao quyền tự chủ lớn hơn trong quản lý tài chính thì cũng cần giao quyền tự chủ về lao động, biên chế và phát triển quy mô nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Nhà nước và các cơ quan quản lý cần nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện hệ thống định mức tiêu chuẩn, xây dựng định mức chi phí hợp lý (đặc biệt là các chi phí cho khám chữa bệnh cho trẻ em) phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước cũng như quy mô phát triển của ngành.

Cần nghiên cứu cải tiến để đảm bảo tính hợp lý, khả thi thiết thực và thống nhất biểu mẫu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính kế toán phù hợp với điều kiện

160

phát triển của công nghệ thông tin hiện nay.

Hoàn thiện công tác đánh giá và kiểm toán đối với các đơn vị HCSN hoạt động trong ngành y tế. Hiện nay công tác thanh tra, kiểm toán mới giới hạn trong lĩnh vực kiểm tra sự trung thực của hoạt động tài chính trong đơn vị. Kiểm toán nên phát huy đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực bằng cách liên hệ các hoạt động tài chính với các mục tiêu chính sách (hiệu quả) và sử dụng nguồn lực (tần suất) của đơn vị đề ra, để việc sử dụng các kết quả đánh giá không chỉ mang tính khắc phục, điều chỉnh mà còn mang tính phát triển tích cực, dự báo và định hướng.

Nhà nước và các cơ quan hữu quan nên nghiên cứu hợp nhất các thống kê kế toán Nhà nước hiện hành theo hướng phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế và các hệ thống kế toán khác của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 156 - 158)