2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định từ tháng 2 năm 2016 đến tháng 4 năm 2016.
- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi (mẹ của những trẻ đã được chọn) đang có mặt tại địa bàn trong thời gian nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Trẻ dưới 5 tuổi có mặt tại thời điểm và trên địa bàn nghiên cứu được chọn, không bị mắc các bệnh bẩm sinh, các bệnh mạn tính hoặc cấp tính.
- Mẹ của các trẻ được chọn hợp tác nghiên cứu, không bị tâm thần và rối loạn trí nhớ.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính hoặc cấp tính và bà mẹ bị bệnh tâm thần, rối loạn trí nhớ.
- Nếu trẻ vắng nhà trong ngày thì đợi, nếu vắng nhà lâu ngày thì bỏ qua. - Nếu trẻ có nhà, nhưng mẹ đi vắng lâu ngày mà người hiện nay đang chăm sóc trẻ không biết gì về tiền sử nuôi dưỡng và bệnh tật của trẻ thì bỏ qua. Ngược lại, nếu người đang chăm sóc trẻ hiện nay biết rõ tiền sử nuôi dưỡng và bệnh tật thì vẫn chọn vào mẫu nghiên cứu.
2.1.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.1.3.1. Cỡ mẫu
- Cỡ mẫu cho một nghiên cứu mô tả cắt ngang tại cộng đồng được tính theo công thức sau:
p (1 – p) n = Z2(1-a/2)
26
Trong đó:
- n: cỡ mẫu cần nghiên cứu
- Z1-a/2 = 1,96 là giá trị của hệ số giới hạn tin cậy, ứng với α= 0,05 (độ tin cậy 95%),
- p = tỷ lệ SDD trung bình ở trẻ em dưới 5 tuổi trong điều tra trước (năm 2010) tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là 33,5%. Vậy ta có p = 0,335.
- e : là sai số cho phép, ta chọn e = 0,05. Như vậy cỡ mẫu trong nghiên cứu này là:
n = (1,96)2 × 0,335 × 0,665/(0,05)2 = 342 trẻ
Để dễ tính toán, chúng tôi lấy tròn 350 trẻ/điểm nghiên cứu.
Như vậy, cỡ mẫu cho điều tra kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của bà mẹ cho mỗi điểm điều tra là 350 mẫu phỏng vấn. Các bà mẹ cũng được theo phương pháp ngẫu nhiên có hệ thống tại mỗi điểm điều tra.
2.1.3.2. Cách chọn mẫu
Chọn mẫu điều tra (xã) theo phương pháp ngẫu nhiên nhiều giai đoạn: - Huyện Tuy Phước hiện nay có 13 xã: Phước Nghĩa, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Quang, Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Lộc, Phước An, Phước Thành và hai thị trấn: thị trấn Tuy Phước, thị trấn Diêu Trì. Chọn ra 1 thị trấn và 3 xã đại diện 3 vùng khác nhau (vùng núi,vùng giáp biển, vùng đồng bằng) điều tra bằng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên.
- Tại mỗi xã/thị trấn được chọn, lập danh sách tất cả các thôn, chọn ra 4 thôn bằng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên.
- Tại mỗi thôn, lập danh sách tất cả các trẻ em dưới 5 tuổi với đầy đủ các thông tin về ngày tháng năm sinh và giới tính.
27
- Dựa trên danh sách trẻ dưới 5 tuổi được chọn, tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với khoảng cách mẫu k = N/n (k là khoảng cách mẫu, N tổng số trẻ dưới 5 tuổi của các xã đã chọn; n = cỡ mẫu cho nghiên cứu). Tiến hành chọn mẫu cho tới khi đủ số lượng trẻ. Trường hợp nếu trẻ được lựa chọn không đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia nghiên cứu thì lấy trẻ kế tiếp ngay sau trẻ được chọn trong bảng danh sách.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
- Tình trạng SDD chung
- Tình trạng SDD theo mức độ - Tình trạng SDD theo nhóm tuổi
- Tình trạng SDD theo thể
2.2.2.Nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá suy dinh dưỡng trẻ em
- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
- Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sang của bệnh tật có liên quan đến ăn uống.
- Các chỉ tiêu nhân trắc: +Cân nặng theo tuổi +Chiều cao theo tuổi
+Cân nặng theo chiều cao
2.2.3. Nghiên cứu các yếu tố liên quan
- Dân tộc
- Cân nặng sơ sinh - Bệnh tật
- Chăm sóc bà mẹ trước sinh - Chế độ nuôi dưỡng trẻ sau sinh
28
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu