Chăm sóc bà mẹ trước sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện tuy phước tỉnh bình định từ năm 2015 đến năm 2016 (Trang 46 - 51)

- Phương pháp tính tuổi: Tuổi trẻ em dưới 5tuổi được tính bằng tháng, theo WHO (2011) [48] hiện nay đang được áp dụng là cách tính tuổi quy về

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2.4. Chăm sóc bà mẹ trước sinh

3.2.4.1. Chế độ ăn của bà mẹ khi mang thai

Bảng 3.10. Liên quan giữa chế độ ăn của bà mẹ khi mang thai và suy dinh dưỡng Chế độ ăn của mẹ

khi mang thai Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%)

Xử lý thống kê (, p)

Bình thường 184 36 19,57 < 0,0001

Tốt hoặc đặc biệt 1016 105 10,33

Tổng cộng 1200 141 11,75

Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ có thai không những bảo vệ trực tiếp sức khỏe cho bản thân bà mẹ mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai.

Theo kết quả ở bảng trên nhóm trẻ có mẹ khi mang thai không được chăm sóc tốt có tỷ lệ SDD là 19,57% cao hơn nhiều so với nhóm trẻ có mẹ khi mang thai được chăm sóc tốt và đặc biệt hơn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,0001. Điều này cho chúng ta thấy tình trạng SDD của trẻ có liên quan đến chế độ ăn của bà mẹ khi mang thai. Qua nhiều nghiên cứu cho

47

thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa năng lượng trong khẩu phần, mức tăng cân của mẹ và cân nặng trẻ sơ sinh. Vì vậy năng lượng trong khẩu phần thấp, làm cho mức tăng cân của thai phụ thấp kéo theo cân nặng sơ sinh cũng thấp. Ở nước ta hiện nay phụ nữ có thai thời kỳ 3 tháng cuối có năng lượng khẩu phần khoảng 2000 Kcal/ngày, chỉ đạt 78% nhu cầu (chủ yếu được cung cấp từ gạo: mức tiêu thụ gạo khoảng 500g mỗi ngày, dầu mỡ chỉ tiêu thụ khoảng 1 thìa cà phê tương đương 6g mỗi ngày) làm cho sức khỏe bà mẹ kém đi, trẻ dễ bị thiếu dinh dưỡng ngay từ trong bào thai [20].

3.2.4.2. Số lần khám thai của bà mẹ

Bảng 3.11. Liên quan giữa số lần khám thai của bà mẹ và suy dinh dưỡng Số lần khám thai của mẹ Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%) Xử lý thống kê (, p) ≤ 2 3 2 66,67 < 0,05 ≥ 3 1197 139 11,61 Tổng cộng 1200 141 11,75 Nhóm trẻ có mẹ đi khám thai ≤2 lần có tỷ lệ SDD (66,67%), nhóm trẻ có mẹ đi khám ≥3 lần có tỷ lệ SDD (11,61%), khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

Cùng với tăng chế độ ăn, bà mẹ cần đi khám thai ít nhất 3 lần theo khuyến cáo của WHO trong thời gian mang thai. Kết quả ở trên cho thấy số bà mẹ được phỏng vấn đi khám thai ≥3 lần trong thời gian họ mang thai có tỷ lệ SDD của con thấp hơn so với các bà mẹ đi khám thai ≤2 lần. Điều này cho ta thấy giữa số lần khám thai của bà mẹ trong quá trình mang thai và tình trạng SDD của trẻ có liên quan với nhau. Số bà mẹ đi khám thai ≤2 lần hay một số bà mẹ không đi khám thai lần nào trong suốt quá trình mang thai có thể là do phụ nữ ở khu vực chúng tôi nghiên cứu chưa được trang bị đầy đủ kiến thức trước khi họ có thai, hay do điều kiện kinh tế khó khăn, cũng có thể

48

do họ ở cách xa trung tâm y tế khó khăn trong phương tiện đi lại, đặc biệt ở nhóm người phụ nữ người dân tộc thiểu số, tình trạng này còn có thể do thái độ rụt rè của họ trong vấn đề đi khám thai, tham gia các cuộc nói chuyện hay tuyên truyền tại cộng đồng và mặt khác do khoảng cách về ngôn ngữ.

3.2.4.3. Tỷ lệ bà mẹ được tiêm phòng uốn ván khi mang thai

Bảng 3.12. Liên quan giữa tỷ lệ bà mẹ được tiêm phòng uốn ván khi mang thai và suy dinh dưỡng

Mẹ được tiêm phòng uốn ván Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%) Xử lý thống kê (, p) Có 1197 140 11,67 > 0,05 Không 3 1 33,33 Tổng cộng 1200 141 11,75

Nhóm trẻ có mẹ được tiêm phòng uốn ván trong thời kỳ mang thai có tỷ lệ SDD là 11,67%, nhóm trẻ có mẹ không được tiêm phòng uốn ván khi mang thai có tỷ lệ SDD là 33,33%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) cho thấy được tỷ lệ SDD ở trẻ có mẹ không được tiêm phòng uốn ván khi mang thai cao hơn so với nhóm trẻ có mẹ được tiêm phòng uốn ván. Theo WHO [51] khuyến cáo các bà mẹ cần được tiêm phòng uốn ván trong thời kỳ mang thai.

3.2.4.4. Tỷ lệ mẹ được uống viên sắt khi mang thai

Bảng 3.13. Liên quan giữa tỷ lệ mẹ được uống viên sắt khi mang thai và suy dinh dưỡng

Mẹ được uống viên

sắt khi mang thai Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%)

Xử lý thống kê (, p)

1198 139 11,6 < 0,0000

Không 2 2 100

49

Nhóm trẻ có mẹ được uống viên sắt khi mang thai có tỷ lệ SDD là 11,6%, nhóm trẻ có mẹ không được uống viên sắt trong quá trình mang thai có tỷ lệ SDD là 100%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,0000.

Thiếu máu dinh dưỡng cũng là một vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong nội dung chăm sóc trước sinh do WHO khuyến cáo, trong quá trình mang thai bà mẹ cần được bổ sung sắt/acid folic hàng ngày, mỗi ngày 1 viên kể từ khi bắt đầu có thai đến hết 1 tháng sau sinh. Theo kết quả nghiên cứu, nhóm trẻ có mẹ được uống viên sắt trong thời kỳ mang thai có tỷ lệ SDD thấp hơn so với nhóm trẻ có mẹ không được uống viên sắt. Điều này có nghĩa, giữa tỷ lệ SDD của trẻ có liên quan với việc uống sắt của mẹ trong thời kỳ mang thai.

3.2.4.5. Hiểu biết của mẹ về tác dụng của sữa non

Bảng 3.14. Liên quan giữa hiểu biết của bà mẹ về tác dụng của sữa non và suy dinh dưỡng

Hiểu biết của mẹ về

tác dụng sữa non Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%) Xử lý thống kê (, p) Không tốt 216 53 24,54 < 0,0001 Bình thường 240 42 17,5 Tốt 744 46 6,18 Tổng cộng 1200 141 11,75

Nhóm trẻ có mẹ cho rằng sữa non là không tốt có tỷ lệ SDD là 24,54%, nhóm trẻ có mẹ không biết được tác dụng của sữa non có tỷ lệ SDD là 17,5%, nhóm trẻ có mẹ hiểu và biết được tác dụng của sữa non có tỷ lệ SDD là 6,18%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,0001.

Sữa non là sữa đầu (sữa được tiết ra từ các bà mẹ và động vật có vú trong 72h đầu sau sinh) với tên khoa học là colostrum có chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể. Lượng sữa non nhiều ít theo từng người và có hạn và có khoảng 10 đến 100ml/ ngày .

50

Vì sữa non có màu vàng đục nên có người cho rằng sau khi đẻ, những giọt sữa đầu tiên rất bẩn hoặc đó là những giọt sữa loãng, không có giá trị dinh dưỡng nên đã không cho con bú. Đây là một quan niệm sai lầm.

Ngày nay các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong sữa non có nhiều protein và các vitamin tan trong nước hơn sữa bình thường (sữa trưởng thành), các vitamin tan trong chất béo hơn bao gồm vitamin A (cao gấp 2 lần sữa trưởng thành), vitamin E và vitamin K. Chứa ít lactose, chất béo (có 2g/100ml) . Ngoài ra, nó còn có thêm những dưỡng chất vi lượng thiết yếu quan trọng đối với trẻ sơ sinh, có nồng độ cao như sắt, kẽm… Trong sữa non còn tập trung cao các tế bào miễn dịch, trong đó có thành phần hòa tan bao gồm immunoglobulin (IgA-IgM-IgG) lysozyme và các enzym khác, lactoferin và cả các thành phần tế bào bao gồm tế bào lympho, bạch cầu hạt trung tính và các tế bào biểu mô; những tế bào này có thể thực bào và tiêu diệt vi khuẩn nhưng chúng cũng có thể điều biến hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh bằng cách sản xuất các cytokin, những chất trung gian miễn dịch hòa tan, chúng có thể kích thích các tế bào miễn dịch ở trẻ sơ sinh ví dụ TGF-beta có thể giảm viêm ở ruột, giảm dị ứng và kích thích sự sản xuất IgA ở ruột (WHO, 2011) [48].

Sữa non rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh:

- Sữa non giàu các yếu tố tăng trưởng, kích thích sự phát triển ruột chưa trưởng thành ở trẻ, những yếu tố tăng trưởng này sẽ chuẩn bị cho ruột tiêu hóa, hấp thu sữa trưởng thành, hấp thu những chất khó tiêu, có thể gây dị ứng. Sữa non chứa nhiều kháng thể và bạch cầu hết sức cần thiết cho trẻ mới lọt lòng mẹ. Nó bảo vệ tốt cho đứa trẻ chống lại hầu hết các loại vi khuẩn. Các immmoglobulin bao bọc lớp nền thành ruột còn non nớt, ngăn chặn sự thâm nhập của vi khuẩn, virut, vật ký sinh và các vi khuẩn gây bệnh khác, đồng thời các yếu tố phát triển kích thích các hệ thống của bản thân đứa trẻ.

51

- Sữa non đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đặc trưng của trẻ mới sinh như thận của trẻ còn non nớt, không thể xử lý một lượng lớn các chất lỏng mà không gây ra các stress về trao đổi chất, sự sản xuất lactaza và các enzym khác ở ruột chỉ vừa mới bắt đầu, các chất chống ôxy hóa đều cần thiết cho việc bảo vệ chống lại sự phá hoại của các chất ôxy hóa và bệnh xuất huyết.

- Sữa non chứa rất nhiều ganglioside, một nhóm glycosphingolipid quan trọng đối với sự phát triển não, chúng không những cung cấp vật liệu xây dựng cho sự phát triển sớm của não mà còn hoạt động như các thụ thể đích để vi khuẩn dính vào và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch ruột.

Chính vì thế không nên cho trẻ sơ sinh bú quá muộn, và việc tiết sữa non là theo quy luật tự nhiên nên nếu cho trẻ bú quá muộn có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng sau này như chậm lớn, dễ bệnh tật.

Người mẹ cho con bú sớm còn kích thích được phản xạ tử cung co lại, rất có lợi cho sự phục hồi tử cung. Hơn nữa để đứa con khỏe mạnh và việc nuôi con từ sữa mẹ thành công, khi đứa trẻ ra đời 6-12 tiếng thì người mẹ nên bắt đầu cho con bú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện tuy phước tỉnh bình định từ năm 2015 đến năm 2016 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)