Chế độ nuôi dưỡng trẻ sau sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện tuy phước tỉnh bình định từ năm 2015 đến năm 2016 (Trang 51 - 60)

- Phương pháp tính tuổi: Tuổi trẻ em dưới 5tuổi được tính bằng tháng, theo WHO (2011) [48] hiện nay đang được áp dụng là cách tính tuổi quy về

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2.5. Chế độ nuôi dưỡng trẻ sau sinh

3.2.5.1. Thời gian bắt đầu cho trẻ bú sau sinh

Bảng 3.15. Liên quan giữa thời gian bắt đầu cho trẻ bú sau sinh và suy dinh dưỡng Thời gian bắt đầu cho bú Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%) Xử lý thống kê (, p)  1 giờ 683 66 9,66 > 0,05 > 1- 2 giờ 96 32 33,33 > 2 giờ 421 43 10,21 Tổng cộng 1200 141 11,75

Nhóm trẻ được bú mẹ trong giờ đầu có tỷ lệ SDD là 9,66%, cho bú từ 1 đến 2 giờ có tỷ lệ SDD là 33,33%, sau 2 giờ là 10,21%.

52

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho mọi trẻ sơ sinh, trẻ được bú sữa mẹ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí tuệ vì trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít bệnh tật, sẽ gắn bó tình cảm mẹ con.

Ngay sau khi sinh ra, trẻ cần được bú mẹ trong vòng 30 phút đầu và duy trì việc bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng theo như khuyến cáo mới đây của WHO. Bú sữa mẹ hoàn toàn là trẻ chỉ được nhận sữa mẹ mà không có bất cứ một chất lỏng hoặc thức ăn nào ngoài trừ sirô, vitamin, muối khoáng hoặc thuốc trong 24 giờ qua, trong thời kỳ này nước cũng không được thừa nhận. Bú sữa mẹ hoàn toàn có vai trò quan trọng đối với dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn ít bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp, viêm tai...

Theo hướng dẫn của WHO [48], bà mẹ cần cho trẻ bú ngay sau sinh trong vòng 30 phút để tận dụng nguồn sữa non là loại sữa hoàn hảo về dinh dưỡng và các chất sinh học thích ứng với cơ thể non nớt vừa mới ra đời của trẻ. Ngoài ra, cho con bú sớm còn kích thích bài tiết sữa sớm thông qua kích thích các phản xạ prolactin và phản xạ oxytocin từ đó sữa được tiết ra. Mặt khác, việc cho con bú sớm ngay sau sinh giúp co hồi tử cung tốt và bài tiết sữa sớm.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không cho thấy có sự liên quan giữa thời gian bắt đầu cho trẻ bú sau sinh và tình trạng SDD của trẻ. Kết quả này cũng giống với nghiên cứu của tác giả Trần Biểu [2] không thấy có mối liên quan giữa thời gian bắt đầu cho trẻ bú và tình trạng dinh dưỡng trẻ. Như vậy, còn có nhiều yếu tố khác bên cạnh việc cho trẻ bú sớm hay muộn sau khi sinh ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhưng việc cho trẻ bú sớm và không nên sử dụng bất cứ một thức ăn nào trong thời gian chưa bú cũng là một thực hành tốt, cần tuyên truyền và khuyên các bà mẹ áp dụng.

53

3.2.5.2. Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn sam

Bảng 3.16. Liên quan giữa thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn sam và suy dinh dưỡng Thời gian bắt

đầu ăn sam Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%)

Xử lý thống kê (, p)

 4 tháng 4 3 75 < 0,0000

> 4 tháng 1196 138 11,54

Tổng cộng 1200 141 11,75

Trẻ được ăn sam ≤4 tháng có tỷ lệ SDD là 75%, cao hơn tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ được bắt đầu ăn sam >4 tháng trở đi là 11,54%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,0000.

Thời kỳ bắt đầu cho trẻ ăn sam (ăn bổ sung) đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa nhất đối với tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Cho trẻ ăn bổ sung (ABS) sớm không có lợi cho sức khỏe của trẻ vì trước 6 tháng tuổi trẻ chưa cần đến thức ăn ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn khiến trẻ bú ít đi, sữa mẹ được sản sinh ít đi và từ đó trẻ mất nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Hơn thế, thức ăn khi cho trẻ ABS khi trẻ còn nhỏ phải lỏng để trẻ dễ ăn làm cho dạ dày mau đầy nhưng lại chứa ít chất dinh dưỡng và còn có nguy cơ dễ mắc tiêu chảy do thực phẩm bổ sung không sạch hay do bị nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến thức ăn. Chính tập quán cho trẻ ăn bổ sung sớm là một trong những yếu tố nguy cơ của mắc tiêu chảy mà mối liên quan giữa tiêu chảy và SDD đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Theo khuyến cáo của VDD, từ tháng thứ 7 trở đi ngoài sữa mẹ trẻ cần được ABS các loại thực phẩm khác.

Khi sữa mẹ không đủ cho nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ thì ABS đóng vai trò quan trọng để duy trì sự phát triển bình thường của trẻ. Việc cho trẻ ABS quá sớm hay quá muộn đều có thể dẫn đến SDD và bệnh tật. Kết quả của chúng tôi trình bày trong nghiên cứu này cho thấy trẻ được ABS trước 4 tháng thì có tỷ lệ SDD cao hơn so với nhóm trẻ bắt đầu cho ABS

54

sau 4 tháng trở đi. Nghiên cứu của Hoàng Thị Liên, Nguyễn Hữu Kỳ [25] cũng cho thấy có liên quan giữa thời gian bắt đầu cho trẻ ABS và tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Cho trẻ ABS quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt. Tập quán cho trẻ ABS sớm vẫn còn rất phổ biến. Qua quá trình điều tra, lý do các bà mẹ cho trẻ ABS sớm chủ yếu là do mẹ bận công việc và một số lý do khác như: mẹ không đủ sữa, mẹ hết sữa sớm. Mẹ của các trẻ được nghiên cứu ở đây, nghề nhiệp chính là làm nông, mẹ đi làm sớm, xa nhà nên việc cho trẻ ABS sớm là điều tất yếu xảy ra. Việc mẹ đi làm sớm vừa giảm sự chăm sóc con, vừa ít điều kiện cho con bú...nên trẻ dễ có nguy cơ SDD hơn. Do vậy, cần có biện pháp hữu hiệu hơn trong việc chăm sóc bà mẹ sau sinh, đặc biệt là tạo điều kiện để bà mẹ nghỉ ngơi lâu hơn, có điều kiện chăm sóc con.

3.2.5.3. Thức ăn bắt đầu cho trẻ ăn sam

Bảng 3.17. Liên quan giữa thức ăn bắt đầu cho trẻ ăn sam và suy dinh dưỡng Thức ăn lúc bắt đầu

ăn sam Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%)

Xử lý thống kê (, p)

Sữa bò, sữa bột 461 88 19,09 > 0,05

Nước cháo + muối 11 7 63,64

Cơm nhai 12 9 75

Đủ 4 nhóm thực phẩm 716 45 6,28

Tổng cộng 1200 141 11,75

Trẻ ăn sam bằng nước cháo + muối hoặc cơm nhai thì tỷ lệ SDD cao (63,64% và 75%). Nếu trẻ được cho ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm hoặc dùng sữa bò hay sữa bột thì ít SDD hơn (6,28% và 19,09%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) và cho chúng ta thấy được thức ABS có ảnh hưởng không nhiều thì ít đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

55

Thức ăn đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Thời gian này,trẻ chưa cần số lượng thức ăn nhiều nhưng phải đảm bảo đủ năng lượng, độ keo đặc thích hợp và cân đối các chất dinh dưỡng [7].

Qua phân tích trên chúng tôi thấy rằng các bà mẹ tại huyện Tuy Phước chỉ chú ý đến việc cho trẻ ăn no chứ chưa quan tâm đến chất lượng bữa ABS trong khi nhu cầu các chất dinh dưỡng cho giai đoạn này rất lớn để đáp ứng tốc độ lớn nhanh của trẻ. Điều này làm cho đứa trẻ dễ bị SDD.

3.2.5.4. Thời điểm cai sữa hoàn toàn

Bảng 3.18. Liên quan giữa thời điểm cai sữa hoàn toàn và suy dinh dưỡng Thời điểm cai

sữa hoàn toàn Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%)

Xử lý thống kê (, p) 12 tháng 132 65 49,24 < 0,0001 > 12 tháng 1068 76 7,12 Tổng cộng 1200 141 11,75

Tỷ lệ SDD của nhóm trẻ cai sữa hoàn toàn sớm ≤ 12 tháng là 49,24%; ở nhóm trẻ cai sữa >12 tháng có tỷ lệ SDD là 7,12%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P 0,0001. 49.24 7.12 0 10 20 30 40 50 60

≤ 12 tháng > 12 tháng Cai sữa hoàn toàn %

56

Thời gian cai sữa ít nhất là 12 tháng, nên cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng. Cai sữa hoàn toàn là khi đứa trẻ không còn dùng sữa mẹ mà nguồn dinh dưỡng chính là từ thức ăn của gia đình. Cho trẻ cai sữa sớm, trẻ phải ăn những thức ăn thay thế trong khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, trẻ không tận hưởng hết những yếu tố bảo vệ cũng như những chất dinh dưỡng từ sữa mẹ, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn, điều đó làm cho trẻ dễ bị SDD.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trình bày ở bảng 3.18 cho thấy, nhóm trẻ cai sữa ≤12 tháng có tỷ lệ SDD cao hơn nhóm trẻ cai sữa >12 tháng. Điều này có nghĩa giữa thời điểm cai sữa hoàn toàn và tình trạng dinh dưỡng của trẻ có mối liên quan với nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hải [10], Dương Quang Minh, Phan Thị Liên Hoa [26].

3.2.5.5. Trình độ học vấn của mẹ

Bảng 3.19. Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ và suy dinh dưỡng Trình độ học vấn của mẹ Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%) Xử lý thống kê (, p) Mù chữ 1 1 100 < 0,0001 Cấp I 35 27 77,14  Cấp II 1164 113 9,7 Tổng cộng 1200 141 11,75

Tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ có mẹ mù chữ là 100%, cao hơn tỷ lệ SDD của nhóm trẻ mà mẹ có trình độ cấp I hoặc ≥cấp II (77,14% và 9,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P <0,0001.

57

Biểu đồ 3.7. Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ và SDD

Từ kết quả trên cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa trình độ học vấn của mẹ và tình trạng SDD của trẻ. Tổng điều tra do VDD và Tổng cục Thống kê [36] tiến hành năm 2002 cho thấy rằng các bà mẹ có trình độ văn hóa càng cao thì tỷ lệ SDD của con càng thấp.

Bà mẹ có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu các thông tin về cách nuôi dưỡng con cũng như cách xử trí đúng khi con bị bệnh. Trình độ học vấn của người mẹ thể hiện qua cách nuôi dưỡng, cách chăm sóc trẻ, có tác động mạnh đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Viện nghiên cứu chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) cho thấy học vấn của người phụ nữ đóng ghóp 43% đối với SDD, trong khi an ninh lương thực chỉ đóng ghóp 26,1%. Kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Phương Hà năm 2010 [9] đã chỉ ra rằng tình trạng dinh dưỡng của trẻ có liên quan đến học vấn của bà mẹ, kiến thức, thực hành của bà mẹ trong nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung, cụ thể là kiến thức của bà mẹ về nuôi con bú và ăn bổ sung còn nhiều hạn chế.

58

3.2.5.6. Số con trong gia đình

Bảng 3.20. Liên quan giữa số con trong gia đình và suy dinh dưỡng

Số con trong gia đình Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%) Xử lý thống kê (, p) 1 con 374 36 9,62 >0,05 2 con 628 63 10,03 3 con 163 24 14,72  4 con 35 18 51,43 Tổng cộng 1200 141 11,75

Tỷ lệ SDD của nhóm trẻ ở các gia đình chỉ có 1 con là 9,62%; 2 con là 10,03%; 3 con là 14,72% và 4 con trở lên là 51,43%.

Biểu đồ 3.8. Liên quan giữa số con trong gia đình và suy dinh dưỡng

Nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam như nghiên cứu c ủa Đinh Thanh Huề về tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi xã Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị [15], nghiên cứu của Nguyễn Công Khẩn, Lê Danh Tuyên, Phạm Văn Hoan, Trần Xuân Ngọc, Trương Hồng

59

Sơn về tiến triển suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi trong toàn quốc từ năm 1990 đến năm 2004 [20] cho thấy số con trong gi a đình là yếu tố liên quan đến tình trạng SDD của trẻ.

Chúng ta đều biết gia đình đông con là một trong những yếu tố gây nên SDD của trẻ bởi vì đông con làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và thời gian chăm sóc trẻ ít đi, gia đình càng đông con thì tỷ lệ SDD có xu hướng tăng lên. Kết quả này phù hợp với nhận xét của Hoàng Thị Liên [25], Phạm Thị Hải [10], Phạm Ngọc Khái [18]. Đông con, kinh tế gia đình sẽ bị ảnh hưởng, do đó người mẹ sẽ ít quan tâm cho tất cả các con của họ; cũng như sự ưu tiên dành cho sự nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sẽ kém đi vì vậy huyện Tuy Phước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông dân số và kế hoạch hóa gia đình, làm cho họ nhận thức được việc sinh nhiều con sẽ không đảm bảo đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy dỗ tốt hơn cho con của họ, và như vậy sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em.

60

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện tuy phước tỉnh bình định từ năm 2015 đến năm 2016 (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)