Cân nặng sơ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện tuy phước tỉnh bình định từ năm 2015 đến năm 2016 (Trang 42 - 46)

- Phương pháp tính tuổi: Tuổi trẻ em dưới 5tuổi được tính bằng tháng, theo WHO (2011) [48] hiện nay đang được áp dụng là cách tính tuổi quy về

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2.2. Cân nặng sơ sinh

Bảng 3.6. Liên quan giữa cân nặng sơ sinh và suy dinh dưỡng

Cân nặng sơ sinh Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%)

Xử lý thống kê (, p) 2,5 kg 1191 135 11,36 < 0,0001 < 2,5 kg 9 6 66,67 Tổng cộng 1200 141 11,75

Nhóm trẻ có cân nặng sơ sinh <2,5 kg có tỷ lệ SDD là 66,67%, cao hơn hẳn tỷ lệ SDD của nhóm trẻ có cân nặng sơ sinh ≥2,5 kg là 11,36%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,0001.

Cân nặng sơ sinh thấp là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng về tình trạng dinh dưỡng của người mẹ, sự chăm sóc người mẹ trong thời kỳ mang thai. Những trẻ sơ sinh có cân nặng thấp thường có nguy cơ tử vong cao, dễ bị bệnh và SDD. Một đứa trẻ đủ cân ít có nguy cơ bị SDD sau này. Nghiên cứu của Hoàng Thị Liên [25], Đặng Oanh [27] [28], Phạm Thị Hải [10] cũng thấy có mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu cảu các tác giả Đàm Khải Hoàn và CS [14], Đinh Thanh Huề [15 ], Vũ Thị Thanh Hương, Phạm Văn Hoan [16] và Lê Danh Tuyên [30].

Chế độ ǎn uống của người mẹ mang thai có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu người mẹ được ǎn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dưỡng thì người mẹ sẽ lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ có thai , người mẹ cần tǎng được từ 10kg đến 12 kg (trong đó, 3 tháng đầu tǎng 1kg, 3 tháng giữa tǎng 4 - 5kg, 3 tháng cuối tǎng 5 -6 kg). Tǎng cân tốt, người mẹ sẽ tích luỹ mỡ là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh.

43

Những trường hợp người mẹ bị thiếu ǎn hoặc ǎn uống kiêng khem không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bào thai, trẻ đẻ ra có cân nặng thấp dưới 2,5 kg. Mặt khác, trình độ học vấn hay sự hiểu biết của bà mẹ thấp kém, mẹ phải làm việc nặng nhọc, không được nghỉ ngơi và chăm sóc tốt trước khi sinh và mẹ mắc bệnh trong thai kỳ là những yếu tố có liên quan đến cân nặng sơ sinh thấp. Như vậy, để góp phần giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em tại huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định thì việc tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ có thai là một việc quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên.

3.2.3. Bệnh tật

Các bệnh nhiễm khuẩn là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD và tử vong cao ở trẻ em [23]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến ba bệnh được xem là có liên quan mật thiết với SDD và hay gặp ở Việt Nam là tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

3.2.3.1. Bệnh tiêu chảy

Bảng 3.7. Liên quan giữa bệnh tiêu chảy và suy dinh dưỡng

Tiêu chảy Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%) Xử lý thống kê (, p) Có 812 122 15,02 < 0,0005 Không 388 19 4,9 Tổng cộng 1200 141 11,75

Nhóm trẻ mắc tiêu chảy có tỷ lệ SDD là 15,02%, nhóm không bị tiêu chảy có tỷ lệ SDD là 4,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,0005.

SDD và tiêu chảy thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trẻ bị SDD khi bị tiêu chảy thì tiêu chảy sẽ nặng hơn, kéo dài hơn và nguy cơ tử vong cũng cao hơn. Chức năng miễn dịch của trẻ em chưa đầy đủ, vì vậy các thiếu sót về vệ sinh trong thời kỳ ăn sam, cai sữa đều có thể gây ra tiêu chảy [1].

44

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Phạm Ngọc Khái [18] vì vậy để phòng tránh cho trẻ không bị mắc bệnh tiêu chảy, giảm tỷ lệ SDD thì cần trang bị cho mẹ những kiến thức cơ bản để chăm sóc trẻ cho tốt như: cho trẻ ăn thức ăn mới nấu, tăng cường chất lượng bữa ăn, chú ý bổ sung thực phẩm giàu probiotics, tránh vi khuẩn và vật ký sinh,cho trẻ uống vacxin phòng bệnh do virus rota, giữ gìn vệ sinh cho trẻ.

3.2.3.2. Nhiễm trùng đường hô hấp

Bảng 3.8. Liên quan giữa nhiễm trùng đường hô hấp và suy dinh dưỡng Viêm đường hô

hấp Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%) Xử lý thống kê (, p) 186 78 41,93 <0,0001 Không 1014 63 6,21 Tổng cộng 1200 141 11,75 Nhóm trẻ mắc bệnh NTHH có tỷ lệ SDD là 41,93%, nhóm không mắc bệnh là 27,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,0001.

Cũng như tiêu chảy,nhiễm khuẩn hô hấp làm cho trẻ dễ bị SDD hơn. NTHH là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ em, SDD là yếu tố phối hợp quan trọng đối với các tử vong này; trẻ bị NTHH mà bị SDD thì tử vong tăng gấp 2-3 lần. Kết quả trình bày ở trên cho chúng ta thấy, nhóm trẻ không mắc bệnh có tỷ lệ SDD thấp hơn so với nhóm trẻ mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp. Điều này có nghĩa giữa tình trạng SDD ở trẻ và NTHH có mối liên quan với nhau, có ý nghĩa thống kê (P<0,0001). Các nghiên cứu khác của Trần Biểu [2], Phạm Thị Hải [10], tại một số điểm ở Thừa Thiên Huế cũng thấy có mối liên quan rõ rệt giữa tiền sử NTHH và tình trạng dinh dưỡng của trẻ [26].

45

3.2.3.3. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Bảng 3.9. Liên quan giữa nhiễm giun sán và suy dinh dưỡng

Nhiễm giun sán Số trẻ Số trẻ SDD Tỷ lệ (%) Xử lý thống kê (, p) 116 73 62,93 < 0,0001 Không 1084 68 6,27 Tổng cộng 1200 141 11,75 Nhóm trẻ mắc bệnh nhiễm giun sán có tỷ lệ SDD là 62,93%, nhóm không mắc bệnh là 6,27%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,0001.

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra SDD, thiếu máu ở trẻ em. Một số nghiên cứu về nhiễm giun ở trẻ em cho thấy tỷ lệ nhiễm giun rất cao (khoảng 60 -95%) với các loại giun chủ yếu là giun đũa và giun móc. Nhiễm các loại giun cũng là vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp phù hợp. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở các nước đang phát triển do điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo. Nhiễm giun làm cho trẻ chán ăn, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, thiếu máu, và gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột với cường độ cao và trong một thời gian dài có thể gây suy dinh dưỡng như thấp còi, nhẹ cân, những trường hợp nặng có thể gây tử vong [26] [44 ].

Ta đã biết phần lớn ký sinh trùng xâm nhập vào đường ruột của trẻ qua đường miệng.Việc cho trẻ ăn uống không vệ sinh hoặc trẻ ngậm những thứ mất vệ sinh chính là nguyên nhân đưa ký sinh trùng vào cơ thể của trẻ. Qua kết quả điều tra ở trên cho thấy giữa tỷ lệ SDD và bệnh nhiễm KSTĐR có mối liên hệ với nhau, khi trẻ bị nhiễm KSTĐR thì tỷ lệ SDD cao (62,93%) hơn so với trẻ không bị nhiễm KSTĐR (6,27%). Vì vậy, để giảm tỷ lệ trẻ bị nhiễm KSTĐR xuống thấp, mẹ của các trẻ cần quan tâm và chăm sóc trẻ tốt

46

hơn, cho trẻ ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ và đặc biệt cần tẩy giun, sán theo định kỳ.

Qua nghiên cứu cho chúng ta thấy, nguyên nhân của SDD là phối hợp của nguyên nhân trực tiếp là ăn uống, bệnh tật đến các yếu tố về chăm sóc và nguyên nhân gốc rễ là sự nghèo đói. Tuy vậy, mức độ tác động của các yếu tố khác nhau theo vùng: ở thành thị vấn đề thiếu ăn không còn phổ biến và chất lượng chăm sóc trẻ tốt hơn, trong khi nhiều địa phương ở khu vực nông thôn, miền núi thì vấn đề chăm sóc, bệnh tật và nuôi dưỡng trẻ còn nhiều hạn chế. Điều này đòi hỏi các chiến lược tác động tập trung hơn vào hoạt động chăm sóc trẻ cùng với việc cải thiện, nâng cao thực hành dinh dưỡng và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện tuy phước tỉnh bình định từ năm 2015 đến năm 2016 (Trang 42 - 46)