Báo cáo kế toán sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán hoạt động thu, chi tại trung tâm y tế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 39 - 47)

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.3.5. Báo cáo kế toán sử dụng

Báo cáo thu ngân sách nhà nƣớc cấp trong đơn vị SNCL đƣợc lập theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành theo Thông 107/2017/TT-BTC.

Một số báo cáo thu thƣờng dùng liên quan đến hoạt động thu ở đơn vị SNCL bao gồm bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại kho báo cáo, báo cáo thu- chi hoạt động sự nghiệp, báo cáo tổng hợp tình hình và quyết toán kinh phí.

BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nƣớc; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tính hính thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nƣớc, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị.

BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chi tiết đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời gian đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo.

Hệ thống chỉ tiêu BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chình và Mục lục ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo có thể so sánh đƣợc giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau. Trƣờng hợp lập BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách có nội dung và phƣơng pháp trính bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với BCTCkỳ kế toán năm trƣớc thì phải giải trình trong phần thuyết minhBCTC.

Phƣơng pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trongBCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải đƣợc thực hiện thống nhất ở các đơn vị hành chính

31

sự nghiệp, tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tính hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nƣớc của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Số liệu trên BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, khách quan và phải đƣợc tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán.

Các báo cáo quyết toán năm quy định tại Thông 107/2017/TT-BTC - Các mẫu biểu đối chiếu dự toán ngân sách cấp theo hình thức rút dự toán tại Kho bạc nhà nƣớc, tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc nhà nƣớc, bảng đối chiếu số dƣ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nƣớc theo quy định tại Thông tƣ 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chình và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế có liên quan (nếu có).

- Báo cáo khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác quyết toán ngân sách nhà nƣớc.

- Một số BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách thƣờng gặp: + Bảng cân đối tài khoản

+Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phì đã sử dụng +Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động

32

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng thứ nhất, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán thu chi sự nghiệp đơn vị SNCL. Những lý luận này xuất phát từ bản chất, đặc điểm, vai trò của công tác tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị SNCL, nội dung, nguyên tắc quản lý thu chi sự nghiệp, tiếp đó là nội dung của tổ chức kế toán thu chi sự nghiệp tại các đơn vị SNCL gồm tổ chức chứng từ kế toán, tổ chức tài khoản kế toán, tổ chức sổ kế toán, tổ chức báo cáo kế toán, tổ chức kiểm tra kế toán và tổ chức bộ máy kế toán. Đây sẽ là nền tảng lý thuyết cho chƣơng thứ hai khi tác giả đi vào phân tìch thực trạng kế toán hoạt động thu chi tại trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh.

33

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU,CHI TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VĨNH THẠNH

TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1.Tổng quan về trung tâm Y Tế huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm Y Tế huyện Vĩnh Thạnh

Từ năm 1952 - 1957, y tế Vĩnh Thạnh do Bình Khê ( nay là huyện Tây Sơn) kiêm nhiệm, trên thực tế không có giƣờng bệnh điều trị tại chỗ mà chỉ khám cấp thuốc tại trạm, còn chữa bệnh thí đến nhà bệnh nhân. Đến năm 1958 bắt đầu tách y tế huyện Vĩnh Thạnh khỏi Bình Khê, hoạt động độc lập.

Đến tháng 4/1975,một Phân xá đƣợc thành lập tại Vĩnh Kim do bác sỹ Đinh Y Mao phụ trách với 10 giƣờng bệnh và khoảng 10 biên chế. Trong đó có 01 bác sỹ, 03 y sỹ, 03 y tá và 02 cán bộ hành chính. Riêng mảng phòng bệnh thì do y sỹ Lê Văn Cựng phụ trách.

Đến tháng 6/1982 có quyết định thành lập Bệnh xá huyện Vĩnh Thạnh đặt tại Đồng Cửu Thuyền (nay thuộc thôn Định Trị xã Vĩnh Hảo), cơ sở vật chất lúc bấy giờ còn nghèo nàn. Nhân lực của Bệnh xá trên dƣới 10 ngƣời do đồng chí Nguyễn Ngọc Châu làm Bệnh xá trƣởng.

Đầu năm 1983 UBND huyện Vĩnh Thạnh có quyết định chuyển Bệnh xá từ Đồng Cửu Thuyền về Định Bình, sáp nhập một số cán bộ y tế của Trạm xá xã Bình Quang - vẫn với tên gọi Bệnh xá huyện Vĩnh Thạnh do bác sỹ Vũ Văn Chinh làm Bệnh xá trƣởng. Phân xá Vĩnh Kim do bác sỹ Đinh Y Mao làm Phân xá trƣởng với nhân lực vào khoảng 11 ngƣời và đội VSPD do đồng chí Nguyễn Ngọc Châu làm đội trƣởng với 06 cán bộ nhân viên làm công tác dự phòng.

34

Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 1990 theo Quyết định số 28/QĐ-UB ngày 01 tháng 10 năm 1990 của UBND huyện Vĩnh Thạnh về việc thành lập Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh.

Đầu năm 1996, Sở Y tế có quyết định bổ nhiệm dƣợc sỹ Nguyễn Hữu Lộc giữ chức vụ quyền Giám đốc Trung Tâm Y tế (TTYT) .

Đến tháng 11 năm 2002, bác sỹ Hứa Tự Thảo đƣợc chủ tịch UBND tỉnh Bính Định bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc TTYT Vĩnh Thạnh.

Đầu năm 2004 TTYT Vĩnh Thạnh chuyển về cở sở mới đặt tại khu sân bay và cũng trong khoản thời gian này TTYT Vĩnh Thạnh đã đƣợc Sở Y tế phân bổ thêm 2 xe ô tô cứu thƣơng mới nhập của Nhật. Một chiếc hiệu Mitsubishi và chiếc kia là Landcoruiser Toyota tổng trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng. Phƣơng tiện vận chuyển cấp cứu đƣợc bổ sung đã góp phần đắc lực cho nhu cầu chuyển bệnh nhân từ xã về huyện và từ huyện lên tuyến tỉnh.

Năm 2009 đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo địa phƣơng, trong vòng chƣa đến một năm, ngành y tế đã đƣợc UBND huyện đầu tƣ trên 15 tỷ đồng chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị y tế. Tuyến huyện đã đƣợc đầu tƣ xây dựng mới khoa lây và trạm hạ thế với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng, phần còn lại trên 12 tỷ dành cho xây mới và sửa chữa trạm y tế các xã.

Năm 2010 Sở Y tế cũng đã đầu tƣ cho xây dựng hạng mục khoa Ngoại - Sản và khoa Dƣợc từ nguồn trái phiếu chính phủ. Trang thiết bị y tế cũng đã đƣợc bổ sung thêm từ nguồn xã hội hóa nhƣ: máy siêu âm màu, máy xét nghiệm huyết học 18 thông số, máy sinh hóa tự động, xét nghiệm nƣớc tiểu 10 thông số, hóa máy phân tích yếu tố đông máu, điện não, điện tim. Ngoài ra Sở Y tế cũng đã đầu tƣ thêm một số thiết bị hiện đại khác nhƣ máy gây mê, monitoring, máy tạo oxy từ khì thiên nhiên bơm tiêm điện, máy sốc điện…

Từ năm 2012 đến 2017 TTYT Vĩnh Thạnh cũng đã đƣợc cấp trên quan tâm đầu tƣ thêm nhiều trang thiết bị y tế hiện đại nhƣ máy nội soi tiêu hóa,

35

X.quang cao tần, shock điện, m¸y thë và ngoài ra còn đƣợc trang bị nhiều monitor giám sát từ 5 đến 6 thông số đảm bảo cho nhu cầu khám chữa bệnh và cấp cứu bệnh nhân. Riêng đối với lĩnh vực dự phòng cũng đã đƣợc ngành cấp trên quan tâm đầu tƣ máy xét nghiệm mẫu nƣớc, máy đo độ ồn, máy đo cƣờng độ ánh sáng, máy đo nhiệt độ, độ ẩm và độ PH . .

Đối với cở sở vật chất cũng đã đƣợc UBND huyện và Sở Y tế cho xây dựng thêm Trạm Y tế xã Vĩnh Quang, sửa chữa nâng cấp trạm Y tế Vĩnh Sơn, khoa Nội, phòng Hồi sức - Cấp cứu, nhà Dinh dƣỡng và khu phẫu thuật với tổng kinh phí trên bốn tỷ đồng.

Công tác chuyên môn đã đƣợc nâng lên một bƣớc. Hiện tại hệ điều trị đã triển khai hầu hết các kỹ thuật của bệnh viện hạng III và thực hiện trên 300 loại phẫu thuật và thủ thuật vƣợt tuyến đƣợc Sở Y tế thẩm định phê duyệt, đảm bảo giải quyết tốt các trƣờng hợp cấp cứu ngoại -sản. Các chuyên khoa lẻ cũng đã đƣa vào hoạt động đáp ứng phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân.

2.1.2.Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm Y Tế huyện Vĩnh Thạnh

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng. Đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chình và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế tuyến tỉnh; chịu sự quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh theo quy định của pháp luật.

Chỉ tiêu biên chế năm 2019: 170 biên chế.

- Tuyến huyện: 115 biên chế.

36

+ Hệ dự phòng: 28 biên chế.

+ Dân số: 05 biên chế.

- Tuyến xã: 55 biên chế (mỗi trạm y tế có 01 biên chế làm công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đính).

Giƣờng bệnh kế hoạch năm 2019: 100 giƣờng bệnh.

Đảng bộ hiện có 04 Chi bộ trực thuộc, với tổng số 54 đảng viên.

Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể gồm: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi Hội Điều dƣỡng.

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - Kế hoạch tổng hợp

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy tại TTYT huyện Vĩnh Thạnh Các trạm Y tế xã, Thị trấn: Trạm Y tế xã Vĩnh Sơn Trạm Y tế xã Vĩnh Kim Trạm Y tế xã Vĩnh Hảo Trạm Y tế xã Vĩnh Thuận Trạm Y tế xã Vĩnh Quang Trạm Y tế xã Vĩnh Hòa Trạm Y tế xã Vĩnh Thịnh Trạm Y tế TT. Vĩnh Thạnh Trạm Y tế xã Vĩnh Hiệp Giám đốc BSCKI Hứa Tự Thảo

Phòng chức năng Phòng Tổ chức Hành chính –

Kế hoạch tổng hợp

Phó Giám đốc BSCKI Nguyễn Văn Tiến Phó Giám đốc

BSCKI Nguyễn Thị Cƣờng

Phòng chuyên môn: Phòng dân số

Các khoa chuyên môn: Khoa khám bệnh – HSCC

Khoa Nội – Nhi – YHCT

Khoa ngoại – Liên chuyển khoa

Khoa chăm sóc SKSS Khoa bệnh nhiệt đới

Khoa dƣợc Khoa cận lâm sàng

HIV/AIDS, Y Tế công cộng

Khoa kiểm soát bệnh tật

37

- Lãnh đạo

Hiện có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc - Cơ cấu tổ chức

Có 01 phòng chức năng, 01 phòng chuyên môn, 08 khoa và 09 trạm y tế, gồm:

- Phòng chức năng

Phòng Tổ chức - Hành chính - Kế hoạch tổng hợp - Phòng chuyên môn

Phòng Dân số.

- Các khoa chuyên môn

+ Khoa Khám - Hồi sức cấp cứu. + Khoa Nội - Nhi - Y học cổ truyền. + Khoa Ngoại - Liên chuyên khoa. + Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản. + Khoa Bệnh Nhiệt đới.

+ Khoa Dƣợc.

+ Khoa Cận lâm sàng.

+ Khoa Kiểm soát bệnh tật, HIV/AIDS, Y tế công cộng, Dinh dƣỡng và An toàn thực phẩm. - Các trạm y tế xã, thị trấn + Trạm Y tế xã Vĩnh Sơn. + Trạm Y tế xã Vĩnh Kim. + Trạm Y tế xã Vĩnh Hảo. + Trạm Y tế xã Vĩnh Thuận. + Trạm Y tế xã Vĩnh Quang. + Trạm Y tế xã Vĩnh Hòa. + Trạm Y tế xã Vĩnh Thịnh.

38

+ Trạm Y tế xã Vĩnh Hiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán hoạt động thu, chi tại trung tâm y tế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 39 - 47)