ĐÁNH GIÁ SAU KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo quyết toán ngân sách xã trên địa bàn thành phố quy nhơn (Trang 51)

2.3.1. Ưu điểm

- Qua khảo sát, cho thấy hệ thống báo cáo, sổ sách kế toán đã được chuẩn mực hóa từ ghi nhận vào sổ sách kế toán cho tới các báo cáo kế toán ngày càng được hoàn thiện.

- Các biểu mẫu báo cáo kế toán hiện tại đã đáp ứng được yêu cầu về cung cấp thông tin cho người đọc, các hệ thống tài khoản hiện tại cũng đáp ứng được yêu cầu về ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Trình độ các kế toán tại các đơn vị xã, phường đã nâng cao đáng kể, đa số có trình độ đại học. Điều này giúp nâng cao nhận thức, khả năng tiếp thu cái mới nhanh chóng hơn.

- Việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán được nâng cao đáng kể, cụ thể là 100% đơn vị xã, phường đã sử dụng phần mềm trong hạch toán kế toán cũng như lập các báo cáo quyết toán theo quy định.

2.3.2. Hạn chế

- Môi trường pháp lý: Hiện tại trong lĩnh vực kế toán công khung pháp lý vẫn chưa được hoàn thiện, cụ thể là nước ta chưa ban hành Bộ Chuẩn mực kế toán công Việt Nam để giúp chuẩn hóa công tác kế toán trong lĩnh vực công cũng như tiệm cận với kế toán công của các nước trên thế giới. Các văn bản ban hành vẫn còn hướng dẫn chung chung, gây nhiềukhó khăn cho kế toán trong việc cập nhật những quy định mới.

- Cơ sở kế toán: Hiện tại các đơn vị cấp xã, phường vẫn áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt. Điều này không phù hợp với xu hướng chung của thế giới là áp dụng cơ sở kế toán dồn tích.

- Hệ thống ngân sách mang tính lồng ghép: giữa ngân sách Trung ương với ngân sách địa phương, giữa ngân sách địa phương với ngân sách các cấp chính quyền. Dẫn đến tình trạng đan xen, chồng chéo về thẩm quyền xử lý cũng như trách nhiệm giữa các cấp ngân sách. Chưa nêu cao tính độc lập giữa các cấp ngân sách với nhau, dẫn đến sự phụ thuộc của ngân sách cấp trên mỗi khi quyết toán ngân sách vì phải chờ đợi báo cáo từ ngân sách cấp dưới mới có cơ sở để tổng hợp số liệu vào báo cáo của cấp trên.

trong một báo cáo quyết toán cũng như trong năm có quá nhiều báo cáo phải báo cáo theo quy định như báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo 6 tháng làm căng thẳng cho công tác kế toán. Tuy nhiên, các báo cáo hiện tại chỉ đáp ứng được yêu cầu cho cơ quan cấp trên cũng như lãnh đạo đơn vị trong việc quản lý, điều hành ngân sách mà chưa cung cấp được nhiều thông tin cho người đọc bên ngoài như các nhà đầu tư, người dân có quân tâm, các tổ chức kinh tế...

- Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước: hiện nay còn quá rườm rà, phức tạp gây nhiều khó khăn trong công tác kế toán, dễ dẫn tới sai sót nhầm lẫn.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Các văn bản hướng dẫn, các luật định với chế độ kế toán ngân sách xã vẫn còn chưa thống nhất, chưa hướng dẫn cụ thể, chi tiết.

- Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính chỉ trong nội bộ đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên mà chưa phục vụ cho các đối tượng bên ngoài.

- Việc chưa ban hành Bộ Chuẩn mực kế toán công không tạo ra chuẩn chung thống nhất để các đơn vị thực hiện theo, hiện nay muốn tìm hiểu một vấn đề gì về kế toán công phải tra cứu nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau gây ra nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề cũng như trong việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

- Chế độ kế toán của nước ta nói chung và chế độ kế toán ngân sách xã nói riêng đã và đang ngày càng hoàn thiện theo xu hướng chung của thế giới nên chế độ kế toán ngân sách xã còn nhiều hạn chế.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Kế toán các đơn vị chưa chủ động trong việc cập nhật những chính sách, quy định mới nên chưa theo kịp với sự thay đổi của những quy định hiện hành.

do khối lượng công việc nhiều dồn vào cuối năm, đồng thời các nhiệm vụ hàng ngày của kế toán phát sinh nhiều vấn đề không liên quan đến công tác kế toán như: kế toán phải trực ở bộ phận một cửa để thu phí, lệ phí; tham gia vào các đoàn công tác do địa phương tổ chức; tham dự các cuộc họp của UBND, HĐND, Đảng ủy nếu có liên quan đến tài chính… nên thời gian hoàn thành báo cáo quyết toán thường không bảo đảm.

- Phần mềm kế toán sử dụng giữa các đơn vị chưa đồng bộ, phần mềm vẫn hay xảy ra lỗi nhất là vào thời điểm cuối năm lập báo cáo quyết toán mới phát hiện ra nên ảnh hưởng nhiều đến thời gian hoàn thành báo cáo quyết toán ngân sách xã.

- Việc đào tạo kế toán dành cho khu vực công hiện nay vẫn chưa được chú trọng do nhu cầu về kế toán khu vực công thường thấp hơn nhiều so với kế toán doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua kết quả khảo sát các kế toán tại các đơn vị phường, xã trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tác giả nhận thấy các đơn vị đã lập báo cáo quyết toán theo đúng nội dung quy định, một phần là do chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan cấp trên cũng như các quy định hiện hành yêu cầu phải thực hiện theo, mặt khác hiện nay các đơn vị đều sử dụng phần mềm kế toán để hạch toán nên việc lập báo cáo quyết toán cũng nhanh chóng và không khó khăn như theo dõi bằng tay. Tuy nhiên, việc lập thuyết minh báo cáo tài chính ở một số đơn vị chưa chi tiết, vẫn còn sơ sài đối phó, khi có yêu cầu làm rõ nội dung gì từ cơ quan cấp trên mới lập biểu mẫu bổ sung. Tuy lập nhiều bảng biểu theo quy định nhưng nội dung các báo cáo kế toán chưa đáp ứng được đầy đủ theo nhu cầu nắm bắt thông tin của người đọc. Từ thực trạng này, tác giả đã đánh giá báo cáo quyết toán ngân sách về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện báo cáo quyết toán ngân sách xã được trình bày tại Chương 3.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH XÃ

3.1.1. Định hướng trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn, báo cáo quyết toán ngân sách xã theo cơ sở tiền mặt nên được sửa đổi bổ sung theo hướng tăng sự hữu dụng và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ở các đơn vị cấp xã. Cụ thể, có thể thiết kế Bảng cân đối kế toán tương tự với các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng như trong doanh nghiệp. Sửa đổi các số hiệu tài khoản kế toán tương tự như số hiệu tài khoản hạch toán trong kế toán doanh nghiệp để đảm sự tương đồng giúp người đọc có kiến thức về kế toán doanh nghiệp có thể dễ dàng hiểu được mà không cần phải tìm hiểu về bảng hệ thống tài khoản của kế toán ngân sách xã.

3.1.2. Định hướng trong dài hạn

Trong dài hạn, từng bước chuyển đổi báo cáo quyết toán ngân sách xã theo cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích, ban hành bộ Chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Thay đổi hệ thống báo cáo kế toán theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán công quốc tế trên cơ sở dồn tích. Hiện tại, các đơn vị cấp xã đang áp dụng nguyên tắc kế toán trên cơ sở tiền mặt hoặc kế toán tiền mặt có điều chỉnh nhưng chưa đầy đủ (hiện tại các đơn vị kế toán đã tính hao mòn tài sản cố định nhưng không đưa vào chi phí tương tự như trích khấu hao tại các đơn vị kế toán doanh nghiệp...)

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.2.1. Giải pháp trong dài hạn 3.2.1. Giải pháp trong dài hạn

3.2.1.1. Quan điểm dựa trên Chuẩn mực kế toán công

hành Chuẩn mực kế toán công cho thấy chưa theo kịp được xu hướng của thế giới trong việc xây dựng một hệ thống chuẩn mực trong lĩnh vực công để đảm bảo sự tương đồng trong chế độ kế toán và sự so sánh về tài chính công giữa các nước trên thế giới với nước ta. Để đảm bảo sự ổn định trong công tác kế toán trong lĩnh vực công nói chung và kế toán ngân sách xã nói riêng, cần thiết phải ban hành Chuẩn mực kế toán công càng sớm càng tốt.

Việc ban hành Chuẩn mực kế toán công Việt Nam giúp chuẩn hóa trong công tác xử lý số liệu, giải quyết các vấn đề mang tính khái quát để từ đó định hướng cho chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn được thống nhất. Việc ban hành Chuẩn mực kế toán công Việt Nam còn giúp cho các cấp ngân sách thống nhất trong việc quản lý và điều hành từ đó có thể sớm lập được báo cáo tài chính Chính phủ.

3.2.1.2. Quan điểm dựa trên cơ sở kế toán

Các đơn vị kế toán cấp xã tại thành phố Quy Nhơn đang áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt, cơ sở này không còn phù hợp với xu hướng chung của thế giới là dựa trên cơ sở dồn tích. Vì vậy, Bộ Tài chính cần có lộ trình cụ thể để chuyển đổi từ cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích, có thể có bước đệm là cơ sở kế toán tiền mặt có điều chỉnh để giúp các kế toán viên có thể thích nghi với cơ sở kế toán mới. Bộ Tài chính cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, mở các đợt tập huấn cho kế toán các đơn vị để từng bước chuyển sang cơ sở kế toán dồn tích. Trong giai đoạn đầu chuyển đổi sang cơ sở kế toán dồn tích, các đơn vị có thể lựa chọn một trong hai cơ sở kế toán là tiền mặt hoặc dồn tích để lập báo cáo, đồng thời Bộ Tài chính cần có cơ chế khuyến khích các đơn vị đi đầu trong việc chuyển đổi này.

3.2.2. Giải pháp trong ngắn hạn

3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán

hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính), để tiện việc theo dõi và kiểm tra số liệu về các nội dung chi trong năm của xã, phường tác giả đề xuất bổ sung thêm một số khoản mục trong phần chi thường xuyên để giúp người đọc có thể nắm bắt được số liệu khi cần thiết mà không cần phải hỏi trực tiếp kế toán viên:

+ Bổ sung khoản mục “Chi đảm bảo an toàn giao thông” trong mục chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự. Xuất phát từ thực tế hiện nay, công tác đảm bảo an toàn giao thông ngày càng được xem trọng do tình hình trật tự giao thông ngày càng phức tạp, lượng phương tiện lưu thông ngày càng nhiều. Hàng năm, kinh phí đảm bảo an toàn giao thông được phân bổ cho các đơn vị phường, xã từ đầu năm để phục vụ cho công tác tuyên truyền, tuần tra bảo đảm trật tự vỉa hè, lòng lề đường. Khoản mục chi này có tính chất như một nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã nên cần được tách biệt riêng để phản ánh trên báo cáo quyết toán.

+ Bổ sung khoản mục “Ban thanh tra nhân dân” trong mục chiquản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể. Ban thanh tra nhân dân là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống chính trị tại các đơn vị phường, xã. Chính vì vậy, bổ sung khoản mục “Ban thanh tra nhân dân” để người đọc có thể kiểm tra được chi phí hoạt động của Ban này trong năm là bao nhiêu, chiếm tỷ trọng như thế nào trong Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể.

+ Bổ sung khoản mục “Hội Chữ thập đỏ” trong mục chiquản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể. Hội Chữ thập đỏ là một hội đoàn thể trong cơ cấu tổ chức tại các đơn vị phường, xã. Kinh phí cấp cho Hội Chữ thập đỏ cũng chiếm một phần (tuy không nhiều) trong cơ cấu kinh phí phân bổ cho các bộ phận tại đơn vị cấp xã. Chính vì vậy cần trình bày kinh phí của Hội Chữ thập đỏ thành một mục riêng trong báo cáo Tổng hợp chi ngân sách xã trong năm.

nước, Đảng, đoàn thể. Tương tự như Hội Chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi cũng là một hội đoàn thể tại các đơn vị phường, xã. Hoạt động của Hội là cầu nối giữa chính quyền và những người cao tuổi, giúp thống kê người cao tuổi trên địa bàn để trợ cấp phúc lợi cho người cao tuổi không hưởng lương hưu. Kinh phí hỗ trợ cho Hội người cao tuổi cũng chiếm một phần trong cơ cấu kinh phí tại các đơn vị cấp phường, xã nên cũng cần được trình bày một khoản mục riêng trên báo cáo Tổng hợp chi ngân sách xã trong năm.

+ Chi lương tăng thêm khi nhà nước thay đổi chính sách. Khoản mục này tổng hợp kinh phí chi cho lương tăng thêm khi nhà nước thay đổi chính sách về tiền lương như tăng lương cơ bản. Hiện nay, hàng năm nước ta đều tăng lương cơ bản để nâng mức thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước. Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách này được sử dụng từ nguồn tiết kiệm chi hàng năm trong giao dự toán đầu năm hoặc tiết kiệm chi lần hai phát sinh thêm trong năm, từ nguồn 50% tăng thu so với dự toán giao đầu năm của các đơn vị phường, xã... Để tiện việc theo dõi cũng như quyết toán nguồn kinh phí cải cách tiền lương dùng để chi tăng thêm khi nhà nước thay đổi chính sách về tiền lương cần thiết phải trình bày một khoản mục riêng trên báo cáo tổng hợp chi ngân sách năm của các đơn vị phường, xã.

+ Sửa đổi nội dung khoản mục “Dự phòng” thành “Chi đột xuất từ quỹ dự phòng chi”. Việc sửa đổi tên gọi này giúp người đọc dễ hiểu được nội dung chi của khoản mục này. Tránh việc sử dụng quỹ dự phòng chi để chi cho những nội dung không đúng quy định. Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, khoản dự phòng chi dùng để “Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán; Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện

nhiệm vụ quy định tại đoạn trước, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu; Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng”[11].

Bảng 3.1: Tổng hợp chi ngân sách xã năm ...

STT Mẫu báo cáo theo Thông tư 344 Mẫu báo cáo tác giả đề xuất

Nội dung Nội dung

1 2

Tổng chi

1. Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội

- Chi dân quân tự vệ - Chi trật tự an toàn xã hội

2. Chi giáo dục

3. Chi ứng dụng, chuyển giao công nghệ 4. Chi y tế

5. Chi văn hóa, thông tin 6. Chi phát thanh, truyền thanh 7. Chi thể dục, thể thao

8. Chi bảo vệ môi trường 9. Chi các hoạt động kinh tế - Giao thông

- Nông - lâm - thủy lợi - hải sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo quyết toán ngân sách xã trên địa bàn thành phố quy nhơn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)