Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo quyết toán ngân sách xã trên địa bàn thành phố quy nhơn (Trang 57 - 70)

hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính), để tiện việc theo dõi và kiểm tra số liệu về các nội dung chi trong năm của xã, phường tác giả đề xuất bổ sung thêm một số khoản mục trong phần chi thường xuyên để giúp người đọc có thể nắm bắt được số liệu khi cần thiết mà không cần phải hỏi trực tiếp kế toán viên:

+ Bổ sung khoản mục “Chi đảm bảo an toàn giao thông” trong mục chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự. Xuất phát từ thực tế hiện nay, công tác đảm bảo an toàn giao thông ngày càng được xem trọng do tình hình trật tự giao thông ngày càng phức tạp, lượng phương tiện lưu thông ngày càng nhiều. Hàng năm, kinh phí đảm bảo an toàn giao thông được phân bổ cho các đơn vị phường, xã từ đầu năm để phục vụ cho công tác tuyên truyền, tuần tra bảo đảm trật tự vỉa hè, lòng lề đường. Khoản mục chi này có tính chất như một nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã nên cần được tách biệt riêng để phản ánh trên báo cáo quyết toán.

+ Bổ sung khoản mục “Ban thanh tra nhân dân” trong mục chiquản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể. Ban thanh tra nhân dân là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống chính trị tại các đơn vị phường, xã. Chính vì vậy, bổ sung khoản mục “Ban thanh tra nhân dân” để người đọc có thể kiểm tra được chi phí hoạt động của Ban này trong năm là bao nhiêu, chiếm tỷ trọng như thế nào trong Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể.

+ Bổ sung khoản mục “Hội Chữ thập đỏ” trong mục chiquản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể. Hội Chữ thập đỏ là một hội đoàn thể trong cơ cấu tổ chức tại các đơn vị phường, xã. Kinh phí cấp cho Hội Chữ thập đỏ cũng chiếm một phần (tuy không nhiều) trong cơ cấu kinh phí phân bổ cho các bộ phận tại đơn vị cấp xã. Chính vì vậy cần trình bày kinh phí của Hội Chữ thập đỏ thành một mục riêng trong báo cáo Tổng hợp chi ngân sách xã trong năm.

nước, Đảng, đoàn thể. Tương tự như Hội Chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi cũng là một hội đoàn thể tại các đơn vị phường, xã. Hoạt động của Hội là cầu nối giữa chính quyền và những người cao tuổi, giúp thống kê người cao tuổi trên địa bàn để trợ cấp phúc lợi cho người cao tuổi không hưởng lương hưu. Kinh phí hỗ trợ cho Hội người cao tuổi cũng chiếm một phần trong cơ cấu kinh phí tại các đơn vị cấp phường, xã nên cũng cần được trình bày một khoản mục riêng trên báo cáo Tổng hợp chi ngân sách xã trong năm.

+ Chi lương tăng thêm khi nhà nước thay đổi chính sách. Khoản mục này tổng hợp kinh phí chi cho lương tăng thêm khi nhà nước thay đổi chính sách về tiền lương như tăng lương cơ bản. Hiện nay, hàng năm nước ta đều tăng lương cơ bản để nâng mức thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước. Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách này được sử dụng từ nguồn tiết kiệm chi hàng năm trong giao dự toán đầu năm hoặc tiết kiệm chi lần hai phát sinh thêm trong năm, từ nguồn 50% tăng thu so với dự toán giao đầu năm của các đơn vị phường, xã... Để tiện việc theo dõi cũng như quyết toán nguồn kinh phí cải cách tiền lương dùng để chi tăng thêm khi nhà nước thay đổi chính sách về tiền lương cần thiết phải trình bày một khoản mục riêng trên báo cáo tổng hợp chi ngân sách năm của các đơn vị phường, xã.

+ Sửa đổi nội dung khoản mục “Dự phòng” thành “Chi đột xuất từ quỹ dự phòng chi”. Việc sửa đổi tên gọi này giúp người đọc dễ hiểu được nội dung chi của khoản mục này. Tránh việc sử dụng quỹ dự phòng chi để chi cho những nội dung không đúng quy định. Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, khoản dự phòng chi dùng để “Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán; Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện

nhiệm vụ quy định tại đoạn trước, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu; Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng”[11].

Bảng 3.1: Tổng hợp chi ngân sách xã năm ...

STT Mẫu báo cáo theo Thông tư 344 Mẫu báo cáo tác giả đề xuất

Nội dung Nội dung

1 2

Tổng chi

1. Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội

- Chi dân quân tự vệ - Chi trật tự an toàn xã hội

2. Chi giáo dục

3. Chi ứng dụng, chuyển giao công nghệ 4. Chi y tế

5. Chi văn hóa, thông tin 6. Chi phát thanh, truyền thanh 7. Chi thể dục, thể thao

8. Chi bảo vệ môi trường 9. Chi các hoạt động kinh tế - Giao thông

- Nông - lâm - thủy lợi - hải sản - Thị chính

- Thương mại, du lịch - Các hoạt động kinh tế khác

10. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể

Trong đó: Quỹ lương

10.1. Quản lý Nhà nước

Tổng chi

1. Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông

- Chi dân quân tự vệ - Chi trật tự an toàn xã hội

- Chi đảm bảo an toàn giao thông

2. Chi giáo dục

3. Chi ứng dụng, chuyển giao công nghệ 4. Chi y tế

5. Chi văn hóa, thông tin 6. Chi phát thanh, truyền thanh 7. Chi thể dục, thể thao

8. Chi bảo vệ môi trường 9. Chi các hoạt động kinh tế - Giao thông

- Nông - lâm - thủy lợi - hải sản - Thị chính

- Thương mại, du lịch - Các hoạt động kinh tế khác

10. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể

Trong đó: Quỹ lương

STT Mẫu báo cáo theo Thông tư 344 Mẫu báo cáo tác giả đề xuất

Nội dung Nội dung

1 2

10.2. Đảng Cộng sản Việt Nam 10.3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10.4. Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM 10.5. Hội Liên hiệp Phụ nữ

10.6. Hội Cựu chiến binh 10.7. Hội Nông dân

10.8. Chi hỗ trợ khác (nếu có) 11. Chi cho công tác xã hội

- Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định và trợ cấp khác - Trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa

- Trợ cấp xã hội - Khác

12. Chi khác 13. Dự phòng

14. Chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau

10.2. Đảng Cộng sản Việt Nam 10.3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10.4. Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM

10.5. Ban thanh tra nhân dân

10.6. Hội Liên hiệp Phụ nữ 10.7. Hội Cựu chiến binh 10.8. Hội Nông dân

10.9. Hội Chữ thập đỏ 10.10. Hội người cao tuổi

10.11. Chi hỗ trợ khác (nếu có) 11. Chi cho công tác xã hội

- Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định và trợ cấp khác - Trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa

- Trợ cấp xã hội - Khác

12. Chi lương tăng thêm khi nhà nước thay đổi chính sách

13. Chi khác

14. Chi đột xuất từ quỹ dự phòng

15. Chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau

(Nguồn: Thông tư số 344/2016/TT-BTC và tác giả đề xuất)

- Đối với báo cáo Quyết toán chi đầu tư phát triển năm...(Ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)bổ sung thêm cột Vốn còn được thanh toán theo dự toán được

duyệt. Việc bổ sung thêm nội dung này giúp người đọc dễ theo dõi tình hình vốn còn được thanh toán còn lại của các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn phường, xã trong trường hợp trong năm có nhiều công trình phát sinh nhiều công trình xây dựng. Đồng thời giúp lãnh đạo các đơn vị phường, xã nắm được nhu cầu nguồn vốn còn phải thanh toán của năm trước để từ đó có kế hoạch phân bổ kinh phí xây dựng cơ bản cho năm tới phù hợp với tình hình thực tế. Tránh việc bị động trong việc bố trí nguồn vốn thanh toán nợ cùng như bố trí vốn cho những công trình phát sinh mới trong năm tiếp theo.

Bảng 3.2: Quyết toán chi đầu tư phát triển năm...

Tên công trình Thời gian KC-HT Tổng dự toán được duyệt Giá trị thực hiện từ 01/01 đến 31/12/...

Giá trị đã thanh toán năm...

Vốn còn được thanh toán theo dự toán được duyệt Tổng số Trong đó thanh toán khối lượng năm trước

Chia theo nguồn vốn Tổng số Tr.đó: Nguồn đóng góp Nguồn cân đối ngân sách Nguồn đóng góp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10=(3)-(6) Tổng số 1. Công trình chuyển tiếp Trong đó: hoàn thành trong năm 2. Công trình khởi công mới Trong đó: hoàn thành trong năm

(Nguồn: Thông tư số 344/2016/TT-BTC và tác giả đề xuất)

Đề xuất mẫu báo cáo mới

khoản thu tương ứng với khoản chi nào, nguồn thu có đảm bảo nhu cầu chi hay không, việc sử dụng kinh phí có đúng mục đích hay không.Vì thế, tác giả đề xuất mẫu báo cáo Cân đối thu – chi theo nguồn thu và nhiệm vụ chi.

Mẫu báo cáo này trước hết giúp người đọc thấy được các nguồn thu trong năm của đơn vị cấp xã. Tiếp theo người đọc sẽ nắm bắt được việc sử dụng nguồn thu này có hợp lý không. Trong tình hình nguồn thu đảm bảo nhiệm vụ chi trong năm thì việc sử dụng kinh phí đảm bảo theo nguồn thu tương ướng. Tuy nhiên khi thu ngân sách không đạt dự toán đầu năm, thì các đơn vị phường, xã thường có xu hướng mượn nguồn kinh phí để chi thường xuyên khi các nguồn kinh phí này chưa sử dụng đến.Việc này thường ảnh hưởng đến các nguồn mục tiêu bổ sung từ ngân sách cấp trên, nguồn kinh phí cải cách tiền lương hoặc nguồn dự phòng chi, nếu năm sau đơn vị tiếp tục hụt thu so với dự toán được giao nhưng cấp trên chưa bổ sung cân đối khi hụt thu, hoặc đối với các đơn vị tự chủ kinh phí sẽ dẫn đến thiếu nguồn kinh phí mục tiêu khi có nhu cầu sử dụng. Từ đó, sẽ không đảm bảo được các yêu cầu về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội của nhà nước.

Bảng 3.3: Cân đối thu – chi theo nguồn thu và nhiệm vụ chi Nội dung thu Số

tiền Nội dung chi Số tiền

Chênh lệch thu –chi Tổng thu

I. Các khoản thu được hưởng 100%

II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)

Tổng chi I. Chi từ thu được hưởng 100%

1. Chi thường xuyên 2. Chi đầu tư

II. Chi từ thu theo tỷ lệ %

1. Chi thường xuyên 2. Chi đầu tư

Tổng chênh lệch thu – chi I. Chênh lệch thu – chi từ khoản thu được hưởng

100%

II. Chênh lệch thu – chi từ khoản thu theo tỷ lệ %

Nội dung thu Số

tiền Nội dung chi Số tiền

Chênh lệch thu –chi III. Thu viện trợ không

hoàn lại trực tiếp cho xã (nếu có)

IV. Thu chuyển nguồn

V. Thu kết dư ngân sách năm trước

VI. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

1.Bổ sung cân đối ngân sách

2.Bổ sung có mục tiêu

III. Chi từ khoản việc trợ không hoàn lại

1. Chi thường xuyên 2. Chi đầu tư

IV. Chi từ khoản chuyển nguồn

1. Chi thường xuyên 2. Chi đầu tư

V. Chi từ kết dư ngân sách năm trước

1. Chi thường xuyên 2. Chi đầu tư

VI. Chi từ bổ sung của ngân sách cấp trên

1. Chi từ bổ sung cân đối

Chi thường xuyên 2. Chi từ bổ sung có mục tiêu

a. Chi thường xuyên b. Chi đầu tư

III. Chênh lệch thu – chi từ khoản viện trợ không hoàn lại

IV. Chênh lệch thu – chi từ khoản chuyển nguồn

V. Chênh lệch thu – chi từ khoản kết dư năm trước

VI. Chênh lệch thu – chi từ khoản bổ sung của ngân sách cấp trên

1. Chênh lệch thu – chi từ bổ sung cân đối ngân sách 2. Chênh lệch thu – chi từ bổ sung có mục tiêu

a. Chi thường xuyên b. Chi đầu tư

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

- Về phân cấp ngân sách, cấp xã là cấp ngân sách cuối cùng nên trong năm thường được nhận các khoản kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên để thực hiện các mục tiêu về kinh tế, chính trị, an ninh, xã hội, quốc phòng...tuy nhiên các biểu mẫu báo cáo kế toán hiện hành chưa có biểu mẫu thể hiện được biến động của nguồn kinh phí bổ sung có mục tiêu trong năm.

Vì vậy, tác giả đề xuất mẫu báo cáo Tổng hợp tình hình thực hiện các nguồn kinh phí bổ sung có mục tiêu trong năm.Mẫu báo cáo này phục vụ

nhu cầu kiểm tra, kiểm soát của cấp trên là chủ yếu. Cuối năm, các đơn vị phường, xã báo cáo tình hình sử dụng các nguồn kinh phí bổ sung có mục tiêu trong năm gửi kèm theo báo cáo quyết toán năm lên cơ quan tài chính cấp trên để tổng hợp quyết toán kinh phí các đơn vị phường, xã đã sử dụng trong năm vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp huyện. Số liệu “Dự toán chuyển giao trong năm” được đối chiếu với nguồn kinh phí bổ sung mục tiêu giao trong dự toán đầu năm và số kinh phí được cấp bổ sung trong năm từ ngân sách cấp trên. Số liệu “Tổng kinh phí được sử dụng trong năm”, “Kinh phí giảm (nộp trả) trong năm”, “Kinh phí còn dư chuyển sang năm sau” được đối chiếu số liệu với kho bạc nhà nước thông qua hệ thống Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc). Số liệu “Kinh phí còn dư chuyển sang năm sau” là số chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục thực hiện, số liệu này được đối chiếu với báo cáo chuyển nguồn từ kho bạc gửi qua cơ quan tài chính cấp trên để đảm bảo khớp đúng số liệu với báo cáo của đơn vị. Trong trường hợp không khớp với số liệu đối chiếu với kho bạc, các đơn vị ngân sách cấp xã phải thực hiện đối chiếu lại với kho bạc nhà nước.

Bảng 3.4: Tổng hợp tình hình thực hiện các nguồn kinh phí bổ sung có mục tiêu trong năm

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

STT

Quyết định bổ sung có mục tiêu, nhiệm vụ chi

Tên nguồn vốn Mã chương – Mã khoản – Mã mục tiêu quốc gia – Mã nguồn Kinh phí còn dư năm trước chuyển sang Dự toán chuyển giao trong năm (đầu năm và bổ sung trong năm) Kinh phí thực nhận trong năm (đã rút về ngân sách cấp xã) Tổng kinh phí được sử dụng trong năm (đã rút về ngân sách cấp xã) Kinh phí đã chi đề nghị quyết toán Kinh phí giảm (nộp trả) trong năm Kinh phí còn chuyển sang năm sau Ghi chú Số Ngày Nội dung A B C D E G 1 2 3 4=1+3 5 6 7=4-5-6 8

I Nhiệm vụ mục tiêu: Bảo đảm xã hội

II Nhiệm vụ mục tiêu:Cấp bù thủy lợi phí

- Để có thể đánh giá tài sản và nguồn vốn tại các đơn vị phường, xã tác giả đề xuất mẫu báo cáo Báo cáo tình hình tài chính:

Bảng 3.5: Báo cáo tình hình tài chính

STT Chỉ tiêu Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm A B C 1 2 TÀI SẢN I Tiền

II Các khoản phải thu

III Hàng tồn kho

IV Tài sản cố định

- Nguyên giá - Hao mòn lũy kế

V Xây dựng cơ bản dở dang

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

(I+II+III+IV+V)

NGUỒN VỐN

I Nợ phải trả

II Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

III Các quỹ công chuyên dùng của xã

IV Nguồn khác

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

(I+II+III+IV)

Cách lập các chỉ tiêu trong Báo cáo tình hình tài chính trên như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo quyết toán ngân sách xã trên địa bàn thành phố quy nhơn (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)