Nhóm giải pháp về hoàn thiện nội dung kiểm soát chi Ngân sách Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh trong điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến (Trang 128 - 132)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện nội dung kiểm soát chi Ngân sách Nhà

Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Vĩnh Thạnh trong điều kiện thực hiện Dịch vụ công trực tuyến

Giải pháp 1: Nâng cao m c độ đảm bảo tính hợp pháp của hồ sơ KSC

Tùy vào tình hình, điều kiện thực tế mà giải pháp nhằm nâng cao mức độ đảm bảo tính hợp pháp của hồ sơ SC được áp dụng đối với một số hồ sơ KSC phù hợp với điều kiện áp dụng DVCTT.

KBNN nên nghiên cứu và có kế hoạch an đầu sử dụng hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử trong KSC nhằm nâng cao mức độ đảm bảo tính hợp pháp của hồ sơ SC, mặc khác đáp ứng được nhu cầu thực tế phát sinh hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử của xã hội. Một khi hợp đồng điện tử được sử dụng để thực hiện SC, thì phương thức xác nhận hoàn thành giao nhận hàng hóa, dịch vụ bằng điện tử cũng sẽ được thực hiện, cùng với hóa đơn điện tử sẽ thay thế cho Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành trong hồ sơ KSC.

Ngoài ra, sử dụng hợp đồng điện tử trong KSC NSNN qua DVCTT KBNN giải quyết được nguyên nhân các ĐVSDNS ngại sử dụng DVCTT BNN trong trường hợp thành phần hồ sơ có hợp đồng giấy có nhiều trang, mất nhiều thời gian scan để gửi Kho bạc.

Giải pháp 2: Tạo Bảng thanh toán cho đ i tượng thụ hưởng ĐVSDNS

trên Trang thông tin DVC KBNN

Tác động của DVC thúc đẩy thay đổi hình thức, quy trình, nội dung SC NSNN qua BNN theo hướng giúp cho Nhà nước quản lý chi NSNN được chặt chẽ, an toàn và hiệu quả hơn. Với định hướng nâng cao hiệu quả

công tác SC NSNN đảm bảo theo đúng Luật NSNN, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống KBNN, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, đúng mục đ ch, đúng pháp luật tiền, tài sản của Nhà nước để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN, nên tùy thuộc vào trình độ phát triển của công nghệ được áp dụng trong DVCTT KBNN từng thời kỳ mà Chính phủ có thể điều chỉnh nhiệm vụ KSC NSNN của KBNN với mục đ ch chung là đảm bảo cho NSNN sử dụng không bị thất thoát và có hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo thủ tục SC đơn giản và nhanh chóng.

Như đã đề cập, Hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực được liên kết với Hệ thống thông tin quản lý tài chính và xử lý giao dịch với chức năng giúp quản lý và thanh toán tiền lương cho các đối tượng thụ hưởng từ NSNN đang trong lộ trình được xây dựng, dự kiến còn khá lâu mới hoàn thành.

Do đó, trong giai đoạn hiện tại, với lợi thế BNN đã triển khai DVCTT trong KSC NSNN, Chính phủ cần thay đổi cơ chế kiểm soát và thanh toán lương và các khoản phụ cấp theo lương, theo đó có sự phối hợp thực hiện giữa BNN và các đơn vị có liên quan nhằm mục đ ch chung là đảm bảo an toàn, tránh thất thoát cho NSNN.

KBNN xây dựng tiện ích kết xuất Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng tích hợp vào Trang thông tin DVC KBNN.

Đầu năm, cùng với việc gửi Văn ản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phê duyệt trên Trang thông tin DVC BNN, ĐVSDNS tải lên file dữ liệu người hưởng lương gồm tên người thụ hưởng, hệ số lương, hệ số phụ cấp, số tài khoản, tên ngân hàng người thụ hưởng … theo cấu trúc và định dạng theo quy định. KTT và Thủ trưởng ĐVSDNS ký số gửi KBNN trên Trang thông tin DVC. KBNN vào Trang thông tin DVC nhận dữ liệu đơn vị gửi đến đối chiếu với Văn ản phê duyệt chỉ tiêu biên chế của ĐVSDNS về số

lượng. Nếu đúng, thực hiện ký duyệt nhận dữ liệu vào hệ thống trên Trang thông tin DVC. ĐVSDNS chịu trách nhiệm về tính chính xác của các chỉ tiêu: tên đối tượng thụ hưởng, số tài khoản ngân hàng, hệ số lương, hệ số phụ cấp, các khoản, bổ sung, khấu trừ vào lương theo đúng quy định.

Trong năm, nếu ĐVSDNS có bất kỳ thay đổi về biên chế, hệ số lương, hệ số phụ cấp, số tài khoản và tên ngân hàng người thụ hưởng … hoặc có các khoản khấu trừ, bổ sung … đơn vị thực hiện cập nhật trên Trang thông tin DVC, ký số rồi gửi BNN để KBNN ký duyệt cập nhật dữ liệu.

Định kỳ, hệ thống sẽ tự động kết xuất Bảng lương và Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng dưới dạng dữ liệu số cho từng ĐVSDNS. ĐVSDNS vào Trang thông tin DVC kiểm tra Bảng lương và Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng, thực hiện ký số và làm các thủ tục cần thiết để gửi KBNN Vĩnh Thạnh thanh toán theo quy trình quy định.

Sau khi hoàn thành quy trình kiểm soát, thanh toán theo quy định, BNN Vĩnh Thạnh gửi Lệnh thanh toán sang ngân hàng nơi ĐVSDNS mở tài khoản thanh toán cùng với việc gửi dữ liệu số Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng để các ngân hàng thực hiện thanh toán cho từng đối tượng thụ hưởng.

Với giải pháp trên ta thấy mọi thay đổi về dữ liệu lương của ĐVSDNS đều có sự kiểm soát của thủ trưởng ĐVSDNS, dữ liệu lương và thông tin thanh toán lương được quản lý tập trung trên hệ thống DVC KBNN. Việc tính toán ra Bảng lương và Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng do chương trình được quản lý tập trung thống nhất thực hiện. Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng được chương trình tự động tính toán và kết xuất nên luôn luôn khớp đúng với Bảng lương, số lượng người và số tiền thanh toán, tên và tài khoản người thụ hưởng không bị tác động thủ công để thay đổi, được gửi trực tiếp đến ngân hàng thanh toán dưới dạng dữ liệu số, tạo điều kiện cho

ngân hàng sử dụng file dữ liệu số Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng để áp dụng trong các chương trình thanh toán điện tử của ngân hàng thanh toán đến cho từng đối tượng thụ hưởng. Vì vậy mà đảm bảo các khoản chi lương và phụ cấp theo lương được chính xác, đúng số lượng biên chế và thanh toán đến đúng người thụ hưởng. Tránh được nguy cơ rủi ro cố tình làm sai lệch số người, số tiền, tên và tài khoản người thụ hưởng để trục lợi cá nhân.

Giải pháp 3: Kiểm soát thời hạn và nội dung thanh toán tạm ng

Để tránh trường hợp các ĐVSDNS để số dư tạm ứng kéo dài, cần sửa đổi quy định thời hạn thanh toán tạm ứng tại Thông từ số 161/2012/TT-BTC như sau [03]:

“Đối với các khoản chi không có hợp đồng hoặc khoản chi không phải gửi hợp đồng đến BNN, các ĐVSDNS phải thanh toán tạm ứng chậm nhất với KBNN vào ngày cuối cùng tháng kế tiếp tháng tạm ứng.”

Thay đổi quy định như trên tránh được tình trạng các ĐVSDNS rút tạm ứng dự toán mà không thực hiện thanh toán tạm ứng với lý do khoản chi chưa hoàn thành và chưa đầy đủ hồ sơ. Vì ị ràng buộc thời hạn thanh toán tạm ứng chậm nhất với KBNN vào ngày cuối cùng tháng kế tiếp tháng tạm ứng nên ĐVSDNS phải cân nhắc trước khi thực hiện tạm ứng, xem xét nội dung và thời gian tạm ứng có thực sự cần thiết và phù hợp để đảm bảo thời gian thanh toán tạm ứng theo đúng quy định.

Để KBNN kiểm soát được thời hạn thanh toán tạm ứng và nội dung đề nghị thanh toán tạm ứng phải phù hợp với nội dung đề nghị tạm ứng theo quy định, với việc chứng từ đã được lưu trữ điện tử trên DVC, KBNN dễ dàng truy vấn trên Trang thông tin DVC chứng từ tạm ứng trước đây của ĐVSDNS để kiểm tra thời hạn và nội dung thanh toán tạm ứng phù hợp theo quy định. Để làm được điều này, trên Bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng, thiết kê

thêm cột số và ngày của Giấy rút dự toán tạm ứng để GDV dựa vào đó truy vấn lại chứng từ tạm ứng trên Trang thông tin DVC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh trong điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)