Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ sơn quân (Trang 106)

Trong cuộc họp doanh nghiệp cuối năm 2020, Chủ Doanh Nghiệp đã tổng kết tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2020 và đƣa ra mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển của doanh nghiệp trong những năm tới nhƣ sau: -Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng các công việc đang thực hiện dang dở.

-Cải thiện những điểm yếu kém đã gặp phải trong năm 2020.

-Đạt mức tăng trƣởng về doanh thu, lợi nhuận bình quân hàng năm từ 5 – 10%.

-Đảm bảo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp tăng bình quân hàng năm từ 5 – 10%.

-Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo hƣớng đa ngành, đa lĩnh vực nhƣ: Kinh doanh đồ nội thất, kinh doanh thiết bị Điện, kinh doanh bất động sản,….

-Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, trình độ, uy tín, năng động và sáng tạo. Xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn.Xây dựng đội ngũ công nhân tác phong công nghiệp, đáp ứng đƣợc yêu cầu khắt khe của cơ chế thị trƣờng.

-Đầu tƣ phát triển và đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị: Tiến hành thanh lý máy móc thiết bị và tài sản cố định đã khấu hao hết không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Nâng cấp phần mềm quản lý cần thiết.

-Phấn đấu trở thành đơn vị vững mạnh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đủ điều kiện cung cấp các công trình, dự án có giá trị lớn, mở rộng hệ thống

chi nhánh , mạng lƣới đại lý trên toàn quốc.

5.1.2. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trên cơ sở định hƣớng phát triển chung và tình hình thực tế, doanh nghiệp đề ra một số phƣơng hƣớng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhƣ sau:

-Tận dụng, khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp với sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra.

-Từng bƣớc tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc, đẩy lùi các nguy cơ, kịp thời nắm bắt thời cơ thuận lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

-Phát huy những thế mạnh vốn có của doanh nghiệp để tạo lợi thế cạnh tranh, đồng thời mở rộng quy mô lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

-Không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý, đề ra các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển, tiếp thu và vận dụng các phƣơng pháp quản lý mới, hiện đại vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

5.2. Các hàm ý giải pháp quản trị

5.2.1. Cổ phần hóa công khai ra công chúng để tăng vốn

Theo kết quả đánh giá thì năng lực tài chính của SƠN QUÂN đƣợc đánh giá khá cao nhờ vào việc đáp ứng đƣợc nhu vầu vốn thực tế để đảm bảo cung cấp cho khách hàng kịp thời. Đồng thời, doanh nghiệp có uy tín đối với các tổ chức tín dụng, việc huy động vốn vay luôn đƣợc thực hiện thuận lợi. Tuy nhiên, nguồn vốn hiện nay chỉ đủ để thực hiện cung cấp trong tỉnh. Do đó, để

đạt đƣợc mục tiêu mở rộng thị trƣờng, tham gia cung cấp nhiều dự án khác thì SƠN QUÂN phải không ngừng tìm kiếm cơ hội để gia tăng vốn. Và dƣới đây là một trong những giải pháp giúp SƠN QUÂN gia tăng vốn.

Chuyển đổi sang loại hình Công ty cổ phần để cổ phần hóa công khai ra công chúng sẽ giúp doanh nghiệp có những lợi thế sau:

-Đƣợc phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ các đối tác bên ngoài phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới thiết bị công nghệ.

-Tạo điều kiện để ngƣời lao động trong doanh nghiệp thực hiện quyền làm chủ thực sự (làm chủ trên cơ sở quyền sở hữu cổ phần), họ sẽ có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tiết kiệm, từ đó doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả và đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn.

-Nhiều ngƣời đầu tƣ tham gia vào việc kiểm soát doanh nghiệp nên có thể nắm bắt đƣợc các nguy cơ cũng nhƣ những hiểm họa có thể xảy ra đến với doanh nghiệp.

5.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ giá thành sản phẩm

Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lƣợng dịch vụ của SƠN QUÂN chỉ đạt ở mức độ trung bình và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp thƣờng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này đã làm cho doanh nghiệp tham dự thầu một số công trình nhƣng đều thất bại. Dẫn đến đã làm giảm khả năng tích luỹ, mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm đầu tƣ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, biện pháp hạ thấp giá thành nhƣng phải đảm bảo sản phẩm chất lƣợng sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của mình trên thƣơng trƣờng. Giá thành là một yếu tố rất quan trọng khi doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trƣờng. Với chất lƣợng nhƣ nhau thì giá cả là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, đặc biệt đối với một doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng thì

yếu tố này lại càng có ý nghĩa quan trọng vì giá trị của một công trình thƣờng khá lớn. Vậy để giảm đƣợc yếu tố này thì doanh nghiệp cần tìm biện pháp nhằm giảm giá thành đến mức có thể để tăng năng lực cạnh tranh.

Công thức : Gb= GVHB + CPVC + CPC

Theo công thức trên thì giá thành thì bằng giá vốn hàng bán cộng với chi phí vận chuyển cộng với chi phí chung. Do vậy để làm giảm giá thành thì ta sẽ tìm mọi biện pháp nhằm giảm đƣợc ba chi phí trên.

- Trƣớc hết là hạ thấp giá vốn hàng bán (GVHB): doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác mua hàng từ giá thành, điều kiện thanh toán, số lƣợng, chất lƣợng và thời gian cung ứng nhằm tránh mua phải hàng hoá kém chất lƣợng và vận chuyển hàng không đúng thời gian thoả thuận với khách hàng ảnh hƣởng đến uy tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn phải kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình bảo quản, tồn kho hàng hoá nhằm giảm thiểu hao hụt, thất thoát gây lãng phí, đồng thời giám sát việc vận chuyển đến địa điểm nhận hàng mà khách hàng yêu cầu,đặc biệt là xây dựng định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt hàng hoá trong phạm vi cho phép. Ngoài ra, doanh nghiệp phải tận dụng triệt để nguồn lực của doanh nghiệp để vận hành hoạt động kinh doanh với chi phí thấp nhất.

- Hạ thấp chi phí vận chuyển (CPVC): lựa chọn các phƣơng tiện vận chuyển có giá thành hợp lý vào từng thời điểm và hoàn cảnh (đƣờng bộ hoặc đƣờng biển). Sắp xếp và phân công công việc một cách hợp lý, đúng ngƣời đúng việc, nhằm giảm chi phí nhân công, xe, máy móc, xây dựng quy chế khoán hợp lý để khuyến khích nhân viên tiết kiệm nhiên liệu trong khi vận hành nhƣng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.

- Hạ thấp chi phí chung (CPC): thông qua việc giảm tối đa chi phí quản lý, sắp xếp và tổ chức lại bộ máy của doanh nghiệp cho bớt cồng kềnh, giảm thiểu những bộ phận không cần thiết làm tăng chi phí, giảm thiểu chi phí hội

họp, điện nƣớc...

5.2.3. Chú trọng công tác xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh chất lƣợng và giá thành sản phẩm thì hoạt động marketing cũng là một trong những điểm yếu của SƠN QUÂN .

Trong thời gian qua Doanh nghiệp SƠN QUÂN chƣa chú trọng đến việc marketing, xây dựng thƣơng hiệu doanh nghiệp. Điều này ảnh hƣởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài việc nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp nên đẩy mạnh hoạt động marketing:

- Nghiên cứu các thông tin về nền kinh tế thế giới và trong nƣớc, thị trƣờng xây dựng nói chung và ngành vật liệu xây dựng nói riêng, sự biến động của các yếu tố trên thị trƣờng đó: giá cả nguyên vật liệu, giá nhiên liệu.Ngoài ra thƣờng xuyên theo dõi các chính sách của Chính Phủ để từ đó doanh nghiệp có các biện pháp thích ứng với những thay đổi bất thƣờng của các chính sách đó và có các chính sách, giải pháp phù hợp với sự biến động của thị trƣờng.

- Nghiên cứu thị trƣờng thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau để kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về các khách hàng tiềm năng , gói thầu vật liệu, các dự án sắp triển khai, sự biến động trên thị trƣờng, những cơ hội và thách thức trên thị trƣờng mà doanh nghiệp phải đối mặt.

- Tìm hiểu thông tin về các yếu tố môi trƣờng vi mô: Chú ý các thông tin về đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới sẽ gia nhập thị trƣờng.

- Tiến hành các quảng cáo, xây dựng kế hoạch marketing, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện các kế hoạch marketing.

- Tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ tốt với các đối tác hiện tại - Sử dụng triệt để mối quan hệ với các đối tác là các nhà sản xuất, nhà

cung ứng giải pháp quản lý để ứng dụng công nghệ mới phục vụ việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tăng cƣờng hợp tác với các công ty, tập đoàn lớn để tận dụng cơ hội mở rộng thị trƣờng, mở rộng danh tiếng của doanh nghiệp.

5.3. Kết luận

Cạnh tranh là một vấn đề tồn tại tất yếu trong nền kinh tế thị trƣờng. Năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Có nhiều quan điểm khác nhau về cách đánh giá cạnh tranh và các yếu tố cơ bản tác động lên năng lực cạnh tranh, tuy nhiên gần nhƣ tất cả đều thống nhất là cạnh tranh là động lực phát triển của mọi nền kinh tế và phấn đấu để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trƣờng nói chung và SƠN QUÂN nói riêng hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách, đây cũng là một trong những giải pháp để doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Luận văn tiếp cận với các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh của Micheal E. Porter, môi trƣờng ngành vật liệu xây dựng Việt Nam, ma trận hình ảnh cạnh tranh, phân tích các điều kiện bên trong của SƠN QUÂN , để có cơ sở cho việc phân tích và đánh giá đƣợc mức độ cạnh tranh trong ngành vật liệu xây dựng và năng lực cạnh tranh của SƠN QUÂN , từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Qua những nội dung nghiên cứu, luận văn đã đem lại những đóng góp chính sau đây:

- Hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh qua các vấn đề nhƣ: Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh của Micheal E. Porter, ma trận

hình ảnh cạnh tranh,...

- Nghiên cứu đặc điểm của thị trƣờng vật liệu xây dựng Việt Nam từ khi đƣợc hình thành đến nay, đây là cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu để phân tích mức độ cạnh tranh của thị trƣờng ngành vật liệu xây dựng.

- Điều tra, phân tích ý kiến các chuyên gia trong ngành vật liệu xây dựng để kiểm nghiệm các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ cạnh tranh của ngành vật liệu xây dựng để làm cơ sở khoa học trong vấn đề cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho SƠN QUÂN .

- Luận văn tập trung phân tích các điều kiện bên trong - thực trạng của SƠN QUÂN , các điều kiện bên ngoài - môi trƣờng kinh doanh của ngành vật liệu xây dựng để từ đó đánh giá đƣợc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua ý kiến chuyên gia trên nền tảng lý thuyết ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ tiêu khả năng liên danh, liên kết, năng lực tài chính, hoạt động nghiên cứu và phát triển, khả năng tiếp cận thông tin là các chỉ tiêu quan trọng, phản ánh mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của ngành vật liệu xây dựng. Nhìn chung, SƠN QUÂN đã đƣợc đánh giá khá cao ở các chỉ tiêu quan trọng này, đặc biệt là chỉ tiêu khả năng liên danh, liên kết đƣợc đánh giá mạnh nhất.

Đối với 03 đối thủ cạnh tranh, SƠN QUÂN mạnh hơn về nhiều tiêu chí nhƣ năng lực tài chính, năng lực máy móc, thiết bị, công nghệ, nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu và phát triển, khả năng tiếp cận thông tin, khả năng liên danh, liên kết. Tuy nhiên, Doanh nghiệp SƠN QUÂN có điểm yếu hơn so với các đối thủ cạnh tranh là uy tín doanh nghiệp,. khả năng cạnh tranh về giá, hoạt động marketing.

Để khắc phục điểm yếu trên, đề tài đã khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong đó, tập trung vào 03 giải

pháp chính: chuyên sang loại hình Công ty cổ phần nhằm cổ phần hóa công khai ra công chúng để tăng vốn, nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm, chú trọng công tác xây dựng thƣơng hiệu, mở rộng thị trƣờng.

Với những đóng góp chủ yếu trên đây, luận văn đã hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, đồng thời ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Thƣơng Mại Và Dịch Vụ Sơn. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp khác trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần vào hệ thống cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, luận văn chƣa có điều kiện nghiên cứu các đối thủ trong nƣớc và trên thế giới một cách sâu rộng. Nội dung và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho SƠN QUÂN chỉ mới chủ yếu mang tính nguyên tắc và định hƣớng. Trong quá trình thực hiện các định hƣớng giải pháp đề xuất này cần triển khai thành các kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp. Ngoài ra luận văn là chỉ khảo sát các chuyên gia và khách hàng của SƠN QUÂN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn nên tính đại diện mẫu chƣa cao. Khả năng tổng quát hóa của kết quả sẽ cao hơn nếu nó đƣợc lặp lại tại nhiều thành phố, huyện thị và các đối tƣợng khách hàng khác nhau. Vì vậy hƣớng nghiên cứu kế tiếp là nghiên cứu lặp lại với các chuyên gia và khách hàng tại các địa bàn khác.

Tóm tắt chƣơng 5

Trong chương 5, tác giả đã trình bày mục tiêu, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh Nghiệp Tư Nhân Thương Mại Và Dịch Vụ Sơn Quân trong thời gian tới. Từ những cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong giai đoạn kinh doanh tiếp theo. Các nhóm giải pháp đã làm rõ những việc cần làm và cần giải quyết trước mắt cũng như chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lƣợc, NXB Khoa học và kỹ thuật.

[2]. Phạm Phú Cƣờng (2012), Nghiên cứu mô hình hoạch định chiến lƣợc cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp xây dựng giao thông, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học giao thông vận tải Hà Nội. [3]. Lê Văn Hƣng (2014), Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

đấu thầu xây dựng của Tổng Doanh nghiệp Cổ phần xuất nhập khẩu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ sơn quân (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)