Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công tu cổ phần năng lượng sinh học phú tài (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƢỢNG SINH HỌC PHÚ TÀI

Tên giao dịch: PHU TAI BIO-ENERGY.

Địa chỉ: Lô 23B, đƣờng Trung Tâm, khu công nghiệp Phú Tài, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Điện thoại: 056.3841888 Mã số thuế: 4101258588. Logo: Ngành nghề chính: Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.

Công ty đƣợc thành vào ngày 6/10/2011 tại tỉnh Bình Định, Công ty cổ phần Năng lƣợng sinh học Phú Tài hiện đang hoạt động theo đăng k kinh doanh số 4101258588 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Định cấp. Ông Nguyễn Thanh Phong là cổ đông lớn nhất với t lệ sở hữu 67.383% và ông Nguyễn Thanh Nhã làm Giám đốc. Trụ sở chính của Công ty đặt tại Lô B23, Đƣờng Trung tâm, KCN Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại BIDV Phú Tài, NH Ngoại Thƣơng VN – CN Phú Tài, với số vốn điều lệ là 120 t đồng.

Hiện nay công ty giải quyết việc làm cho gần 300 ngƣời, với mức lƣơng bình quân khoảng 8.000.000 đồng/ngƣời/tháng. Năm 2011, công ty chuyên sản xuất ván sàn và các mặt hàng gỗ xuất khẩu. Đến năm 2012 tập trung sản xuất viên nén gỗ sang các thị trƣờng nƣớc ngoài. Từ năm 2013 đến nay thì mở rộng xuất khẩu sang các thị trƣờng nhƣ Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản…kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt khoảng 20.000.000 USD/ năm. Công ty đang ngày càng từng bƣớc phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Trong những năm qua, công ty đã tìm mọi biện pháp để mở rộng địa bàn sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Công ty quản l khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đảm bảo đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh, không ngừng đổi mới trang thiết bị, bù đắp chi phí, cân đối thu – chi. Công ty thƣờng xuyên nghiên cứu các biện pháp đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lƣợng. Quy mô hiện tại của công ty bao gồm 4 công ty thành viên ở khắp các huyện thuộc tỉnh Bình Định:

-Ở huyện Vân Canh có Công ty cổ phần Năng lƣợng sinh học Vân Canh. -Ở huyện Tây Sơn có Công ty cổ phần Năng lƣợng Thiện Minh. -Ở huyện Phù Mỹ có Công ty cổ phần Năng lƣợng Bình Định. -Ở huyện Hoài Nhơn có Công ty Năng lƣợng Hà Tiên.

Công ty tự chủ trong hoạt động quản l tài sản, quản l tài chính và chính sách cán bộ theo Luật định. Bồi dƣỡng và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.Công ty chấp hành chế độ quản l , k luật của Nhà nƣớc; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.Tuân thủ các chính sách về chế độ quản l kinh tế của Nhà nƣớc.Tuyển dụng và sử dụng lao động đúng theo Bộ luật lao động.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản l và sản xuất kinh doanh

chức nhƣ sau:

- Bộ phận trực tiếp: tham gia các công đoạn sản xuất của nhà máy. - Bộ phận gián tiếp: gồm bộ phận quản l , bộ phận kinh doanh, bộ

phận phục vụ sản xuất.

Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Năng lƣợng sinh học Phú Tài đƣợc tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, một mặt giúp cho Ban Giám Đốc toàn quyền quyết định, mặt khác có thể phát huy chuyên môn của từng phòng, ban, bộ phận liên hệ chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình hoạt động.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Năng lượng sinh học Phú Tài

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính công ty) Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Hội đồng quản trị: đại diện cho Đại hội đồng cổ đông hoạt động dƣới sự kiểm tra, kiểm soát của Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của công ty, tham gia bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức giám đốc, các bộ quản l , quyết định cơ cấu kinh doanh.

- Ban giám đốc:

 Giám đốc: là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức quản l và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, trực tiếp phụ trách kinh doanh. Là ngƣời lãnh

đạo phụ trách chung và là ngƣời đại diện pháp nhân của doanh nghiệp trƣớc nhà nƣớc và pháp luật. Giám đốc công ty phân công, phân nhiệm hay ủy quyền cho phó giám đốc, trƣởng phòng các ban chức năng một số mặt hoạt động của công ty theo chế độ cá nhân phụ trách.

 Phó giám đốc: là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về những việc Giám đốc ủy quyền và phân công cụ thể, chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ xây dựng và hƣớng dẫn thực hiện các chế độ, tiêu chuẩn định mức của đơn vị. - Các phòng ban

 Phòng Kế toán: chịu trách nhiệm hạch toán kế toán theo đúng quy định của nhà nƣớc, tham mƣu cho Giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán, giúp Giám đốc công ty về công tác quản l , sử dụng vốn (tài sản, nguyên vật liệu, tiền vốn, chi phí sản xuất kinh doanh) để đạt đƣợc mục đích đề ra của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị, phù hợp với chủ trƣơng, chính sách pháp luật hiện hành, các quy định của Nhà nƣớc về kế toán thống kê.

 Phòng Kinh doanh: có chức năng nắm bắt thông tin kinh tế thị trƣờng, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tƣ cho từng giai đoạn, lập phƣơng án kinh doanh cụ thể và giám sát thực hiện, tham mƣu cho Giám đốc công ty về đầu tƣ, sản xuất kinh doanh.

 Phòng Sản xuất: đứng đầu là Quản đốc phân xƣởng là ngƣời có nhiệm vụ chỉ đạo chung cho toàn phân xƣởng sản xuất thông qua các trƣởng ca.

 Phòng Hành chính nhân sự: chuyên quản l và tổ chức nhân sự, bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động nhân sự cho các phòng, ban, các bộ phận sản xuất của công ty, theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách CBCNV trong công ty, kiểm tra, kiểm soát nhân sự tại các phòng, ban.

 Phòng Thu mua và kho vận: làm nhiệm vụ tổng hợp, đề xuất thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, công tác quản l , kiểm tra vật tƣ, thiết bị.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

* Sơ đồ tổ chức ộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

* Chức năng, nhiệm vụ của từng ộ phận

- Kế toán trƣởng (kiêm Kế toán tổng hợp): Tổng hợp số liệu kế toán tại công ty, kiểm tra các quy trình thủ tục kế toán, các chế độ kế toán. Phân tích số liệu hoạt động tài chính của công ty để đƣa ra đề xuất giúp ban lãnh đạo trong việc quản l điều hành.

- Kế toán thanh toán và công nợ: Có nhiệm vụ xử l chứng từ, tổ chức ghi chép nhằm theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, phải trả. Cuối tháng phải tập hợp chi phí đầy đủ, chính xác, phân bổ cho các đối tƣợng chịu chi phí, vào sổ kịp thời và lên báo cáo gửi trình lên Kế toán trƣởng không quá 04 ngày đầu của tháng sau.

- Kế toán vật tƣ và tài sản cố định: Ghi chép, phản ánh tình trạng nhập xuất tồn tại kho. Kiểm tra thực hiện kế hoạch về số lƣợng, giá cả.

- Kế toán thuế: Thu thập xử l hóa đơn, kê khai làm báo cáo thuế đúng niên độ theo quy định của Nhà nƣớc.

Kế toán trƣởng Kế toán thanh toán và công nợ Kế toán vật tƣ và tài sản cố định Kế toán thuế Kế toán tiền lƣơng Thủ quỹ

- Kế toán tiền lƣơng: Tính toán tiền lƣơng chi trả đúng kịp thời hàng tháng. Tính toán các khoản phụ cấp cũng nhƣ các khoản trích đóng của cán bộ cũng nhƣ của công ty theo quy định.

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ chi tiền mặt, bảo quản tiền mặt theo đúng nguyên tắc qui định; phát tiền lƣơng đến tận tay công nhân viên và ghi chép sổ quỹ, báo cáo quỹ hằng tháng và tham gia kiểm kê quỹ theo qui định.

Trong điều kiện hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hạch toán kế toán của các doanh nghiệp đang rất phổ biến. Hiện nay, công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm kế toán Việt Nam 10.8. Doanh nghiệp ghi sổ và hạch toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ và áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 20/12/2014 của Bộ Tài chính, chứng từ ghi sổ đƣợc tổng hợp lập vào cuối tháng. Trình tự ghi sổ đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng k chứng từ ghi sổ, sau đó đƣợc dùng để ghi vào sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ đƣợc dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

- Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng k chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” và số dƣ của từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái lập Bảng cân đối kế toán.

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các sổ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập các Báo cáo tài chính.Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh “Nợ”bằng tổng số phát sinh“Có” của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng k chứng từ ghi sổ. Tổng

số dƣ “Nợ”và tổng số dƣ “Có” của các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán phải bằng số dƣ của từng tài khoản tƣơng ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

2.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Năng lƣợng sinh học Phú Tài phần Năng lƣợng sinh học Phú Tài

2.2.1. Nhận diện và phân loại chi phí

Công ty chuyên sản xuất viên nén gỗ (Viên gỗ nén là một loại nhiên liệu sinh học, nó có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên hay còn gọi là vật liệu sinh khối nhƣ dăm bào, mùn cƣa hoặc từ các loại gỗ thải loại. Nói cách khác, chúng đƣợc sản xuất hoàn toàn từ các phế phẩm lâm nghiệp).Việc phân loại chi phí sản xuất tại Công ty bao gồm các loại chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm một t trọng lớn trong tổng chi phí sản phẩm (chiếm từ 55% - 65% giá trị sản phẩm). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng cụ thể cho từng sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí hóa chất

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lƣơng, phụ cấp và các khoản trích theo lƣơng cho các đối tƣợng lao động trực tiếp tại Công ty nhƣ công nhân trực tiếp thi công ở bộ phận tham gia vào sản xuất sản phẩm bao gồm cả lao động thuê ngoài. Tại công ty trả lƣơng cho CNTT theo lƣơng theo thời gian. Đơn giá tiền lƣơng do Phòng Tổ chức Hành chính xây dựng có sự phê duyệt của Giám đốc. Các khoản trích theo lƣơng tuân thủ theo quy định hiện hành.

- Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xƣởng (lƣơng và các khoản trích theo lƣơng của nhân viên, cán bộ quản l tại tổ, đội); Chi phí vật liệu đƣợc xuất dùng cho tổ đội dùng để bảo dƣỡng, sửa chữa tài sản cố định, công cụ dụng cụ nhƣ dầu nhớt bảo dƣỡng xe cẩu, tàu kéo, để

sửa chữa nhà cửa của tổ đội; Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất; Chi phí khấu hao tài sản cố định gồm chi phí khấu hao thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất;Chi phí phải trả cho dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí về tiền điện của phân xƣởng, điện thoại và các dịch vụ khác; Chi phí khác bằng tiền nhƣ tiền trà, nƣớc, chi phí tiếp khách, họp…. tại phân xƣởng.

Hiện nay, công tác phân loại chi phí tại Công ty chủ yếu phục vụ cho công tác lập báo cáo tài chính, chƣa quan tâm đến phân loại chi phí phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, để kiểm soát chi phí, phát huy vai trò thông tin kế toán phục vụ cho nhu cầu của nhà quản trị, Công ty cần tiến hành phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.

2.2.2. Xây dựng định mức và dự toán chi phí sản xuất

Giá bán và chi phí sản xuất luôn là hai vấn đề quan tâm hàng đầu của những nhà đầu tƣ sản xuất viên nén gỗ. Chi phí để sản xuất viên nén gỗ bao gồm chi phí cho nguyên liệu thô, vận chuyển, tiêu thụ năng lƣợng, khấu hao thiết bị, chi phí bảo trì, nhân công, chi phí vận hành và quản l ...

- Nguyên vật liệu

Giá mua nguyên liệu thô (nhƣ mùn cƣa, dăm gỗ) là một phần của chi phí sản xuất viên nén. Do nguyên liệu thô thƣờng có độ ẩm khoảng 38% và các nhà máy sản xuất phải giảm nó xuống khoảng 8%. Sau khi trừ đi lƣợng nƣớc, giá của vật liệu đƣợc tính bằng (giá mua): (100-38+8)x100. Chọn nguyên vật liệu có độ ẩm thấp có thể làm giảm chi phí nguyên liệu. Đặt nhà máy sản xuất ở gần nguồn nguyên liệu giúp giảm chi phí vận chuyển. - Chi phí điện tiêu thụ

Tiêu thụ điện năng gồm điện dành cho sấy nguyên liệu. - Khấu hao thiết bị và bảo trì

Trong quá trình sản xuất viên nén gỗ, thiết bị sẽ bị hao mòn và cần phải bảo trì. Các bộ phận dễ bị hao mòn và cần bảo trì thƣờng xuyên có thể kể tới

nhƣ khuôn ép viên nén gỗ, dầu bôi trơn, các bộ phận tạo hình... Chi phí này cũng cần đƣợc tính vào trong chi phí sản xuất viên nén gỗ.

- Chi phí đóng gói

Đối với các khách hàng lớn, viên nén gỗ có thể đƣợc vận chuyển trong các thùng hàng lớn, có thể là container. Viên nén gỗ phải đƣợc đóng gói trong bao jumbo cẩn thận để tránh bị ẩm ƣớt. Thông thƣờng 1 bao jumbo 600kg, 800kg, 3 tấn cần 3-5 bao. Nhân giá bao với số lƣợng bao là có thể tính đƣợc chi phí đóng gói cho 1 tấn viên nén gỗ.

- Chi phí nhân công

Tuy hiện nay các hệ thống sản xuất viên nén gỗ chủ yếu là tự động nhƣng vẫn có những bƣớc cần phải đƣợc thực hiện bởi con ngƣời. Các nhà máy sản xuất cần thuê nhân công ở khâu sấy nguyên liệu, cho nguyên liệu vào, điều khiển máy ép viên nén và đóng gói. Lấy mốc là mức lƣơng cơ bản x số lƣợng công nhân và chia cho sản lƣợng viên nén hàng tháng là có thể tính đƣợc chi phí lao động.

- Chi phí vận hành và quản l

Chi phí này bao gồm tiền thuê văn phòng, thuê nhà ở, ăn uống, thuế,... Mức chi phí này rất khó tính, nó phụ thuộc vào vị trí, giá thuê, quy mô sản xuất,...

- Trả tiền vay và lãi

Chi phí này thay đổi theo các điều kiện khác nhau của nhà đầu tƣ. Vì vậy, nó thƣờng không đƣợc tính vào chi phí sản xuất.

Tại Công ty cổ phần Năng lƣợng sinh học Phú Tài việc xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất có sự phối hợp giữa các phòng ban nhƣ Phòng kỹ thuật, Kho gỗ, Phòng Kế toán và Phòng Hành chính – Tổ chức. Công việc xây dựng định mức sản phẩm Công ty căn cứ theo từng đơn hàng. Quy trình nhƣ sau: Khách hàng có nhu cầu đặt sản xuất viên gỗ, đàm phán về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công tu cổ phần năng lượng sinh học phú tài (Trang 54)