7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Xâydựng định mức và dự toán chi phí sảnxuất
- Xây dựng định mức cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Định mức cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải đƣợc xây dựng riêng biệt cho hai yêu tố đó là giá và lƣợng của chi phí nguyên liệu [Huỳnh Văn Lợi, 2007].
Về mặt giá nguyên vật liệu ƣớc tính: Căn cứ vào các hợp đồng thu mua đã k ; các quá trình thƣơng lƣợng giá với các nhà cung cấp thƣờng xuyên; dự báo về tình hình biến động trên thị trƣờng, các hình thức chiết khấu mua sỉ;
chi phí thu mua nguyên vật liệu. Về mặt lƣợng nguyên vật liệu, lƣợng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình thƣờng. Để sản xuất một sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu đó là định mức sử dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức tiêu hao ở mỗi công đoạn sản xuất; lƣợng vật liệu tính cho sản phẩm. Đối với định mức sử dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật phải đƣợc doanh nghiệp thƣờng xuyên xem xét nên có sự thay đổi về yêu cầu chất lƣợng phải kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Đối với định mức tiêu hao doanh nghiệp xác định tổng t lệ tiêu hao theo định mức của các giai đoạn sản xuất theo công thức:
T= {1 -[(1 –T1)x (1 -T2)x (1 -T3)x... (1 -Tn)]}* 100(%)
Trong đó:
- Ti là t lệ tiêu hao công đoạn thứ i trong quá trình sản xuất - T là tổng t lệ tiêu hao qua các công đoạn sản xuất
Và xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần cung cấp để cung cấp để sản xuất sản phẩm doanh nghiệp sử dụng hệ số định mức K (định mức kg nguyên liệu/kg sản phẩm) : K= 1 /(1 -T)
Trong đó: T là tổng t lệ tiêu hao qua các công đoạn sản xuất. Qua công thức trên có thể thấy đƣợc kết quả t lệ hao hụt theo định mức phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của nguyên vật liệu và quy trình công nghệ sản xuất.
Do đó, khi xác định tiêu hao của các giai đoạn phải căn cứ vào đặc điểm của công đoạn sản xuất, đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng.
- Xây dựng định mức cho chi phí nhân công trực tiếp:Định mức chi phí nhân công trực tiếp bao gồm định mức giá của một giờ lao động trực tiếp và định mức lƣợng thời gian cần thiết. Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp căn cứ mức lƣơng căn bản một giờ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lƣơng. Định mức về lƣợng thời gian cho phép để hoàn thành một đơn vị sản phẩm dựa trên phƣơng pháp kỹ thuật là chia công việc theo
nhiều công đoạn rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng công việc. Thời gian cần thiết để sản xuất một sản phẩm đƣợc xác định nhƣ sau: thời gian cần thiết để sản xuất một sản phẩm; thời gian nghỉ ngơi, lau chùi máy; thời gian cho sản phẩm hỏng. Định mức về giá của chi phí NCTT là ổn định. Nó bao gồm đơn giá tiền lƣơng, phụ cấp và các khoản phải trả khác: tiền ăn tăng ca... liên quan đến lao động.
- Xây dựng định mức chi phí sản xuất chung:
Do đặc điểm của chi phí sản xuất chung là mang tính gián tiếp và liên quan đến nhiều bộ phận quản l nên không thể tính trực tiếp cho từng đơn vị sản phẩm, do đó việc tính chi phí sản xuất chung đƣợc thực hiện qua việc phân bổ chi phí.
Đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ =
Tổng chi phí sản xuất chung dự kiến Tổng đơn vị tiêu chuẩn chọn để phân bổ dự kiến Việc lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cho phù hợp với sản phẩm sản xuất hay công việc thực hiện. Thông thƣờng có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là tổng số giờ công lao động trực tiếp, tổng số giờ máy chạy, tổng khối lƣợng sảnxuất, tổng khối lƣợng sản phẩm hoàn thành,...
Chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định, sự tác động và ảnh hƣởng của chi phí biến đổi và chi phí cố định với sự biến động chung của chi phí sản xuất chung khác nhau, do đó phải xây dựng riêng định mức chi phí biến đổi và định mức chi phí cố định.
Định mức chi phí sản xuất chung biến đổi:Cũng đƣợc xây dựng theo định mức giá và lƣợng. Định mức giá phản ánh chi phí biến đổi của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ.
Định mức chi phí sản xuất chungcố định:Cũng đƣợc xây dựng tƣơng tự nhƣ ở phần chi phí biến đổi. Sở dĩ tách riêng là nhằm giúp cho quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau này đƣợc rõ ràng hơn.
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Phản ánh tất cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất đã đƣợc thể hiện trên dự toán sản xuất. Để lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp cần xác định.
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm.
Đơn giá xuất nguyên vật liệu. Thông thƣờng đơn giá xuất ít thay đổi. Tuy nhiên để có thể phù hợp với thực tế và làm cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát khi dự toán đơn giá này cần phải biết doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp tính giá hàng tồn kho nào: phƣơng pháp nhập trƣớc, xuất trƣớc; giá đích danh hay đơn giá bình quân.
Mức độ dự trữ nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ dự toán đƣợc tính toán trên cơ sở l thuyết quản trị tồn kho. Nhƣ vậy:
Dự toán lƣợng nguyên vật liệu sử dụng = Định mức tiêu hao nguyên vật liệu x Số lƣợng sản phẩm sản xuất theo dự toán
Và dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất sẽ là: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = Dự toán lƣợng nguyên vật liệu sử dụng x
Đơn giá xuất nguyên vật liệu
- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp:
Dự toán lao động là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán về đào tạo, tuyển dụng trong quá trình hoạt động sản xuất. Để lập dự toán chi phí này, doanh nghiệp phải tính toán dựa vào số lƣợng nhân công, quỹ lƣơng, cách phân phối lƣơng và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Dự toán chi phí NVL trực tiếp = Dự toán lƣợng sản phẩm sản xuất x Định mức tiêu hao NVL trực tiếp x Định mức giá của mỗi đơn vị
NVLTT
- Dự toán chi phí sản xuất chung:
Bao gồm dự toán biến phí sản xuất chung và dự toán định phí SXC. Dự toán chi phí sản xuất chung = Dự toán định phí sản xuất chung + Dự toán biến phí sản xuất chung Biến phí sản xuất chung có thể đƣợc xây dựng theo từng yếu tố chi phí cho một đơn vị hoạt động (chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, ...). Dự toán biến phí sản xuất chung = Dự toán biến phí đơn vị SXC x Sản lƣợng sản xuất theo dự toán Dự toán biến phí cũng có thể đƣợc lập theo t lệ trên biến phí trực tiếp, khi đó biến phí sản xuất chung dự toán sẽ xác định:
Dự toán biến phí sản xuất chung = Dự toán biến phí trực tiếp x T lệ biến phí theo dự kiến
Dự toán định phí sản xuất chung cần thiết phải phân biệt định phí bắt buộc và định phí tùy . Dự toán định phí hằng năm có thể đƣợc lập dựa vào mức độ tăng giảm liên quan đến việc trang bị, đầu tƣ mới ở doanh nghiệp.
Dự toán định phí sản xuất chung = Định phí SXC thực tế kỳ trƣớc x T lệ % tăng (giảm) định phí SXC theo dự kiến - Lập dự toán giá thành sản phẩm:
Dự toán giá thành sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng của KTQT chi phí sản xuất.
+ Giá thành dự toán: là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành một sản phẩm. Giá thành dự toán đƣợc xác định trên cơ sở các định mức theo thiết kế đƣợc duyệt và khung giá nguyên vật liệu, nhân công cơ bản áp dụng tại thời điểm. Giá thành dự toán là chỉ tiêu dùng làm căn cứ cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất của đơn vị, đồng thời làm căn cứ cho các cơ quan quản l nhà nƣớc giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
+ Giá thành kế hoạch: Là chỉ tiêu đƣợc xác định trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ thấp giá thành của doanh nghiệp.
+ Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu giá thành đƣợc xác định theo số liệu hao phí thực tế liên quan đến khối lƣợng sản phẩm hoàn thành bao gồm chi phí định mức, vƣợt định mức và các chi phí khác. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức - kĩ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều hƣớng đến lợi nhuận, muốn vậy, thu nhập phải đảm bảo đủ trang trải chi phí bỏ ra và có lãi. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gồm các công việc sau:
- Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất:
Tùy theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp xác định đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất phù hợp. Với doanh nghiệp sản xuất: Đối
tƣợng kế toán chi phí sản xuất là từng sản phẩm, chi tiết từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.
- Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Đây là việc xác định toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm. Đối tƣợng tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất có thể là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, đơn đặt hàng, từng chi tiết, bộ phận … mà doanh nghiệp bỏ ra.
+ Tính giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp toàn bộ: Là phƣơng pháp mà tất cả các chi phí liên quan vào quá trình sản xuất đều đƣợc tính vào giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành. Bao gồm 2 hệ thống: hệ thống tính giá thành theo công việc áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng và hệ thống tính giá thành theo quá trình sản xuất (áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất hàng loạt).
+ Tính giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp trực tiếp: Theo phƣơng pháp này, giá thành sản phẩm chỉ bao gồm các chi phí sản xuất biến đổi, còn các chi phí sản xuất cố định không đƣợc tính và giá thành sản phẩm hoàn thành.
Nhƣ vậy, phƣơng pháp trực tiếp chỉ tính vào giá thành sản phẩm những chi phí trực tiếp biến động theo hoạt động sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ở dạng biến phí. Còn chi phí sản xuất chung ở dạng định phí đƣợc xem là chi phí thời kỳ và đƣợc tính vào chi phí kinh doanh ngay khi phát sinh.
Công thức tính giá thành sản phẩm Tổng giá thành SXSP = Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm =
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm Số lƣợng sản phẩm hoàn thành
+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Sản phẩm dở dang là khối lƣợng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất gia công, chế biến, đang nằm trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhƣng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là công việc không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Vì khi xác định giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần phải xác định giá trị chi phí nằm trong sản phẩm dở dang, mức độ của sản phẩm dở dang còn trên dây chuyền sản xuất. Tùy thuộc vào đặc điểm loại hình kinh doanh, quy trình sản xuất, trình độ của nhà quản l , … để lựa chọn phƣơng pháp đánh giá phù hợp nhất. Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phƣơng pháp sau: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính (chi phí vật liệu trực tiếp); đánh giá sản phẩm dở dang theo phƣơng pháp ƣớc tính sản lƣợng tƣơng đƣơng; Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức (hay chi phí kế hoạch).
1.2.4. Phân tích biến động chi phí
Chi phí là một trong những vấn đề quan trọng đƣợc nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích biến động chi phí để tìm hiểu l do tăng, giảm chi phí, từ đó, tìm ra các biện pháp để khắc phục tình trạng này. Để đạt đƣợc lợi nhuận doanh nghiệp phải tăng doanh thu, hạ chi phí. Việc tăng doanh thu và hạ chi phí có quan hệ t lệ nghịch với nhau. Việc tăng doanh thu phụ thuộc vào nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và quy luật của nền kinh tế thị trƣờng. Bên cạnh đó, để đạt đƣợc lợi nhuận nhƣ mong muốn, nhà quản trị phải tìm mọi cách hạ thấp chi phí. Do đó, muốn kiểm soát
và phân tích biến động chi phí thì nhà quản trị phải hiểu đƣợc các loại chi phí đang phát sinh tại doanh nghiệp.
- Kiểm soát chi phí sản xuất:
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản l thì vấn đề kiểm soát đƣợc các chi phí là mối quan tâm hàng đầu. Bởi vì lợi nhuận thu đƣợc nhiều hay ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Kiểm soát đƣợc chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua phân tích có thể xác định đƣợc khả năng tiềm tàng, các nguyên nhân về chủ quan và khách quan tác động đến tăng giảm chi phí thực tế so với dự toán, do đó kịp thời khắc phục những yếu điểm, góp phần tiết kiệm chi phí đồng thời giúp kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn.
+ Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Là chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dự toán với khối lƣợng sản xuất thực tế, đƣợc phân tích qua biến động mức tiêu hao nguyên vật liệu và biến động giá. Chi phí vật liệu trực tiếp chịu ảnh hƣởng bởi hai nhân tố là lƣợng vật liệu sử dụng (gọi tắt là nhân tố lƣợng) và chi phí đơn vị vật liệu (gọi tắt là nhân tố giá). - Chênh lệch giá đƣợc tính khi vật liệu đƣợc mua.
- Chênh lệch lƣợng đƣợc tính khi vật liệu đƣợc sử dụng cho sản xuất. Sơ đồ sau minh họa cách xác định chênh lệch giá và chênh lệch lƣợng vật liệu.
Các nhà quản trị của bộ phận mua thƣờng chịu trách nhiệm về chênh lệch giá và nhà quản trị bộ phận sản xuất thƣờng chịu trách nhiệm về chênh lệch lƣợng vật liệu. Giá định mức đƣợc sử dụng trong tính toán chênh lệch lƣợng để các nhà quản trị sản xuất không bị ảnh hƣởng bởi thành quả quản l của các nhà quản trị ở bộ phận mua.
Việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến các chênh lệch có nghĩa quan trọng trong quản l . Khi đã xác định đƣợc nguyên nhân dẫn đến các chênh lệch, đặc biệt là các chênh lệch bất lợi, sẽ xác định đƣợc ngƣời chịu trách nhiệm, từ đó, sẽ có các giải pháp quản l thích hợp để kiểm soát tốt hơn cho các kỳ sau.
* Biến động về giá nguyên vật liệu:
Xét trên phƣơng diện các trung tâm trách nhiệm thì biến động về giá gắn liền với trách nhiệm của bộ phận cung ứng vật liệu. Khi kiểm soát biến động về giá, cần quan tâm đến các nguyên nhân do biến động của giá vật liệu trên thị trƣờng, chi phí thu mua, chất lƣợng nguyên vật liệu, thuế và cả các phƣơng pháp tính giá nguyên vật liệu (nếu có).
* Biến động lƣợng tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp:
Nhân tố biến động về lƣợng sử dụng thƣờng do nhiều nguyên nhân, gắn liền với trách nhiệm của bộ phận sử dụng vật liệu (phân xƣởng, tổ, đội…). Đó có thể là do khâu tổ chức sản xuất, mức độ hiện đại của công