Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công tu cổ phần năng lượng sinh học phú tài (Trang 47 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Quy trình sản xuất kinh doanh tại các lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ không giống nhau trong từng doanh nghiệp. Nhƣ vậy có rất nhiều nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hƣởng đến kế toán QTCP nhƣ nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp; đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (quy trình sản xuất, xác định sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu, chi phí, mục tiêu phát triển doanh nghiệp của chủ sở hữu); trình độ của nhà quản trị doanh nghiệp, trình độ của nhân viên làm công tác kế toán quản trị và việc ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ, nhận thức của nhà quản l , của cán bộ kế toán, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật …. là những yếu tố ảnh hƣởng tới nội dung KTQT chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp. Cụ thể:

- Nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp:

Nhu cầu là một hiện tƣợng tâm l của con ngƣời, là mong muốn, đòi hỏi của con ngƣời về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Phụ thuộc vào trình độ nhận thức, môi trƣờng xung quanh sẽ dẫn đến những nhu cầu khác nhau. Gắn với nhu cầu thông tin của nhà quản trị là nhân tố bên trong mang tính định hƣớng cho nội dung của kế toán QTCP tại doanh nghiệp. Cần tìm hiểu nội dung của kế toán QTCP bao gồm những gì? Cần thực hiện thế nào? Với mức độ và tần suất ra sao thì phù hợp? …

Tất cả đều phụ thuộc vào nhu cầu và mức độ thỏa mãn thông tin của nhà quản trị. Nếu nhận thức, nhu cầu và kỳ vọng của nhà quản trị đối với kế toán QTCP lớn thì thông tin cung cấp cần đảm bảo nhiều tiêu chí, phải khoa học, kịp thời, khả thi … và ngƣợc lại đối với trƣờng hợp nhà quản trị không

có nhu cầu hoặc không tin tƣởng vào tính hiệu quả của thông tin do kế toán quản trị đem lại.

Vì vậy, chủ sở hữu là những ngƣời có toàn quyền quyết định mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi phải có nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp. Theo đó, mỗi doanh nghệp sẽ có những mục tiêu phát triển riêng. Ngƣợc lại, những doanh nghiệp không có mục tiêu phát triển dài hạn, hoạt động trong phạm vi hẹp thì nội dung KTQT chi phí sản xuất chỉ cần áp dụng những nội dung cơ bản, truyền thống, chủ yếu phục vụ mục tiêu quản l tác nghiệp.

- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:

Hoạt động kinh doanh rất đa dạng, trong đó, đối với mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù khác nhau, bao gồm: Ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động của doanh nghiệp; quy trình công nghệ sản xuất; tổ chức bộ máy quản l doanh nghiệp.

+ Về ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động:

Doanh nghiệp có quy mô, ngành nghề kinh doanh khác nhau, thì sẽ khác nhau cả về cách thức tổ chức, quản l . Nếu là doanh nghiệp sản xuất, kế toán QTCP cần chú trọng đến các nhân tố nhƣ chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, … còn đối với doanh nghiệp thƣơng mại thì kế toán QTCP lại tập trung những chi phí liên quan đến quá trình thu mua hàng hóa đầu vào, xác định giá vốn hàng bán, …

+ Về quy trình công nghệ sản xuất:

Quy trình công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất rất đa dạng. Với doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ phức tạp, thành phẩm tạo ra là kết quả của nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau, nên cần xác định nhiệm vụ quản trị chi phí cho từng giai đoạn sản xuất sản phẩm.

+ Về tổ chức bộ máy quản l :

Sự phối hợp “ăn khớp” giữa các bộ phận, phòng ban trong cơ cấu tổ chức sẽ giúp cho các khâu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trở nên linh hoạt. Ngoài ra, trình độ, nhận thức và năng lực quản l , điều hành bộ máy của nhà quản trị cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, một nhà quản l có năng lực quản l tốt sẽ có nhu cầu về thông tin quản trị chi phí một cách khoa học và ngƣợc lại với những nhà quản trị có năng lực kém.

+ Về trình độ và năng lực của nhà quản l , của đội ngũ cán bộ kế toán: Nếu nhà quản trị doanh nghiệp có năng lực tốt, trình độ quản l giỏi, nhân viên cấp dƣới đƣợc đào tạo, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng, có khả năng phân tích, dự đoán thông tin, tất yếu nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, kiểm soát chi phí và ra quyết định sẽ đƣợc đáp ứng chính xác, kịp thời và phong phú hơn so với những doanh nghiệp khác.

+ Về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán QTCP :

Ứng dụng công nghệ thông tin là việc vận dụng công nghệ thông tin trong kế toán QTCP nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Cụ thể, nếu doanh nghiệp biết cách đầu tƣ và vận dụng các phƣơng tiện hiện đại để ghi nhận, xử l thông tin, thì tất cả mọi giao dịch đều đƣợc ghi chép chính xác đến từng chi tiết, giúp nguồn thông tin do kế toán cung cấp đƣợc nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Đảm bảo tính bảo mật và an toàn thông tin, ngoài ra giúp nhà quản trị thực hiện tra cứu và lƣu trữ thông tin thuận tiện, khoa học. Đây là một trong những nhân tố quan trọng trong việc đƣa kế toán quản trị phát triển thêm một bƣớc mới.

Quy trình sản xuất sản phẩm có sự tham gia chủ yếu của máy móc, thiết bị, đòi hỏi việc xây dựng định mức chi phí tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tập trung vào các định mức kinh tế kỹ thuật. Quy trình sản xuất

kinh doanh diễn ra liên tục, đòi hỏi nội dung KTQT chi phí sản xuất liên quan đến các hoạt động tác nghiệp phải đƣợc triển khai đầy đủ, bao gồm: hoạch định tác nghiệp; kiểm soát và đánh giá hiệu quả tác nghiệp.

- Sản phẩm của doanh nghiệp: Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó hay có sản phẩm làm dở dang. Vì vậy, việc xác định phƣơng pháp tính giá thành phải phù hợp. Sản phẩm có sự khác biệt hay không có sự khác biệt với những sản phẩm đƣợc tạo ra bởi các doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, việc thực hiện các chức năng quản l chiến lƣợc của nhà quản trị cao cấp tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hƣớng tới mục tiêu tạo ra sự khác biệt của sản phẩm mà đều tập trung vào việc dẫn đầu chi phí thấp.

- Doanh thu của doanh nghiệp: doanh thu cũng có thể có sự biến động trong ngắn và trung hạn.

- Chi phí: Thƣờng là các chi phí trực tiếp liên quan đến một hay nhiều sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp cần sử dụng phƣơng pháp để phân biệt và nhận diện chi phí sản xuất, xây dựng định mức chi phí, tập hợp chi phí và tính giá thành phù hợp với đặc điểm, loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trình độ, nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp, cơ sở vật chất và việc ứng dụng công nghệ thông tin:

Thông tin KTQT chi phí sản xuất là để phục vụ nhà quản trị. Ngoại trừ yếu tố nhu cầu thông tin để điều hành doanh nghiệp đạt đƣợc các mục tiêu của chủ sở hữu thì yếu tố trình độ của nhà quản trị cũng ảnh hƣởng tới việc áp dụng nội dung KTQT chi phí sản xuất tại từng doanh nghiệp.

Thông tin KTQT chi phí sản xuất đƣợc phân cấp thành nhiều loại để cung cấp cho nhà quản trị ở các cấp tƣơng ứng. Vì vậy, trình độ của nhà quản

trị là yếu tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng nội dung KTQT chi phí sản xuất tại từng doanh nghiệp cụ thể.

Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hành KTQT chi phí sản xuất ngày nay cũng rất quan trọng, bởi khối lƣợng và mức độ phức tạp trong việc KTQT chi phí sản xuất ngày càng tăng cao.Do vậy, ngƣời quản l về KTQT chi phí sản xuất cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mới có thể thực hiện tốt công việc của mình, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thông tin của nhà quản trị với từng nội dung KTQT chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công tu cổ phần năng lượng sinh học phú tài (Trang 47 - 51)