Phương thức giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 46 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Phương thức giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận

trận Tổ quốc Việt Nam

Hoạt động GS và PBXH của UBMTTQVN được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm phát huy dân chủ, sự tham gia của nhân dân, thành viên của MTTQVN; xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân; thực hiện công khai, minh bạch, không chồng chéo; không làm cản trở hoạt động của cơ

UBMTTQVN gồm các phương thức (hình thức) chủ yếu sau đây:

1.2.2.1. Phương thức giám sát

Hằng năm, UBMTTQVN các cấp căn cứ Chương trình phối hợp và thống nhất hành động; Chương trình phối hợp giám sát giữa UBMTTQVN với các tổ chức thành viên của MTTQVN và cơ quan nhà nước cùng cấp; Kiến nghị của tổ chức thành viên của MTTQVN; Đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức do UBMTTQVN tiếp nhận; Thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng… để tiến hành hoạt động giám sát theo 04 hình thức được Luật MTTQVN năm 2015 quy định, cụ thể:

- UBMTTQVN nghiên cứu, xem xét văn bản (chủ yếu là báo cáo, giải trình…) của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

- UBMTTQVN chủ trì tổ chức đoàn giám sát.

- UBMTTQVN cấp cơ sở thực hiện giám sát thông qua hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCĐ được thành lập ở cơ sở.

- UBMTTQVN tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

1.2.2.2. Phương thức phản biện xã hội

Hằng năm, UBMTTQVN các cấp căn cứ vào Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của mình; Chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án (sau đây gọi chung là dự thảo văn bản) của cấp ủy, chính quyền và cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của UBMTTQVN; Kiến nghị của tổ chức thành viên của MTTQVN; Đề nghị của cơ quan nhà nước cùng cấp có dự thảo văn bản… để tiến hành hoạt động phản biện xã hội theo 03 hình thức sau đây đã được Luật MTTQVN quy định, đó là:

- UBMTTQVN chủ trì tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản của cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức.

- UBMTTQVN gửi dự thảo văn bản được phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến PBXH, tổng hợp phản ảnh với cơ quan chủ trì soạn thảo.

- UBMTTQVN tổ chức đối thoại trực tiếp với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được PBXH để thảo luận, trao đổi làm rõ những vấn đề liên quan chưa được hợp lý với lý luận và thực tiễn của dự thảo văn bản.

Như vậy, UBMTTQVN thực hiện hoạt động giám sát thông qua 04 hình thức và thực hiện hoạt động PBXH thông qua 03 hình thức được pháp luật quy định. Tùy thuộc vào nội dung, đối tượng, điều kiện cụ thể về thời gian, nhân lực… UBMTTQVN lựa chọn hình thức triển khai hoạt động GS và PBXH cho thật phù hợp, hiệu quả. Trước khi xây dựng chương trình, kế hoạch GS và PBXH hàng năm, UBMTTQVN trao đổi, thống nhất với cơ quan kiểm tra của cấp ủy, thanh tra của chính quyền, các đoàn thể CT – XH cùng cấp để tránh sự trùng lắp, chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra, giám sát.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

GS và PBXH là nhu cầu khách quan, tất yếu của sự phát triển xã hội. Trong nền dân chủ XHCN, GS và PBXH được coi là hoạt động không thể thiếu và là dấu hiệu đặc trưng của việc thực thi dân chủ, qua đó góp phần đem lại sự đúng đắn trong việc hoạch định và thực thi đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản cầm quyền và chính sách, pháp luật của Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Với MTTQVN, GS và PBXH là những chức năng cơ bản đã được Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ MTTQVN quy định, được Bộ Chính trị chỉ đạo thông qua Quyết định 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị và yêu cầu cả hệ thống chính trị phối hợp tổ chức thực hiện.

Giám sát của MTTQVN là việc UBMTTQVN trực tiếp (hoặc phối hợp với các tổ chức thành viên, các cơ quan, tổ chức khác theo luật định) theo dõi, phát hiện, xem xét, đánh giá, kiến nghị đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước về việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

PBXH của MTTQVN là việc UBMTTQVN các cấp và các tổ chức thành viên nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng, dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án của cơ quan Nhà nước cùng cấp.

Làm tốt công tác GS và PBXH sẽ góp phần giúp UBMTTQVN thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy quyền làm chủ, tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, đảng viên, viên chức, đại biểu dân cử; góp phần tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vì lợi ích của nhân dân.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)