Về tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Về tổ chức bộ máy

Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức quần chúng được và luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng. MTTQVN và các tổ chức CT – XH là những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị ở nước ta, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, nhằm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên, hội viên của tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân vào tham gia quản lý các công việc nhà nước, xã hội, nâng cao tính tích cực của mỗi công dân.

MTTQVN huyện Phù Cát là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức CT - XH, tổ chức xã hội và cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện. MTTQVN huyện Phù Cát có 12 tổ chức thành viên (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu tù Chính trị, Hội Khuyến học, Hội Chữ Thập đỏ, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Đông Y, Hội Luật gia). UBMTTQVN huyện là cơ quan chấp hành của MTTQVN giữa 02 kỳ Đại hội, do Đại hội hiệp thương thống nhất cử ra, gồm có 54 ủy viên. Trong đó, tập thể lãnh đạo là Ban Thường trực UBMTTQVN

huyện có 5 người (01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 02 Ủy viên Thường trực). Ban Thường trực UBMTTQVN huyện Phù Cát là cơ quan chuyên trách, có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho UBMTTQVN huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụđược quy định tại Điều 23, Điều lệ MTTQVN: (1) Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định chương trình phối hợp và thống nhất hành động của UBMTTQVN huyện Phù Cát; (2) Hiệp thương dân chủ cử, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường trực, Ủy viên UBMTTQVN huyện Phù Cát; (3) Xét, quyết định kết nạp làm thành viên của MTTQVN trên địa bàn huyện Phù Cát; (4) Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện GS và PBXH theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn huyện Phù Cát; (5) Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND huyện Phù Cát và tham gia công tác bầu cử theo quy định của Pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; (6) Ra lời kêu gọi nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, MTTQVN đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết; (7) Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu huyện Phù Cát theo hướng dẫn của UBMTTQVN tỉnh Bình Định; (8) Xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên Ủy ban ở huyện Phù Cát khi có vi phạm Điều lệ MTTQVN, Điều lệ các tổ chức thành viên và vi phạm pháp luật [30].

Trong nhiệm 2014 - 2019, UBMTTQVN các cấp trong huyện tiếp tục được củng cố, kiện toàn đã bổ sung, thay thế 08 ủy viên Ủy ban Mặt trận huyện do nghỉ hưu, chuyển công tác khác. Ở xã, thị trấn bổ sung chức danh 05 Chủ tịch, 10 Phó Chủ tịch, 04 Ủy viên thường trực; thay đổi 18 Trưởng ban công tác Mặt trận. Sau khi củng cố tổ chức, hoạt động và điều hành công tác trong hệ thống Mặt trận chuyển biến rõ rệt và đi vào nề nếp, củng

cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh [57, tr.12].

Chất lượng nguồn nhân lực của UBMTTQVN huyện Phù Cát luôn được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng. Đội ngũ cán bộ MTTQ từ huyện đến cơ sở đều được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận do UBMTTQVN tỉnh tổ chức. Năm năm qua, UBMTTQVN các cấp trong huyện đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho cán bộ Mặt trận, qua đó góp phần nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ Mặt trận cơ sở.

Cán bộ chủ chốt (Chủ tịch) UBMTTQVN cấp huyện nhiệm kỳ 2014 – 2019 và 2019 - 2024 là ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp; đối với cấp xã có 100% Chủ tịch UBMTTQVN cấp xã là ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy. 117 Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư (KDC) được củng cố, kiện toàn và hoạt động theo quy chế gắn với với các tiêu chí đánh giá và nội dung hoạt động cụ thể, trong đó, có 96 Trưởng ban Công tác Mặt trận là đảng viên chiếm 75%.

Ngoài đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách, UBMTTQVN huyện thành lập 04 hội đồng tư vấn (KT - XH; tôn giáo; dân chủ - pháp luật và đối ngoại nhân dân) gồm 20 thành viên là các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo các cơ quan, tổ chức về hưu có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực, cá nhân tiêu biểu, người uy tín trong các tôn giáo… UBMTTQVN xã thành lập các Ban tư vấn tương ứng.

Nhìn chung, hệ thống tổ chức bộ máy của MTTQVN huyện Phù Cát ngày càng được kiện toàn, củng cố, công tác tổ chức cán bộ được sắp xếp chặt chẽ, bố trí đúng người, đúng việc. Mặt trận thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như nâng cao trình độ lý luận chính trị để Mặt trận huyện ngày càng vững mạnh, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của

mình đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.

Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của MTTQVN nói chung và nhiệm vụ GS, PBXH nói riêng thì đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách UBMTTQVN các cấp ở huyện Phù Cát hiện nay còn nhiều bất cập. Số lượng biên chế được giao thấp (cấp huyện 6 người trong đó đồng chí Chủ tịch đồng thời là Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy; cấp xã Chủ tịch UBMTTQVN xã làm chuyên trách và Phó Chủ tịch Mặt trận làm bán chuyên trách. So với các tổ chức tương ứng trong hệ thống chính trị thì số lượng biên chế cán bộ, công chức của UBMTTQVN các cấp chỉ bằng 1/3 số biên chế của các cơ quan tương ứng (cấp ủy, HĐND, UBND) trong hệ thống chính trị cùng cấp. Chế độ phụ cấp trách nhiệm (chức vụ) của cán bộ lãnh đạo, quản lý của UBMTTQVN các cấp chỉ tương đương với cơ quan chuyên môn (trực thuộc) của cấp ủy, HĐND và UBND cùng cấp. Chế độ hỗ trợ sinh hoạt phí cho Ủy viên UBMTTQVN các cấp (trừ cấp xã) mới được ban hành nhưng chỉ dành riêng cho Ủy viên là người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước. So với đại biểu HĐND các cấp (một chế định tương đương với Ủy viên UBMTTQVN cùng cấp) nhưng tất cả đại biểu HĐND các cấp đều được hưởng chế độ sinh hoạt phí đầy đủ.

Đặc biệt, tại cơ sở (cấp xã), chính sách cán bộ của UBMTTQVN hiện nay còn rất nhiều bất cập. Cụ thể: theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quá ít (gồm 01 cán bộ và 01 người hoạt động bán chuyên trách) trong khi đó Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã lại được bố trí nhiều gấp 3 lần so với UBMTTQVN cùng cấp. Hơn nữa, các chính sách ưu đãi, phụ cấp đặc thù dành cho cán bộ UBMTTQVN cấp xã không có. Những bất cập trên về công tác cán bộ

phần nào gây khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GS và PBXH của MTTQVN các cấp trong huyện Phù Cát.

2.1.2. Về chất lượng hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong huyện

2.1.2.1. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Những năm qua, UBMTTQVN các cấp trong huyện Phù Cát đã tích cực đổi mới cả về nội dung lẫn về phương thức hoạt động, phát huy dân chủ, hướng về cơ sở, triển khai thực hiện đạt kết quả Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của UBMTTQVN huyện đề ra hằng năm.

Giai đoạn 2014 - 2019, UBMTTQVN các cấp trong huyện đã phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên, tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công

bằng, văn minh”, về công tác dân tộc, công tác tôn giáo; tuyên truyền Nghị

quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Mặt trận các cấp; về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết Trung ương 4

khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Đề án “đổi mới công tác thông tin,

tuyên truyền của MTTQVN”; các Nghị quyết của HĐND huyện, xã, thị trấn với

320 hội nghị, có 34.158 người tham gia; tiêu chí “Rèn luyện tư cách người cán

bộ Mặt trận” hướng dẫn cơ sở thực hiện. Đồng thời, thường xuyên lắng nghe,

nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để tập hợp và kịp thời phản ánh với các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp [57, tr.5].

UBMTTQVN từ huyện đến cơ sở đã phối hợp tốt với chính quyền hướng dẫn, tạo điều kiện cho chức sắc tôn giáo, bà con có đạo thực hiện tốt chính sách tôn giáo. Phối hợp với Phòng Nội vụ huyện hướng dẫn, tạo điều kiện tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam huyện lần thứ VI (nhiệm kỳ 2016-2021); tổ chức gặp mặt, thăm, tặng quà nhân dịp các ngày lễ trọng của các tôn giáo; đông đảo chức sắc, tín đồ đã phát huy truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc; phát huy vai trò người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở 02 xã Cát Sơn, Cát Lâm hăng hái tham gia các chương trình phát triển KT - XH, bảo đảm an ninh - quốc phòng; các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện. Mối quan hệ giữa các tôn giáo, đồng bào dân tộc với chính quyền, Mặt trận ngày càng được thắt chặt hơn.

Việc tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở KDC” vào dịp kỷ niệm ngày Truyền thống MTTQVN 18/11 hằng năm, được tổ chức đều khắp với 100% KDC, bình quân hàng năm có trên 70% KDC tổ chức lễ và hội với nhiều nội dung phong phú thiết thực, sôi nổi, hào hứng, đã trở thành ngày Hội đoàn kết của toàn dân; qua đó, tinh thần và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân được phát huy và củng cố vững chắc; kịp thời biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt trong xây dựng phong trào ở địa phương. Ngày hội đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và cũng là dịp để cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tăng cường mối quan hệ gắn bó, gần gũi với các tầng lớp nhân dân; vai trò của Mặt trận được nâng cao trong cộng đồng và xã hội; sau phần lễ và hội hầu hết các KDC tổ chức “Bữa cơm

đoàn kết” tại cộng đồng dân cư.

2.1.2.2. Phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của nhân dân, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương

động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới, nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây

dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” UBMTTQVN huyện đã tham mưu

cho Huyện ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn

minh”; phối hợp với UBND huyện ký kết Chương trình phối hợp giữa

UBND và UBMTTQVN huyện về thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Xây dựng Chương trình phối hợp giữa Mặt trận huyện với các tổ chức thành viên tham gia thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, hiệp thương phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức thành viên trực tiếp đảm nhận từng nội dung cụ thể, xây dựng các mô hình tự quản, giúp nhau giảm nghèo bền vững. Với những cách làm sáng tạo, UBMTTQVN từ huyện đến cơ sở đã động viên nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm cụ thể như: hiến 171.062 m2 đất, 6.712 ngày công lao động và cây cối hoa màu, vật kiến trúc...trị giá 42.423 tỷ đồng, để xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng…qua đó có nhiều gương tiêu biểu thể hiện tinh thần đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới. Thông qua cuộc vận động của Mặt trận, bình quân hàng năm có từ 95% trở lên hộ đăng ký gia đình văn hóa, 100% KDC đăng ký KDC văn hóa. Kết quả đánh giá xếp loại bình quân hàng năm đạt tỷ lệ 90% hộ được công nhận gia đình văn hóa, KDC văn hóa đạt 80% [57, tr.6].

Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng

Việt Nam". Hàng năm, Ban chỉ đạo Cuộc vận động xây dựng Chương trình

hành động cụ thể để triển khai trong hệ thống Mặt trận, đồng thời phối hợp với các tổ chức thành viên, hệ thống thông tin đại chúng... đẩy mạnh tuyên truyền nhằm làm cho các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần yêu nước, thay

đổi nhận thức, tạo thói quen ưu tiên tiêu dùng hàng Việt Nam. Ban chỉ đạo Cuộc vận động đã phối hợp với các doanh nghiệp triển khai chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; từ năm 2014 đến 2018 đã tổ chức 28 lượt Hội chợ hàng Việt về nông thôn, thu hút hàng chục ngàn lượt người tham gia, thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, góp phần hình thành nét đẹp văn hóa trong sản xuất và tiêu dùng hàng Việt của các tầng lớp nhân dân.

Vận động “Quỹ vì người nghèo” được triển khai đồng bộ với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Qua 05 năm, vận động được 4.562.497.867 đồng (tăng 1 tỷ 533 triệu so với nhiệm kỳ trước), đầu tư hỗ trợ xây dựng mới 239 nhà và sữa chữa 11 nhà“Đại đoàn kết” với số tiền 4 tỷ 923 triệu đồng,giúp hộ nghèo có nhà ở ổn định. Quỹ vì người nghèo còn hỗ trợ chữa bệnh, trợ cấp khó khăn đột xuất, tặng quà thăm hỏi, giúp học sinh nghèo, hỗ trợ phương tiện sản xuất với số tiền 828.400.000 đồng; Ngoài ra, Ban vận động quỹ “Vì người nghèo” huyện đã đối ứng 2 tỷ 235 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 149 nhà theo Quyết định 33/QĐ- TTg; qua đó góp phần giúp cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện hiện nay xuống còn 5,48%. Công tác quản lý Quỹ từ huyện đến cơ sở đảm bảo nguyên tắc đúng quy chế [57, tr.7].

Công tác an sinh xã hội luôn được chú trọng thực hiện, nhất là trong các đợt bão, lũ đã vận động các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài huyện tự nguyện đóng góp hỗ trợ nạn nhân khắc phục khó khăn. Năm năm qua, Ban Cứu trợ huyện và các xã - thị trấn đã vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ hơn 5 tỷ 763 triệu đồng và hơn trăm tỷ đồng hàng hóa, nhu yếu phẩm các loại. Ban Cứu trợ đã kịp thời chuyển về tỉnh, đến một số huyện bạn và các địa phương trong huyện để giúp đỡ bà con bị thiệt hại do thiên tai. Hoạt động cứu trợ đã diễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)