7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra
Từ thực tiễn những nguyên nhân nêu trên, trong quá trình hoạt động GS và PBXH của MTTQVN huyện Phù Cát, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, phải luôn có sự quan tâm lãnh đạo, đôn đốc, chỉ đạo thường
xuyên, sâu sát của các cấp ủy Đảng; tổ chức quán triệt sâu rộng trong các tổ chức đảng, chính quyền, MTTQVN, các đoàn thể CT – XH và nhân dân về ý nghĩa, tác dụng, sự cần thiết của việc thực hiện Quy chế, Quy định; sự phối hợp tích cực, trách nhiệm cao của chính quyền và sự thống nhất của các đoàn thể CT - XH, các tổ chức thành viên.
Hai là, UBMTTQVN và các tổ chức CT - XH các cấp phải phát huy
đúng mức vai trò chủ động, chủ trì; sâu sát cơ sở; thường xuyên phối hợp tổ chức các Hội nghị đối thoại, gặp gỡ, trao đổi; lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, mọi hoạt động của Mặt trận phải xuất phát từ lợi ích chính đáng của nhân dân; nắm bắt kịp thời thông tin, dư luận xã hội, tình hình của địa phương để lựa chọn tổng hợp, xác định nội dung cần giám sát, phản biện phù hợp thực tế, có trọng tâm, trọng điểm, báo cáo Cấp ủy, thống nhất với HĐND, UBND cùng cấp; xây dựng chương trình kế hoạch, triển khai thực hiện kịp thời, không trùng lặp.
Ba là, cần phải được tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, quy định;
Đồng thời phải có cách làm, phương thức linh hoạt đối với từng nội dung, đối tượng giám sát phù hợp với điều kiện nhân lực, kinh phí, đặc điểm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; nhất là phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND, UBND và các cơ quan liên quan, các đối tượng được giám sát; nghiêm túc thực hiện đầy đủ yêu cầu của Đoàn giám sát về các điều kiện cần thiết, đảm bảo cho hoạt động giám sát tại cơ quan, đơn vị, địa phương đạt kết quả.
Bốn là, việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị sau giám sát, phản biện phải khách quan, trung thực, đầy đủ nhưng có sự chắt lọc, đảm bảo căn cứ pháp lý, khoa học và thực tiễn; Đồng thời phải theo dõi, đôn đốc, giám sát việc tiếp thu, thực hiện của cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan đối với các kiến nghị của UBMTTQVN, các đoàn thể CT - XH sau giám sát, phản biện.
Năm là, phải chú trọng phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của Ủy
viên Ủy ban, các tổ chức thành viên, các tổ chức tư vấn, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong đồng bào, chức sắc các tôn giáo, chuyên gia trên các lĩnh vực; thường xuyên củng cố kiện toàn Ban TTND, Ban GSĐTCĐ; hướng dẫn, nâng cao hiệu quả hoạt động, nhằm đẩy mạnh hình thức giám sát của nhân dân.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong thời gian qua huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội huyện đảng bộ khóa XXI, kinh tế của huyện tăng trưởng khá, hệ thống chính trị các cấp không ngừng được củng cố, kiện toàn; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên ngày càng nâng cao... đó là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện trong việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển hợp lòng dân, sự quyết tâm thực hiện của chính quyền các cấp và vai trò tập hợp, đoàn kết, phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua MTTQVN được phát huy... Trong thành tựu chung đó, hoạt động GS, PBXH của UBMTTQVN các cấp trong huyện đóng vai trò quan trọng góp phần đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý, hiệu quả của quá trình hoạch định và thực thi đường lối, chính sách, chiến lược phát triển KT - XH của huyện.
Qua 5 năm triển khai, hoạt động GS và PBXH của UBMTTQVN huyện đã từng bước đi vào nền nếp, ngày càng tăng về số lượng, đa đạng về hình thức, nội dung, chất lượng và hiệu quả bước đầu được ghi nhận, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đảng bộ, chính quyền các cấp, mang lại niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, hoạt động GS và PBXH của UBMTTQVN các cấp trong huyện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, với nhiều nguyên nhân, từ nhận thức đến chỉ đạo thực tiễn, sự phối hợp hành động của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và các cấp, ngành liên quan; từ cơ chế, chính sách hỗ trợ đến các quy định có tính ràng buộc trách nhiệm giữa các bên liên quan; từ trình độ, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm đến thái độ, sự quyết tâm của chính các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hệ thống Mặt trận các cấp...
Phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế và tăng cường triển khai các giải pháp cụ thể, thiết thực, đồng bộ phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể của địa phương trong GS và PBXH là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho hệ thống Mặt trận các cấp trong huyện thời gian tới.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA ỦY BAN MẶT
TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH