Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 79 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác GS và PBXH của UBMTTQVN các cấp ở huyện Phù Cát còn có những hạn chế, bất cập:

Một là, một số cấp ủy Đảng chưa quan tâm nhiều đến công tác lãnh

đạo, chỉ đạo thực hiện như ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác GS và PBXH ở các địa phương. Việc tổ chức tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền chưa có nhiều thực chất, vẫn thực hiện qua những hình thức hoạt động thường xuyên như lâu nay đã làm, chưa có sự đổi mới theo tinh thần Quyết định 218-QĐ/TW; nhất là việc góp ý cho lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và góp ý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền.

Hai là, UBMTTQVN các cấp tổ chức thực hiện Quy chế, Quy định chưa

đi vào chiều sâu; trong xác định đối tượng, nội dung, phương thức thực hiện, hình thức thành lập đoàn giám sát và tổ chức phản biện xã hội còn lúng túng, thiếu chủ động. Một số MTTQVN xã, thị trấn vẫn còn lúng túng trong tổ chức giám sát; số lượng, chất lượng giám sát chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, hoạt động GS, PBXH của UBMTTQVN chưa thực sự chủ động, có lúc, có nơi còn mang tính hình thức; nhiều vấn đề nhân dân bức xúc nhưng chưa có cơ chế cụ thể để GS và PBXH; thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết, trả lời những phát hiện, kiến nghị của Mặt trận. Do đó, số lượng, chất lượng GS và PBXH chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, có lúc, có nơi còn mang tính hình thức.

Ba là, nội dung GS và PBXH ở một số đơn vị lựa chọn còn chưa phù hợp tình hình thực tế ở ngành, địa phương; phương pháp giám sát chưa đa dạng, hiệu quả sau GS và PBXH còn hạn chế, nhất là việc giải quyết các kiến nghị của đoàn giám sát còn chậm; Nội dung, đối tượng GS và PBXH chưa toàn diện, chỉ mới tập trung GS và PBXH việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền và các cơ quan nhà nước. UBMTTQVN mới chủ yếu tổ chức giám sát các hoạt động của tổ chức kinh tế và các tổ chức sự nghiệp. Đối với hoạt động của các cơ quan quản lí hành chính nhà nước, cơ quan dân cử và cơ quan tư pháp, UBMTTQVN chủ yếu cử đại diện tham gia các đoàn giám sát do các cơ quan nhà nước tổ chức, chưa chủ trì tổ chức được nhiều các hoạt động giám sát độc lập.

Bốn là, vai trò GS và PBXH của Ban TTND, Ban GSĐTCĐ còn thụ

động, chủ yếu chạy theo sự vụ, sự việc, chưa thể hiện được vai trò chủ động GS và PBXH của mình; việc theo dõi, đôn đốc và giám sát kết quả giải quyết, thực hiện các kiến nghị sau giám sát chưa chặt chẽ; vai trò chủ động của MTTQVN các cấp trong huyện hoạt động GS, PBXH chưa được phát huy đúng mức. Đồng thời, việc triển khai góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền còn chậm, chưa tham gia được nhiều ý kiến vào các chương trình, kế hoạch, đề án của cấp ủy, chính quyền địa phương…

Năm là, nhiều đề xuất, kiến nghị của MTTQ và các đoàn thể CT –

XH trong quá trình GS, PBXH một số nơi chưa được chính quyền nhà nước quan tâm xem xét, giải quyết và phản hồi một cách thỏa đáng; sức lan tỏa, độ thấm, hiệu quả mang tính chiều sâu của GS và PBXH chưa thực sự như mong đợi. Hoạt động GS và PBXH của UBMTTQVN các cấp trong huyện trong thực tế vẫn chưa thực sự bài bản, công tác phối hợp chưa đồng bộ.

Sáu là, đội ngũ cán bộ tham mưu triển khai các nội dung công tác GS và PBXH còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động giám sát và phàn biện, do hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và phải kiêm nhiệm, triển khai nhiều nhiệm vụ công tác trong cùng một thời điểm nên hiệu quả GS và PBXH chưa cao. Ngoài ra, việc giám sát còn có tâm lý ngại va chạm với cấp trên, không dám nêu lên chính kiến của mình.

2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế

Những hạn chế trên về hoạt động GS, PBXH của UBMTTQVN huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, khâu thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về

công tác Mặt trận nói chung và chức năng GS và PBXH của UBMTTQVN nói riêng còn chậm. Một số quy định của Đảng về phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chưa được hướng dẫn cụ thể như: Nghị quyết 26-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cơ chế GS, PBXH của MTTQ, các đoàn thể CT – XH và nhân dân theo Quy định 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư chưa đồng bộ với các quy định hiện hành nên khó thực hiện được.

Thứ hai, chưa có quy định về chế tài ràng buộc trách nhiệm, cho nên

khâu thực hiện xử lý kết quả sau giám sát và phản biện của các cơ quan thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức liên quan chưa cao; một số cấp, ngành chưa quan tâm thực hiện kiến nghị giám sát và phản biện của MTTQ và các đoàn thể CT – XH. Cơ chế pháp lý đảm bảo vai trò giám sát và phản biện của MTTQVN đối với cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên hiện nay còn thiếu và chưa hoàn thiện; Nhiều cơ chế của Đảng về vai trò GS, PBXH của MTTQVN

chưa được Nhà nước thể chế hóa thành các quy định của pháp luật.

Thứ ba, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng ở một số địa

phương về vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của MTTQVN chưa thật đầy đủ, chưa sâu sắc và toàn diện, nhất là chức năng GS và PBXH của UBMTTQVN nên chưa thật sự chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết; chính quyền một số địa phương chưa tích cực phối hợp, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm tiếp thu, giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của MTTQVN; giữa UBMTTQVN các cấp với HĐND và UBND cùng cấp chưa xây dựng quy chế, quy trình phối hợp thực hiện nên hoạt động GS và PBXH của UBMTTQVN huyện đôi lúc còn bị động và gặp khó khăn.

Thứ tư, UBMTTQVN huyện và các tổ chức CT – XH chưa phối hợp

chặt chẽ và thống nhất với các tổ chức đảng, chính quyền. Ngoài ra, MTTQVN huyện cũng phối hợp chưa thật sự tốt với các tổ chức thành viên trong hoạt động GS, PBXH. Nhiều nơi, nhất là ở cơ sở chưa phân biệt rõ về hoạt động giám sát của Mặt trận với giám sát thông qua phối hợp tham gia với các cơ quan, ban, ngành cùng cấp tổ chức; giữa phản biện xã hội với tham gia góp ý kiến và một số nơi ý kiến, kiến nghị còn dàn trải, chưa tập trung.

Thứ năm, đội ngũ cán bộ UBMTTQ và các đoàn thể CT – XH còn thiếu

cả về số lượng về chất lượng, chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản, nhất là ở cấp cơ sở. Một số cán bộ công chức làm công tác này chưa có tính chủ động, sáng tạo, chưa xứng tầm với nhiệm vụ được giao. Thêm vào đó, việc hoàn toàn dựa vào ngân sách Nhà nước, cơ chế phát huy tính chủ động huy động các nguồn kinh phí đúng pháp luật khác chưa có, cộng thêm số lượng biên chế cực ít và không có hội phí, đoàn phí đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động giám sát của MTTQ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)