6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Mô hình của hành vi mời hàm ẩn
Mô hình của hành vi mời hàm ẩn có dạng như sau:
Ví dụ:
(105) - Chú qua đây ngồi chơi xơi nước cho mát.
(106) - Chẳng mấy khi hai ngài quá bộ đến đây. Vậy xin hài ngài hãy tạm ngồi lại xơi rượu với ông Cung để chúng em được hầu tiếp.
(Lều Chõng – Ngô Tất Tố)
(107) - Chị cứ vào nhà nghỉ cho đỡ mỏi rồi hai chúng ta trò chuyện tiếp.
Những ví dụ trên là những phát ngôn sử dụng mô hình mời hàm ẩn. Dù không sử dụng động từ ngữ vi mang nội dung mời nhưng đặt trong ngữ cảnh người nghe vẫn có thể hiểu được ý nghĩa của phát ngôn.
Hành vi mời hàm ẩn cũng thường sử dụng các trợ từ “đi, mua, đã,
nghen, nào…” với hình thức như :
SP2 + C + Trợ từ
Hay
C + Trợ từ + SP2
Ví dụ:
(108) - Vào nhà đi chú.
(109) - Mua giúp tôi bó rau với nào.
(110) - Làm gì mà vội?Đi vào đây làm cốc trà đã.
(111) - Nào, cậu Phán mua mớ hàng cho tôi nào.
(Đón khách – Nam Cao)
(112) - Ông giáo hút thuốc đi.
(Lão Hạc – Nam Cao)
(113) - Mai mốt rảnh lại ghé nhà tôi chơi nhé.
(114) - Lúc nào rảnh rỗi, cứ đến nhà tôi nha ông.
Công thức mời còn hướng tới việc tạo sự thoải mái cho người được mời bằng những lời lẽ như:
- Xem con/anh/chị/… như người nhà.
- Cứ thoải mái, tự nhiên xem đây như nhà của mình nhé. - Đừng ngại, chúng tôi không xem anh/chị... là khách đâu.
- Được đón tiếp ngài/ông/thủ trưởng/… là vinh hạnh của chúng tôi. - Sự có mặt của anh/chị/cô/chú/… là niềm vinh dự của chúng tôi.
Tùy vào ngữ cảnh, vị trí, và mức độ thân quen của hai bên tham thoại mà người nói sẽ chọn lọc và đưa ra lời mời phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao nhất.