Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn

Một phần của tài liệu tai liêu tâp huân danh cho hiệu trưởng (Trang 112 - 114)

I- Vai trò trách nhiệm của hiệu trưởng trong trường học

1.5 Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn

Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyên môn cần được coi là một năng lực quan trọng bậc nhất của hiệu trưởng. Nhưng trên thực tế, không nhiều hiệu trưởng quan tâm đến việc chỉ đạo công tác giảng dạy. Có khá nhiều yếu tố làm hạn chế/làm suy giảm năng lực chỉ đạo công tác chuyên môn của hiệu trưởng, có thể dẫn ra đây một số yếu tố:

- Bản thân hiệu trưởng thiếu cập nhật kiến thức về chương trình và phương pháp giảng dạy. Điều này có vẻ mâu thuẫn bởi bản thân hiệu trưởng trước đó đã là giáo viên giỏi. Thực tế lại cho thấy rằng các chương trình đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm hầu như không chuẩn bị cho giáo viên khả năng phân tích khả năng giảng dạy của người khác, khả năng giúp những người khác giảng dạy tốt hơn, hoặc khả năng điều phối và tổ chức thực hiện chương trình dạy học. Đáng tiếc đây lại là những nhiệm vụ mà người hiệu trưởng phải đảm nhiệm.

- Các chương trình đào tạo để cấp chứng chỉ về quản lý thì lại thường không nhấn mạnh tới các vấn đề chỉ đạo chuyên môn và phương pháp giảng dạy mà chỉ chú trọng vào kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính về giáo dục. Và vì thế, những chiến lược mới trong lĩnh vực chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy thường nằm ngoài hành trang của hiệu trưởng. Những kỹ năng giảng dạy mà các hiệu trưởng tích lũy được trước đó thì lại bị hao mòn dần theo năm tháng làm quản lý, làm nghèo dần những cơ sở kiến thức về giảng dạy.

- Các qui định về trách nhiệm chuyên môn của giáo viên dường như cũng là yếu tố ngăn cản năng lực chỉ đạo công tác giảng dạy của hiệu trưởng. Nhiều giáo viên giỏi không coi trọng việc hiệu trưởng dự giờ thăm lớp và góp ý kiến về phương pháp giảng dạy của họ, thậm chí còn cho là “thò mũi” vào công việc chuyên môn của giáo viên. Thực tế này làm nhiều hiệu trưởng nao núng, nhiều người phải chấp nhận đổi quyền chỉ đạo công tác giảng dạy của mình lấy sự tuân thủ của giáo viên về những vấn đề khác. Trong những trường hợp này, việc dự giờ thăm lớp và các tham vấn của hiệu trưởng với giáo viên về các vấn đề giảng dạy trở thành hình thức.

- Một thực tế khác cần điểm ra là các cơ quan quản lý cấp trên luôn quan tâm nhiều đến hiệu quả quản lý, đến việc chấp hành các qui chế quản lý và sự ổn định của nhà trường hơn là việc chỉ đạo giảng dạy. Khá nhiều hiệu trưởng cho rằng nhiệm vụ chính của họ là tạo ra một môi trường và kế hoạch dạy và học thuận lợi giúp giáo viên hoàn thành tốt công việc của mình chứ không phải đi chỉ đạo công tác giảng dạy.

- Các tiêu chuẩn đề bạt cán bộ liên quan nhiều đến tuổi tác, giới tính, năng lực quản lý và sự tín nhiệm hơn là năng lực chỉ đạo công tác giảng dạy. Tất cả những điều này tạo ra sự sao nhãng một cách chính đáng của các hiệu trưởng đối với nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn công tác giảng dạy trong nhà trường.

Để khắc phục các hạn chế nêu trên, Hiệu trưởng cần dành thời gian ưu tiên hơn cho các hoạt động liên quan đến dạy và học. Trong vị trí người lãnh đạo chuyên môn trong nhà trường, Hiệu trưởng có 3 nhiệm vụ:

(i) chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy;

(ii) (ii) tháo gỡ các vấn đề có thể gây trở ngại cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh; và

(iii) (iii) đảm bảo việc giảng dạy đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh.

Ở lĩnh vực trách nhiệm thứ 2, Hiệu trưởng cần nắm bắt và xác định được những thách thức hàng ngày trong lớp học, nhận ra những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện chương trình dạy và học và phối hợp với cán bộ, giáo viên để giải quyết những vấn đề này.

Quản lý chương trình giảng dạy. Hiệu trưởng hợp tác cùng giáo viên trong các lĩnh vực liên quan đến đánh giá, xây dựng và thực hiện bài giảng. Theo truyền thống, việc hiệu trưởng quản lý công tác giảng dạy được xem xét chủ yếu trên khía cạnh giám sát và đánh giá việc giảng dạy của giáo viên. Tuy nhiên, các nghiên cứu về các trường hiệu quả cho thấy hiệu trưởng trong các trường này quan tâm nhiều hơn đến hai chức năng cũng thuộc phần quản lý giảng dạy là (i) điều phối chương trình dạy học và (ii) theo dõi tiến bộ của học sinh. Hiệu trưởng điều phối chương trình dạy học bằng cách đảm bảo cho học sinh được học chương trình phù hợp với những lĩnh vực xác định. Còn việc theo dõi tiến bộ của học sinh cũng mang lại những phản hồi rất hiệu quả cho việc điều chỉnh các phương pháp và tài liệu giảng dạy của giáo viên. Hiệu trưởng cần bố trí giáo viên sao cho mọi học sinh đều được tiếp cận bình đẳng với chương trình, tài liệu và nguồn lực, đảm bảo có sự phối hợp giữa truyền tải các chương trình học tập chính quy, các chương trình đặc biệt và các chương trình giảng dạy khác nhau nhưng phải phù hợp với mục tiêu, sứ mạng và tầm nhìn.

Để chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy, Hiệu trưởng thường xuyên phải tiến hành việc so sánh chương trình hiện tại với tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của nhà trường. Thêm vào đó, là việc cung cấp cho giáo viên những thông tin mới nhất về chương trình đổi mới và thực tiễn giảng dạy. Để đạt mục tiêu trong tầm nhìn, Hiệu trưởng cần khởi xướng việc xây dựng các quy trình công việc trong học tập và giảng dạy, thậm chí có thể đề xướng các chương trình học tập đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh của học sinh và môi trường kinh tế xã hội tại địa phương.

Việc học tập, rèn luyện của học sinh luôn được coi là mục đích tồn tại của nhà trường và vì vậy, toàn bộ các hoạt động của nhà trường phải được thiết kế để kết quả hoạt động của học sinh ở mức độ cao nhất. Để làm tốt nhiệm vụ này, Hiệu trưởng phải tập hợp được toàn thể tập thể cán bộ giáo viên nhân viên trong trường học; kiểm tra thường xuyên các hoạt động đang diễn ra trong nhà trường và thu thập các dữ liệu cần thiết cho việc chỉ đạo điều hành nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục được chứng minh bằng thành tích học tập và kết quả rèn luyện của tất cả học sinh.

Để thúc đẩy một không khí tích cực trong dạy và học, hiệu trưởng phải tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi bằng cách duy trì tầm nhìn xa và tuyên truyền về những mục tiêu ưu tiên và những mong đợi cao của trường đối với giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó là tạo ra một hệ thống các chính sách khen thưởng để khuyến khích thành tích chuyên môn và nỗ lực có kết quả; thiết lập các tiêu chuẩn và công bố công khai để khuyến khích sự phấn đấu của cả thày lẫn trò trong nhà trường.

Người lãnh đạo nhà trường phải dành ưu tiên đặc biệt cho việc chỉ đạo và giám sát công tác giảng dạy; coi giảng dạy và học tập là ưu tiên cao nhất của mình và phải cập nhật các nghiên cứu và thực tiễn dạy/học tốt nhất.

Nhóm năng lực số 2: Năng lực điều hành nhà trường

Một phần của tài liệu tai liêu tâp huân danh cho hiệu trưởng (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w