IV. THANH TRA
2. Chỉ số đánh giá cấp trung ương
Các loại chỉ số được xác định dựa theo từng vị trí trong mô hình trình bày ở Sơ đồ 5 dưới đây.
Sơ đồ 4 Phân loại chỉ số giáo dục cấp trung ương
Chỉ số bối cảnhở cấp quốc gia đề cập đến các đặc tính của xã hội và đặc tính cấu trúc của hệ thống giáo dục nói riêng. Ví dụ: dân số trong độ tuổi đi học; bối cảnh kinh tế và tài chính (GDP tính theo đầu người); các mục tiêu và chuẩn mực giáo dục theo từng bậc học (tỉ lệ tốt nghiệp cao hơn, phân bố đồng đều hơn số sinh viên tốt nghiệp đại học); mạng lưới trường học trong cả nước;
Chỉ số đầu vào ở cấp quốc gia đề cập đến các nguồn lực tài chính và con người được đầu tư cho giáo dục. Ví dụ: chi tiêu cho một học sinh; chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trong giáo dục, tỉ lệ phần trăm trong tổng số lao động làm việc trong ngành giáo dục, tỉ lệ học
Bối cảnh
dân số
cấu trúc hệ thống
các chuẩn trong giáo dục
Đầu vào
nguồn lực tài chính và con người đầu tư cho giáo dục Quá trình môi trường học tập và cơ cấu tổ chức của các cơ sở giáo dục Đầu ra thành tích học tập của học sinh Tác động kết quả trong thị trường lao động
sinh/giáo viên ở từng cấp học, hay đặc điểm của nguồn nhân lực dự trữ, xét theo độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm, trình độ và lương cho giáo viên;
Chỉ số quá trình ở cấp quốc gia đề cập đến đặc điểm của môi trường học tập và cơ cấu tổ chức của các cơ sở giáo dục được xác định ở cấp quốc gia hoặc dựa trên các số liệu thu thập từ cấp dưới. Ví dụ: mẫu hình phân cấp/tập trung hóa ở một cấp quản lý hành chính nhất định; các ưu tiên dành cho chương trình học của một cấp học, ví dụ như thời gian giảng dạy cho một môn học; các ưu tiên trong chương trình cải cách giáo dục, được thể hiện thành số ngân sách giáo dục dành cho các chương trình cải cách; hay đầu tư cho việc GS-ĐG vào những thời điểm nhất định.
Chỉ số đầu ra và kết quả ở cấp quốc gia đề cập tới những thay đổi trong các ngành khác của xã hội do các tác động của giáo dục. Ví dụ: tác động của giáo dục tới tình hình thất nghiệp của thanh niên (ví dụ: phân loại nhóm thanh niên thất nghiệp theo trình độ giáo dục);
vị trí trong thị trường lao động của người tốt nghiệp ở những trình độ nhất định; thu nhập liên quan đến trình độ.