Năng lực theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu

Một phần của tài liệu tai liêu tâp huân danh cho hiệu trưởng (Trang 110 - 111)

I- Vai trò trách nhiệm của hiệu trưởng trong trường học

1.3Năng lực theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu

Khi các mục tiêu dài hạn và các mục đích ngắn hạn đã được xác định, Hiệu trưởng phải chỉ đạo xây dựng các tiêu chuẩn, thước đo và qui trình đánh giá. Vì kết quả học tập, tu dưỡng của học sinh là hoạt động trọng tâm của nhà trường nên các quy trình đánh giá này sẽ phải bám sát các dữ liệu về kết quả rèn luyện phấn đấu của học sinh, nhưng cũng cần thu thập thêm các dữ liệu bổ sung khác.

Tại sao hệ thống dữ liệu lại quan trọng cho quá trình ra quyết định? Rõ ràng là Hiệu trưởng sẽ không thể báo cáo/tuyên truyền về tiến độ hướng tới việc hoàn thành mục tiêu nếu không có hệ thống dữ liệu hỗ trợ việc đánh giá. Trong môi trường được phân cấp, mỗi quyết định hiệu trưởng ban hành phải được căn cứ vào thông tin dữ liệu hiện có. Và bởi vậy, Hiệu trưởng cần có kiến thức và kỹ năng xây dựng các tiêu chuẩn, thước đo và mô hình đánh giá. Hiệu trưởng phải phối hợp với các bên liên quan, thiết kế một hệ thống đánh giá sự tiến bộ của học sinh nhằm cung cấp dữ liệu phù hợp với mục tiêu và kết quả học tập của học sinh tại trường. Hiệu trưởng phải chỉ đạo quy trình kiểm tra giám sát về việc thực hiện chương trình giảng dạy và thực tiễn chất lượng giảng dạy của từng giáo viên để thiết lập hệ thống đo lường sự tiến bộ của nhà trường.

Bên cạnh đó, phải thực hiện việc phân tích các số liệu có được, ưu tiên và kết nối các dữ liệu về chương trình, giảng dạy, tổ chức nhà trường và mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm trong nhà trường nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. Công việc tiếp theo là phải theo sát các hoạt động đánh giá thường xuyên này, đồng thời tuyên truyền kết quả đánh giá và kế hoạch cải thiện tới tất cả các bên quan tâm. Niềm tin của hiệu trưởng vào việc tổ chức thực hiện thành công tầm nhìn và năng lực giám sát đánh giá của Hiệu trưởng sẽ giúp Hiệu trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ tổ chức thực hiện tầm nhìn của nhà trường. Để có thể làm tốt nhiệm vụ này, người lãnh đạo nhà trường phải luôn sẵn sàng thay đổi khi cần đổi mới và phải duy trì tính linh hoạt cần thiết về trí tuệ để lãnh đạo một nhà trường năng động và biết chấp nhận rủi ro khi thực hiện việc cải tiến nhà trường cũng như thay đổi việc học tập của học sinh.

Để theo dõi việc thực hiện tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường, ngoài các nỗ lực tạo sự thấm nhuần trong giáo viên, học sinh, và phụ huynh, hiệu trưởng cần đầu tư xây dựng và khảo sát các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động của nhà trường theo định kỳ (thường là 2 lần trong một năm vào cuối mỗi học kỳ).

Một phần của tài liệu tai liêu tâp huân danh cho hiệu trưởng (Trang 110 - 111)