4. Cấu trúc của đề tài
3.1.3. Hình thái bề mặt của Co3O4 IO biến tính bề mặt bởi các hạt nano
Hình 3.3. Ảnh SEM với các độ phóng đại khác nhau của vật liệu Ru - Co3O4 IO vi sóng 3 phút (a,b,c) và 5 phút (d,e,f) nung trong không khí
Hình 3.4. Ảnh SEM với các độ phóng đại khác nhau của vật liệu Ru - Co3O4 IO vi sóng 3 phút (a,b,c) và 5 phút (d,e,f) nung trong khí N2
Hình 3.3 và 3.4 ảnh SEM của vật liệu Ru - Co3O4 IO, mẫu được vi sóng trong 3 phút cho thấy hình thái bề mặt vẫn còn giữ được cấu trúc ban đầu của Co3O4 IO, còn mẫu vi sóng trong 5 phút có thể thấy hình thái của vật liệu ban đầu gần như bị phá hủy bởi thời gian cấp nhiệt vi sóng kéo dài. Đối với hai mẫu được vi sóng trong 3 phút thì mẫu nung trong môi trường khí N2 cho thấy các hạt Ru bám lên bề mặt Co3O4 IO tương đối nhiều và đều, với độ xốp lớn hơn so với Co3O4 IO.
Hình 3.5. Ảnh SEM với các độ phóng đại khác nhau của vật liệu Ru - Co3O4 IO trên đế niken (a,b,c) và mẫu bột (d,e,f) tổng hợp bằng phương pháp ngâm tẩm mao quản
Kết quả ảnh SEM của vật liệu liệu Ru - Co3O4 IO, mẫu trên đế Niken và mẫu bột cho kết quả cũng có dạng cấu trúc mao quản như ban đầu và có dấu hiệu hình thái bề mặt về sự tồn tại của các hạt nano Ru (bề mặt xốp hơn, các hạt Ru đính lên bề mặt vật liệu một cách đồng đều và kết dính với nhau tạo thành hình dạng mao quản như vật liệu ban đầu), tuy nhiên với phương pháp ngâm tẩm mao quản này thì sản phẩm sau 12giờ ngâm, mang đi sấy khô và nung, mẫu không được trải qua quá trình rửa và lọc nên trên bề mặt mẫu có thể quan sát thấy những tạp chất chưa được làm sạch còn bám trên bề mặt vật liệu.