6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.2.1. Chế tạo hệ vật liệu nanoCu khối lập phương
Hệ vật liệu nano Cu khối lập phương được chế tạo bằng phương pháp điện hóa bằng cách phân cực điện hóa đế đồng (Cu foil) ở thế E = - 0.8V với Ag/AgCl trong thời gian 3h. Điện thế E = - 0.8V được chọn vì đây là vùng thế hình thành CuNPs như đã phân tích trong mục 3.1.
Kết quả đo SEM và AFM cho thấy, đế đồng trước khi xử lý điện hóa có chứa các hạt nano Cu phân bố đồng đều trên bề mặt. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế là bề mặt đế đồng bị oxi hóa trong môi trường không khí. Sau khi xử lý điện hóa ở điện thế E = - 0.8V trong thời gian 3h, bề mặt điện cực đồng xuất hiện các hạt nano Cu khối lập phương có kích thước khá đồng đều vào khoảng 40 – 50 nm (Hình 3.8). Điều này chứng tỏ, sau khi xử lý điện hóa, bề mặt điện cực đồng đã bị biến tính mạnh để hình thành các hạt nano Cu khối lập phương. Với kết quả nghiên cứu bề mặt, cho phép chúng tôi nhận định rằng, hệ vật liệu chế tạo được có thể tăng cường hoạt tính xúc tác khử CO2 nhờ vào
185.01 nm
0.00 nm
130.23 nm
sự hình thành các hạt nano Cu khối lập phương có cấu trúc khối vì cấu trúc này sẽ làm tăng diện tích bề mặt hiệu dụng trong quá trình khử điện hóa.
Bề mặt đồng nguyên chất
Bề mặt đồng sau khi xử lý điện hóa tại @-0.8V_3hs
Hình 3.8. Hình ảnh SEM bề mặt đồng nguyên chất và bề mặt đồng đã xử lý điện hóa
Hình 3.9. Cấu trúc vi mô bề mặt của vật liệu đồng đã qua xử lý điện hóa đo bằng phương pháp AFM. 204.44 nm 0.00 nm 516.83 nm 0.00 nm 222.09 nm 0.00 nm