Đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá trị đa dạng sinh học của cao nguyên kon hà nừng phục vụ dạy học địa lí (Trang 31 - 34)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3.2. Đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm

- Trải nghiệm là dấu hiệu cơ bản của hoạt động. HĐTN tạo cơ hội cho HS trải nghiệm trong thực tiễn để tích lũy các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thành hiểu biết theo cách của riêng mình, đó đã được coi là sáng tạo của bản thân HS. HĐTN có khả năng huy động sự tham gia tích cực của HS ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm trong bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được trải nghiệm lựa chọn hoạt động sáng tạo, được thể hiện và tự khẳng định bản thân, được đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của bạn bè,…

- Nội dung HĐTN mang tính tích hợp và phân hóa cao. Là sự tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục các phẩm chất người lao động, nhà nghiên cứu… Điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.

- Bên cạnh hoạt động có tính tích hợp, HS được lựa chọn một số hoạt động chuyên biệt phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân để phát triển năng lực sáng tạo riêng của mỗi cá nhân.

việc giáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, không gò bó và khô cứng, phù hợp với tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của HS. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá HĐTN, cả GV và HS đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động. Sự đa dạng của hình thức trải nghiệm cũng tạo cơ hội thực hiện giáo dục phân hóa.

- HĐTN đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ HS, chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương,… Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp về nhiều mặt khác nhau (có thể hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do vậy, HĐTN tạo điều kiện cho HS được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục trong nhà trường, cũng như ngoài xã hội. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của HĐTN.

- HĐTN giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được. Bởi lẽ, có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn. Ví dụ, phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc, tư thế cơ thể trong không gian, niềm vui sướng hạnh phúc… những điều này chỉ thực sự có được khi HS được trải nghiệm với chúng. Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho HS nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông qua các công thức hay định luật, định lý.

Bảng 1.1: So sánh hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm

Hoạt động dạy học Hoạt động trải nghiệm Mục đích Chủ yếu hình thành: năng lực

trí tuệ, kĩ năng trí tuệ

Chủ yếu hình thành: phẩm chất nhân cách, giá trị, kĩ năng sống

Chức năng nhiệm vụ

Chức năng trội: chủ yếu nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trí tuệ

Có thế mạnh về mặt phát triển trí tuệ, nhận thức: hình thành các biểu tượng, khái niệm định luật lý thuyết, các kỹ năng, kỹ xảo…

Chức năng trội: chủ yếu nhằm thực hiện nhiêm vụ giáo dục Đào đức, thẫm mĩ, sức khỏe, lao động… Có thế mạnh về mặt xúc cảm, thái độ: hình thành niềm tin, chuẩn mực, lý tưởng, động cơ, nguyên tắc hành vi, lối sống.

Đối tượng Hệ thống khái niệm. Hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo được quy định chặt chẽ, phù hợp lôgíc nhận thức, tuân theo một chương trình, kế hoạch dạy học nhằm đạt nhằm đạt được mục tiêu giáo dục xác định.

Hệ thống giá trị chuẩn mực

Hệ thống các chuẩn mực xã hội (các định hướng giá trị về đạo đức, văn hóa thẩm mĩ…), có tính không chắc chắn, chủ yếu dựa theo nhu cầu xã hội, nguyện vọng và hứng

thú của đối tượng.

Lĩnh vực Môn học/ khoa học. Chủ đề, chủ điểm, nội dung giáo dục (nghĩa hẹp) đa dạng phong phú.

Cơ chế hình thành

Con đường nguyên cứu khoa học, logic cao.

Tác động vào cảm xúc, nhiều khi phi logic.

Thời gian Chiếm lĩnh nhanh hơn. Lâu dài hơn, bền bỉ hơn.

Hình thức chủ yếu

Lớp/Bài

Hệ thống lên lớp (theo thời khóa biểu), xemina, thực hành, thí nghiệm…

Nhóm/nội dung GD

Các sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, tham quan, lao động công ích, các sinh hoạt thường nhật…

Không gian Phòng học là chủ yếu Ngoài lớp học thông thường, trong nhà, trong cuộc sống XH….

Phương thức

Truyền đạt, phân tích, giảng giải…

Hình thức: chủ yếu cá nhân.

Trải nghiệm, biểu diễn, chiêm nghiệm…

Hình thức: chủ yếu HĐ tập thể.

Hoạt động dạy học Hoạt động trải nghiệm trải nghiệm khoa học (tích hợp), lý luận

thông qua việc giải quyết nhiệm vụ của thực tiễn.

quan hệ, hoạt động, ứng xử, giải quyết vấn đề…để thích ứng với sự đa dạng của cuộc sống luôn vận động.

Kiểm tra đánh giá

Chủ yếu đánh giá các kiến thức khoa học học được đã được vận dụng như thế nào vào thực tiễn. Thường sử dụng đánh giá định lượng.

Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, thái độ thực hiện, tính trải nghiệm, tăng cảm xúc, giá trị, tạo niềm tin, thói quen…thường sử dụng đánh giá định tính.

Quản lý Người lãnh đạo quá trình dạy dọc chủ yếu là GV bộ môn. Quản lí theo chương trình môn học, thi cử.

Người lãnh đạo là đại diện của tập thể HS, đoàn thể và gia đình, của GV chủ nhiệm…

Quản lí theo chương trình hoạt động của tập thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá trị đa dạng sinh học của cao nguyên kon hà nừng phục vụ dạy học địa lí (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)